Đề văn nhập vai Cám là khơi tính ác?

Theo dõi VGT trên

Có ý kiến cho rằng nhập vai nhân vật Cám dù các em học sinh không có tính ác nhưng vẫn phải nghĩ ra các chiêu trò, vẫn nghĩ tới cái ác để có thể nhập vai vào nhân vật Cám một cách thật nhất.

Những ngày gần đây, bài văn gây sốc của nữ sinh lớp 10 nhập vai Cám để kể lại truyện cổ tích Tấm Cám đang gây xôn xao cư dân mạng.

ca Đề văn nhập vai Cám là khơi tính ác? - Hình 1

Bắt học sinh nhập vai Cám phải chăng đang khơi lại tính ác?

Bài văn gây được sự chú ý bởi lời nhận xét của cô giáo: “Nhân vật Cám của em đáng sợ quá”. Phải chăng, đề văn bắt học sinh nhập vai ác sẽ khiến cho nhân cách của những học sinh lớp 10 bị biến dạng?

Ở đây, có ý kiến cho rằng nhập vai nhân vật Cám dù các em học sinh không có tính ác nhưng vẫn phải nghĩ ra các chiêu trò, vẫn nghĩ tới cái ác để có thể nhập vai vào nhân vật Cám một cách thật nhất.Tuy nhiên, những giáo viên văn học và chuyên gia nghiên cứu văn học lại có cách nhìn rất khác.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Ninh (Nguyên giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội)

t Đề văn nhập vai Cám là khơi tính ác? - Hình 2

Thầy Nguyễn Quang Ninh

Chúng ta không nên băn khoăn việc học sinh đứng dưới góc độ Tấm hay Cám để kể lại câu chuyện. Vai nào học sinh cũng có thể nhập vai để kể chuyện được.

Theo quan điểm triết học, cái thiện hay cái ác cũng không hình thành do ta nhập vai. Nếu cho rằng học sinh cứ phải đóng các vai ác mà hình thành nhân cách kém đi cũng không đúng.

Video đang HOT

Cho dù ở lứa tuổi này các em đang trong quá trình hình thành nhân cách thì nghĩ đến cái ác cũng không khiến các em ác hơn như chúng ta suy nghĩ. Chúng ta cũng cần thấy rằng, trong cuộc sống các em cũng phải nhìn ra được cái thiện và cái ác luôn luôn tồn tại song song. Bên cạnh cái thiện sẽ có cái ác và ngược lại.

Các em nhập vào vai ác vẫn có những định hướng tốt cho nhân cách của mình. Bởi vì chính khi nhập vai ác, các em có dịp tìm hiểu về nhân vật. Bản thân các em sẽ có trải nghiệm và rút ra bài học cho chính mình.

Thậm chí, các em cũng sẽ hiểu hơn về cái ác và thêm trưởng thành hơn. Phần nhận xét của giáo viên “Nhân vật Cám của em ác quá” là không chính xác. Nếu nói rằng các em tưởng tượng ra một nhân vật Cám quá ác thì cũng không đúng bởi nhân vật Cám trong bài văn của nữ sinh này làm sao có thể ác bằng nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám trước đây.

Tuy nhiên, khi ra đề, người giáo viên cũng cần chú ý đến các đề văn khơi dậy lòng nhân ái trong mỗi học sinh. Đề văn nói về lòng nhân ái sẽ phải nhiều hơn đề văn nói về những cái xấu, cái ác.

Khi ra đề văn, các thầy cô cũng cần chọn lựa ngôn ngữ nội dung nhằm khơi dậy được khả năng tư duy ngôn ngữ, sự sáng tạo và lòng nhân ái của mỗi học sinh.

Thầy Nguyễn Hùng Vĩ – Chuyên gia văn học dân gian, giảng viên khoa Văn học (ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN).

Đề văn nhập vai Cám là khơi tính ác? - Hình 3

Thầy Nguyễn Hùng Vĩ

Tôi không cho rằng: “Với lứa tuổi lớp 10 – đang trong giai đoạn dậy thì, đang hình thành nhân cách” thì việc bắt học sinh nhập vai ác sẽ khơi dậy tính ác trong các em. Bởi vì lí thuyết về hình thành nhân cách là rất phức tạp.

