Đề Văn muôn thuở ‘Vợ chồng A Phủ’

Theo dõi VGT trên

Cùng là kỳ thi tốt nghiệp trung học, ở Việt Nam quy định “thí sinh không được sử dụng tài liệu, còn ở Đức thì “được phép sử dụng tài liệu trong bài thi”.

Đề thi ở Việt

Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở Việt Nam vừa kết thúc. Đề thi môn Ngữ văn, phần chính, yêu cầu thí sinh “phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài”.

Đề Văn muôn thuở &'Vợ chồng A Phủ' - Hình 1

Ảnh minh họa.

Năm ngoái, đề thi tuyển sinh vào đại học môn Ngữ văn khối D đặt câu hỏi: “Việc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại” của A Phủ diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị”?

Việc “ Vợ chồng A Phủ“, một tác phẩm thuộc dòng văn học “Hiện thực đoán trước”, trung bình về mọi phương diện dù đã được chiếu cố mầu sắc miền ngược, thường xuyên được chọn làm cửa ải để học sinh Việt Nam vượt qua bậc tú tài và thậm chí để vào đại học cũng đáng chú ý như các yêu cầu đặt ra cho thí sinh. Muôn thuở là phân tích giá trị (nhân đạo, hiện thực) của tác phẩm, phân tích nhân vật Mị (hành động, tâm lí), phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân, phân tích Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, phân tích Mị mặt buồn rười rượi, phân tích Mị sức sống tiềm tàng, phân tích hình tượng nắm lá ngón Mị ném xuống đất, phân tích hình tượng tiếng sáo Mị nghe, so sánh hình tượng Mị bị trói đứng và A Phủ bị trói đứng…

Khổ quá, đó là một tác phẩm hoàn toàn đơn giản, bố cục phẳng, tình tiết dễ hiểu, các nhân vật được đặt đúng những chỗ đã đán.h dấu, tốc độ kể thong thả, ngôn ngữ không có gì đặc biệt, thủ pháp không có gì đặc sắc. Có gì mà phân tích ở đó? Đào sâu một tác phẩm như thế chỉ chọc rách mặt giấy, vì vậy tiêu chuẩn khả dĩ duy nhất là thuộc bài và phát biểu cảm tưởng trong khuôn khổ và theo định hướng. Thuộc bài ở đây là thuộc làu làu. Chẳng hạn thí sinh phải nhớ đúng tình tiết Mị đã nhìn thấy A Phủ khóc trong hoàn cảnh nào. Không phải khóc chung chung. Phải là khóc chính xác với “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại”.

Vì thế mà có quy định “thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.”

Đề thi ở Đức

Sau đây là yêu cầu đặt ra với thí sinh Đức trong một đề thi tốt nghiệp trung học, môn Ngữ văn:

Trích đoạn Vladimir Nabokov nói về tác phẩm “Hóa thân” của Franz Kafka:

Bây giờ trước khi nói về “hóa thân”, tôi muốn xác định rõ là tôi phản đối hai quan điểm mà một số người đại diện. Tôi hoàn toàn bác bỏ khẳng định của Max Brod rằng chỉ có thể dùng phạm trù thiêng liêng (nhưng không phải sự thiêng liêng của văn học) để nhìn nhận sự nghiệp của Kafka. Kafka trước hết là một nghệ sĩ, nhưng dù cho rằng nghệ sĩ nào cũng có chút thiêng liêng (một nhận định khá trùng với quan niệm của tôi) thì tôi vẫn không tin rằng có thể đọc ra tính tôn giáo trong thiên tài của Kafka.

Tiếp theo, tôi bác bỏ quan điểm của phái Freud. Thí dụ, những người dùng học thuyết của Freud để diễn giải Kafka (như Charles Neider trong “ The Frozen Sea” [1948]) cho rằng “hóa thân” dựa trên mặc cảm Oedipus của Kafka và cảm giác cả đời có lỗi với người cha. Phái này còn lí giải rằng trong ngôn ngữ biểu tượng thần bí, trẻ con xuất hiện dưới hình hài của sâu bọ – tôi hoài nghi điều đó, và biểu tượng con bọ trong “hóa thân” của Kafka là để diễn tả nhân vật người con, theo tinh thần của học thuyết Freud.