Tôi cho rằng, nhân cách sẽ hình thành suốt đời, từ trong bào thai đến khi nhập diệt. Trong quá trình đó, bất cứ một thời điểm nào người ta cũng đối diện với cái ác và phải tìm hiểu nó. Cách ra đề văn phụ thuộc vào quan niệm dạy văn trong nhà trường.

Các môn học đều liên quan với nhau và bởi vậy môn nào cũng có tính tích hợp, tuy nhiên, mỗi môn có những đặc thù, những trọng tâm của mình. Theo tôi, đặc thù của văn học (ngoài tính tích hợp của nó như đã nói) là dạy cho người ta biết dùng ngôn ngữ để tư duy, để giao tiếp và để thể hiện tư duy.

Người ta có thể tư duy bằng âm thanh, đường nét, hình khối, động thái, công thức, khái niệm, định luật v.v… thì ngôn ngữ cũng là một công cụ tư duy. Cái đó mới là chính yếu (ngoài những vấn đề tích hợp khác) của học và dạy văn học, một loại nghệ thuật ngôn từ.

Giải đáp câu hỏi: Tại sao, người ta dùng kiểu, loại ngôn ngữ này để nghĩ, để hiểu, để diễn đạt, để truyền thông lại đúng hơn, hiệu quả hơn, đẹp hơn, tốt hơn loại ngôn ngữ khác? Từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình và cho người mà truyền đạt cho nhau. Đề thi nên hướng về việc đó dù là ở bất cứ cấp học nào.

Theo VTC

"Nếu sửa Tấm Cám thì phải sửa nhiều truyện cổ tích khác"

Vấn đề SGK sửa đoạn kết truyện Tấm Cám đang được dư luận đang bàn cãi với nhiều ý kiến khác nhau như sửa là đúng, nên bỏ truyện ra khỏi SGK. Tuy nhiên, các GS Văn học, nhà phê bình đề nghị giữ nguyên cốt truyện và khẳng định: "Kết truyện không gây phản cảm".

Dư luận đang có nhiều phản ứng khác nhau khi phát hiện văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối.

Cụ thể, theo SGK Ngữ văn lớp 10, ở đoạn cuối truyện, khi Cám hỏi: "Chị làm thế nào mà đẹp thế?", Tấm hỏi lại: "Có muốn đẹp không để chị giúp?", sau đó "Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết".

Trong khi đó, các bản Tấm Cám trước đây có phần kết với nội dung sau khi Cám chết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn.

Nếu sửa Tấm Cám thì phải sửa nhiều truyện cổ tích khác - Hình 1

Kết truyện Tấm Cám đang gây tranh cãi.

Tuyệt đối không được sửa!

Nhiều ý kiến độc giả, giáo viên, phụ huynh cho rằng kết truyện Tấm Cám sửa như vậy là đúng. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng nên loại luôn truyện này khỏi chương trình SGK vì trong truyện có nhiều yếu tố gây sốc. Đặc biệt là sự trả thù của Tấm luôn tàn ác hơn cả Cám và chứa nhiều chi tiết có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh. Một số độc giả cho rằng không nên sửa vì như vậy là "thay đổi những giá trị mà cha ông đã để lại".

Tuy nhiên, nhiều GS, nhà nghiên cứu phê bình lại yêu cầu giữ nguyên cốt truyện Tấm Cám.

GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam, cho rằng: "Truyện cổ tích Tấm Cám cũng như một số truyện khác là truyện kinh điển cùng với một số truyện khác phổ biến nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện đã ổn định trong lịch sử hàng nghìn năm. Ổn định hàng nghìn năm là có lý do lịch sử của nó. Cái ác có lý do vì sao phải ác là vì mẹ con Cám ác quá, nhiều lần tìm cách giết Tấm đến kỳ cùng, ác khủng khiếp. Triết lý dân gian là ác đến đâu tả đến đó. Việc làm mắm đó cũng tương xứng với tội ác của mẹ con Cám. Vì thế dân gian truyền tụng, không có phản cảm gì cả - ứng xử đó là ứng xử thích hợp. Tội ác đến đâu phải trả giá đến đó. Vì thế nghìn năm qua không gây phản cảm".