Cũng theo phái này, biểu tượng con bọ đó khắc họa chính xác cảm giác thua kém và vô giá trị của người con đối với người cha. Tôi bác bỏ cái mớ vớ vẩn này, vì điều tôi quan tâm là con bọ của Kafka chứ không phải mấy con dế trong đầu các nhà diễn giải đó. Kafka giữ thái độ hết sức phê phán với học thuyết Freud, vì ông thấy các lí thuyết của Freud hiện lên như những hình ảnh mơ hồ, sơ lược, không thấu được những góc độ riêng biệt, và điều quan trọng hơn là không thấu được bản chất của vấn đề. Ông coi phân tâm học (xin trích) là một “nhầm lẫn bất lực”. Đó là lí do tiếp theo khiến tôi bác bỏ cách nhìn theo phái Freud và muốn tập trung vào khoảnh khắc thao tác nghệ thuật.

Video đang HOT

Nhân vật chính của “hóa thân” là Gregor Samsa, con trai một gia đình trung lưu ở Praha. Các thành viên gia đình này là những con người tẻ nhạt, đầu óc tầm thường, chỉ coi trọng những giá trị vật chất, như những nhân vật trong tác phẩm của Flaubert. Năm năm trước, người cha bị thiệt hại mất gần hết gia sản nên Gregor phải làm thuê cho một chủ nợ của cha, nghề rao mẫu hàng vải.

Người cha hết việc, cô em gái Grete chưa đủ tuổ.i đi làm và bà mẹ mắc chứng hen phế quản, nên chàng trai trẻ Gregor là người nuôi cả gia đình. Chàng còn tìm được cho gia đình một căn hộ để sinh sống: trong một chung cư cho thuê, chính xác là tại phố Charlottenstrae, và căn hộ ấy được chia nhỏ, như sau này Gregor cũng bị chia nhỏ. Đó là năm 1912, câu chuyện diễn ra tại Praha, ở Châu Âu xưa. Lương giúp việc rẻ, nên gia đình Samsa có một cô người ở mười sáu tuổ.i (ít hơn Grete một tuổ.i) tên Anna và một bà nấu bếp. Gregor thường rong ruổi đi công việc, nhưng đêm mà sau đó câu chuyện bắt đầu thì chàng ngủ ở nhà, giữa hai chuyến công cán. Và đến đây, sự kinh hoàng xảy ra.

Ta hãy xem xét kĩ hơn vụ biến dạng vừa xảy ra đó. Tuy sự thay đổi có khủng khiếp và đáng bàng hoàng thật, nhưng không hề lạ lùng như thoạt tiên ta tưởng.

Một nhà phê bình có đầu óc (Paul L. Landsberg trong “ The Kafka Problem” [1946], Angel Flores chủ biên) đã nhận định: “Ngủ trong một môi trường lạ, lúc tỉnh dậy ta hay bị một thoáng bàng hoàng, một cảm giác hoang đường bất chợt, và một người làm nghề đi rao mẫu hàng thì chắc phải thường xuyên gặp cảnh này, vì không thể có sự ổn định nào trong hoàn cảnh sống đó”. Cảm giác về hiện thực phụ thuộc vào sự ổn định, vào sự bền vững. Rốt cuộc thì tỉnh dậy thấy mình là Napoléon, là George Washington hay là một con bọ cũng không có gì khác nhau lắm. (Tôi từng quen một người lúc tỉnh dậy thấy mình là hoàng đế Brazil.) Mặt khác, sự cô đơn đi cùng với đặc thù lạ lùng của cái mà chúng ta gọi là hiện thực là điều xưa nay vẫn đặc trưng cho người nghệ sĩ, cho thiên tài. Gia đình Samsa vây quanh con bọ hoang đường kia chẳng qua chỉ là biểu tượng của sự tầm thường vây quanh thiên tài.

Yêu cầu thí sinh:

1. Hãy tóm tắt và giải thích cách diễn giải của Nabokov.

2. Bằng kiến thức của mình về các tác phẩm của Kafka và các cách diễn giải chúng, hãy bình luận và đán.h giá quan điểm của Nabokov.

Thí sinh được phép sử dụng tài liệu tùy ý trong phòng thi.

So sánh trên đây cho thấy học sinh Đức không cần phải thuộc bài (không có bài nào để thuộc). Nhưng cần: Thứ nhất, khả năng đọc hiểu đối với một văn bản khá phức tạp cả về nội dung lẫn hình thức biểu đạt (đoạn tiểu luận của Nabokov); thứ hai, kiến thức đủ rộng (các tác phẩm của Kafka chứ không chỉ 5000 chữ như đoạn trích “ Vợ chồng A Phủ” trong sách Ngữ văn 12); và thứ ba, khả năng cọ sát quan điểm của riêng mình (với quan điểm của Nabokov) về Kafka.