GS Phong Lê đề nghị: "Theo tôi để nguyên kết truyện như vậy, không thay đổi vì đã ổn định hàng nghìn năm. Tuyệt đối không được sửa. Sửa như vậy là rất ẩu. Nếu sửa lấy tên khác chứ đừng lấy tên truyện Tấm Cám nữa. Nếu có phản cảm thì không đưa vào SGK. Quan điểm của tôi là dùng nguyên cốt truyện và giải thích cho các em học sinh hiểu ác trả giá bằng cái ác. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian phải có ý kiến về truyện này".

Đồng quan điểm, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho biết: "Gốc của truyện cổ tích Tấm Cám không phải ở Việt Nam, truyện cũng có rất nhiều dị bản. Với kết thúc như lúc đầu thì Việt Nam không phải là nước duy nhất chọn kết này. Trong tâm thức bao đời nay của người VN, cô Tấm là người hiền lành, đại diện cho các thiện. Nó gần giống với biểu tượng của Thúy Kiều, một mẫu hình của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Vì vậy, lúc này nếu chúng ta dùng tư duy hiện đại để tách kết cấu một câu truyện cổ tích ra khỏi đời sống của người dân, có nghĩa tách một câu truyện mang tính giáo dục khỏi sự tiếp nhận trong đời sống người dân thì sẽ trở nên khiên cưỡng".

"Nếu chúng ta sửa truyện Tấm Cám thì cũng phải sửa rất nhiều truyện cổ tích khác. Ví dụ như truyện Thạch Sanh đã dùng ông trời để đánh chết Lý Thông rồi biến Lý Thông thành con bọ hung. Hay như câu ca dao "Thù này ắt hẳn thù lâu. Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què" cũng nên sửa vì mang tính bạo lực quá. Do vậy, theo tôi cứ nên để nguyên kết truyện như vậy vì đây là truyện lâu đời, đã được tiếp nhận trong tâm thức người Việt. Đặc trưng của truyện cổ tích kẻ ác phải bị trừng phạt. Truyện mang dấu ấn của truyện dân gian nên khi giảng cho học sinh thì nên bám vào đặc trưng truyện cổ tích và giá trị của truyện" - nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đề nghị.

Không có lời giải thích nên bị chỉ trích

Phân tích về vấn đề tranh cãi này, PGS.TS Đỗ Ngọc Tống, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho biết: "Hiện nay, THPT có hai bộ SGK nâng cao và cơ bản. Việc sửa SGK mà báo chí đang nêu ra là do GS Phan Trọng Luận chủ trì. Truyện Tấm Cám giống như câu truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của Nga. Hồi đó học sinh Nga cũng có phản ứng và cho rằng sao lại có người ngu xuẩn như thế nên cần phải sửa. 30 năm trước, truyện Tấm Cám cũng đăng trên tạp chí Hồng Lĩnh cũng nói rằng sao lại ác như vậy nhưng do hồi đó truyện Tấm Cám chưa được đưa vào chương trình giảng dạy nên không có phản ứng mạnh".

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Tống, thông thường, tác phẩm văn học lưu hành trong nhà trường có cuộc sống khác với tác phẩm văn học ngoài nhà trường. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu giáo dục, bị chi phối rất nhiều yếu tố khác nên mỗi lần việc biên soạn, chỉnh sửa rất cần nhiều ý kiến vì nếu sửa mà ảnh hưởng đến ý nghĩa của hình tượng là hỏng. Bên cạnh đó, đời sống một tác phẩm văn học trong nhà trường bị chi phối rất nhiều yếu tố khác. Kể cả tác phẩm hay nhất thời đó cũng chưa chắc có trong SGK bởi không phù hợp với yêu cầu giáo dục, yêu cầu thẩm mỹ... Nó hay đối với lịch sử văn học nhưng lại không phù hợp với yêu cầu giáo dục, yêu cầu thẩm mỹ. Ngoài ra, tác phẩm được sử dụng trong nhà trường cũng phải đáp ứng yêu cầu của giáo dục, yêu cầu bộ môn. Nếu tác phẩm mà không đạt ít nhất 2 yêu cầu này thì cũng không thể đưa vào SGK để giảng dạy. Cái đó không thể tự do mà chọn được.

Về nhiều ý kiến độc giả nên bỏ truyện Tấm Cám ra khỏi sách giáo khoa, PGS.TS Đỗ Ngọc Tống cho rằng: "Đó là một giải pháp đúng. Thế nhưng ở đây lại liên quan đến chương trình giảng dạy. Những người làm chương trình phải thấy được sự phức tạp của tác phẩm thì sẽ có kiến nghị bỏ đi. Tuy nhiên, chúng ta không thể theo một logic hiện tại để bỏ một tác phẩm có giá trị. Mình cũng không thể cấm được bạn đọc, không thể "cấm" được tư duy sáng tạo của họ. Đáng lẽ phải có sự giải thích về sự thay đổi này. Mỗi truyện, mỗi văn bản đều chịu tác động của một nhóm bạn đọc. Vì vậy, cần hiểu tính đặc trưng của hoàn cảnh ra đời của câu truyện đó. SGK không mang tính pháp lý nhưng chương trình giảng dạy lại có tính pháp lý, do Bộ GD-ĐT quản lý".

"Thông thường, khi có thay đổi một chi tiết (nội dung) của một quyển SGK thì nhóm biên soạn sách hoặc Nhà xuất bản phải gắn lời giải thích ngay sau cuốn sách đó. Trong trường hợp này, tôi nghĩ cuốn sách dành cho giáo viên có gắn lời giải thích cho sự thay đổi đó. Giáo viên khi lên lớp sẽ phải giải thích cho học sinh biết truyện cổ tích có nhiều dị bản, đây là 1 trong những dị bản đó. Các giáo viên có thể giải thích thêm nhiều cách kết thúc khác nhau của cùng một câu truyện cổ tích. Tuy nhiên, SGK dành cho học sinh thì không có lời giải thích đó nên khiến cho dư luận phản ứng dữ dội như thời gian vừa qua" - PGS Đỗ Ngọc Tống cho biết.

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?
11:53:40 24/01/2025
Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấyThiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy
09:59:21 24/01/2025
Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"Hòa Minzy: "Những lúc Hòa mệt mỏi nhất, đau khổ nhất thì anh luôn ở bên cạnh"
09:47:10 24/01/2025
Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
13:27:15 24/01/2025
Trước Hồng Nhung, nhiều sao Việt từng chiến đấu với bệnh ung thưTrước Hồng Nhung, nhiều sao Việt từng chiến đấu với bệnh ung thư
09:18:48 24/01/2025
Sao Hàn 24/1: Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm cân, Rosé gặp 'sóng gió'Sao Hàn 24/1: Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm cân, Rosé gặp 'sóng gió'
09:20:36 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên

Thế giới

15:10:56 24/01/2025
Đây là trở ngại pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.
Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng

Netizen

15:01:43 24/01/2025
Năm 2023, một vụ trộm hàng ở siêu thị đã được tòa án quận Phong Đài, Bắc Kinh, Trung Quốc xét xử công khai. Nghi phạm lợi dụng sơ hở trong khâu thanh toán của siêu thị để thực hiện hành vi gian lận của mình nên đã bị pháp luật trừng phạ...
Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng

Sao việt

15:01:24 24/01/2025
Nhật Kim Anh công khai hình ảnh một người chuyển khoản cho nhóc tỳ số tiền 200 triệu đồng và rất nhiều trang sức bằng vàng.
Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Triệu Lộ Tư trở lại làng giải trí: Nghi vấn sợ đền bù hàng trăm tỷ đồng

Sao châu á

14:53:09 24/01/2025
Sau khi Triệu Lộ Tư đăng tải hình ảnh mới lên trang cá nhân và có kế hoạch trở lại làng giải trí vào ngày 25/1, làn sóng tranh cãi bùng nổ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Sao âu mỹ

14:49:07 24/01/2025
Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.
Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Pháp luật

13:51:16 24/01/2025
Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.