Môn Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông không có gì kì bí, vô tận hay phức tạp hơn các môn khác. Trong nhà trường ở Việt Nam, nó thất bại không phải vì quá khó, quá nặng, mà vì quá nhẹ và nông, với muôn thuở “ Vợ chồng A Phủ“.

Theo Vietnamnet

Tranh luận về đề Văn na.m sin.h xả thân cứu người

Một số người cho rằng đề thi mang giá trị nhân văn, ý kiến khác bày tỏ về việc cứu người nhưng cũng phải biết bảo vệ bản thân.

Đán.h thức sự vô cảm

Sáng qua (2/6), gần 1 triệu thí sinh trên cả nước đã khởi động kỳ thi tốt nghiệp môn Ngữ văn. Đề thi năm nay gây bất ngờ với thí sinh khi đề cập đến câu chuyện em Nguyễn Văn Nam hy sinh thân mình để cứu 5 em nhỏ không bị chế.t đuố.i.

Khi cơn sốt về tình hình làm bài của sĩ tử có phần giảm đi thì cư dân mạng tập trung hơn vào đề bài.

Đề thi cụ thể như sau: Viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày tỏ suy nghĩ của anh chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin: Chiều ngày 30, Nguyễn Văn Nam lớp 12T7 THPT Đô Lương 1 đã cứu được 4 học sinh khi bị đuối nước dưới sông. Khi đẩy được em thứ 5 vào bờ thì Nam kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.

Sự liên hệ thực tế này đã khiến nhiều thí sinh ủng hộ. Bởi xu hướng ra đề mở luôn khiến thí sinh được thể hiện quan điểm của mình cũng như sự quan tâm của dư luận. Chính vì vậy, đông đảo cộng đồng mạng đã bảy tỏ sự thích thú với đề Vănnăm nay.

Phần lớn dư luận đều nhận định thông qua câu chuyện về hành động của bạnNguyễn Văn Nam, người đọc cần suy nghĩ nghiêm túc về lòng dũng cảm, về tình yêu thương, sự hi sinh vì cộng đồng. Tuy nhiên, kết thúc môn thi, trên mạng lại xuất hiện những lời bỡn cợt về hành động này. Có thành viên đùa rằng mình là người thứ 6 trong vụ Nam cứu người, "và đó là lần cuối em nhìn thấy Nam"....

Trước sự đùa cợt của một số bạn, thành viên Xóa Tất Cả trên cộng đồng "Hội những người ôn thi đại học" bày tỏ: "Mình làm Nguyễn Văn Nam là một điển hình tiêu biểu thay đổi suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ hiện nay".

Bạn Hương Trần bình luận: "Nhiều người còn không biết bạn Nam là ai. Chỉ riêng điều đó thôi cũng chứng tỏ sự vô cảm đối với cuộc sống thường ngày rồi. Mình cho rằng đề thi cập nhật tính thời sự và hấp dẫn".

Tranh luận về đề Văn na.m sin.h xả thân cứu người - Hình 1

Chia sẻ đề thi tốt nghiệp môn văn của Hội những người ôn thi đại học đã thu hút gần 3000 lượt like (thích) và hàng trăm chia sẻ.

Nên biết rèn luyện kỹ năng để bảo vệ mình

Tuy nhiên, bên cạnh việc ca ngợi hành động dũng cảm của na.m sin.h, cư dân mạng chia sẻ với nhau về việc, cứu người và cứu mình. Nhiều bạn cho rằng, bên cạnh việc cứu người, bản thân chúng ta phải rèn luyện kỹ năng để giữ an toàn cho chính mình.

Bên cạnh đó đề thi cũng nhằm chỉ ra một thực tế: Hiện nay vẫn còn một số con người còn thờ ơ với mọi người xung quanh, hèn nhát không ra tay cứu giúp mọi người.

Tranh luận về đề Văn na.m sin.h xả thân cứu người - Hình 2

Bên cạnh những luận điểm khác, cư dân mạng cho rằng nên thêm hai ý này.

Một trong những ý kiến khiến cộng đồng tranh luận nhiều chính là quan điểm của thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trên Tri Thức Trẻ. Về đề Văn, thầy Hiếu cho rằng:

Câu số 2 vừa hay mà vừa buồn. Hay vì nó chạm đến một trong những căn bệnh của xã hội chúng ta hiện nay: Sự ích kỷ dẫn đến triệu chứng là vô cảm. Buồn vì tính mạng em Nam đã mất đi không thể nào hồi sinh lại.

Cảm phục em Nam vì đã dũng cảm cứu cả 5 bạn mà hy sinh tính mạng của mình. Quả thật nhiều người lớn chúng ta cũng phải nghiêng mình trước hành động của cậu dù cậu chỉ mới học bơi được 20 ngày. Cậu đã không được dự kỳ thi tốt nghiệp dù cũng là một học sinh như bao học sinh lớp 12 khác.

Bên cạnh đó, các bạn nhỏ cũng phải lưu ý: Tránh đi chơi ở những vùng nguy hiểm, vì không chỉ nguy hiểm đến tính mạng mình mà còn đến tính mạng của những người đã bỏ ra để cứu ta. Một chút cẩn thận của mình mà giữ mạng của nhiều người. Cần cảnh báo bạn bè khi bị rủ rê đi tắm sông, nhảy cầu... hay những nơi nguy hiểm.

Với lại, sau này khi cứu người, mình cũng cần có kỹ năng để vừa bảo vệ được tính mạng người được cứu, vừa bảo vệ được tính mạng mà đấng sinh thành đã trao cho mình".

Sau khi thầy Khắc Hiếu đăng tải nhận định trên trang cá nhân đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của cộng đồng mạng. Bạn Min Kun bày tỏ: "Câu chuyện về Nam không đơn giản là ca ngợi lòng dũng cảm mà còn là bài học về việc suy tính được - mất trước một việc làm. Liệu cái giá Nam phải trả có quá đắt hay không?".

Thành viên Bông Gòn nhận định: "Mình cho rằng Nam cần nghĩ cho bản thân trước khi nghĩ cho chính mình. Hành động của Nam đáng ca ngợi, nhưng sự ra đi của bạn ấy đã gây mất mát và đau thương lớn cho gia đình, người thân".

Bạn Lư Văn Chiến chỉ ra một thực tế: Không thích nhận xét cuối cùng của thầy. Thông thường ở các vùng quê chúng tôi bọn trẻ con rủ nhau tắm như vậy là nguy hiểm cần tránh. Nhưng có nhiều trường hợp đoạn sông vắng, khả năng một người biết bơi để cứu là rất cao. Khi người ta hô mọi người thì những người dưới sông cũng đuối cả rồi".

Các cuộc tranh luận này cũng dẫn đến một câu chuyện khác, đó là sự hi sinh của một người để cứu nhiều người. Một số bạn trẻ cho rằng nếu cứu người mà không cứu được mình thì cũng có hại.

Tuy nhiên, đa số cư dân mạng đều nhận định, hành động của Nam đã đúng trong tình huống mà bạn gặp phải. "Nếu một người hi sinh mà nhiều hơn 1 người được sống thì nên làm", thành viên Oliver Le chia sẻ ý kiến.

Cứu người là hành động cao đẹp

Sau khi nghe thông tin về những ý kiến tranh luận xung quanh câu nghị luận trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn đề cập đến hành động cứu 5 em nhỏ bị đuối nước của emNguyễn Văn Nam, PGS Văn Như Cương chia sẻ: "Tôi lấy làm ngạc nhiên và cảm thấy buồn khi một số em lại cho rằng không nên học theo hành động đó. Bởi cứu người là hành động cao đẹp và đáng học tập".

Hơn nữa, thầy Cương cho rằng sự hy sinh của Nam là ngoài ý muốn bởi bị đuối sức do một mình cứu 5 em nhỏ. Vì vậy, theo thầy khi gặp trường hợp tương tự, chúng ta vẫn phải nhảy xuống cứu, không được đứng trên bờ thờ ơ khi có người đang gặp nguy hiểm.

Xã hội đang đấu tranh và lên án sự vô cảm. Vì vậy hành động của Nguyễn Văn Nam và rất nhiều bạn trẻ khác cho thấy không phải tất cả thế hệ trẻ đều vô cảm. Hơn nữa, việc tôn vinh những tấm gương dũng cảm này trên các bài báo hay mạng xã hội cũng phản ánh sự tích cực trong suy nghĩ của giới trẻ.

PGS Văn Như Cương cũng nhận định nguyên nhận dẫn tới sự tranh luận này là do một số học sinh không theo dõi sự việc này trước đó mà chỉ đọc đoạn trích đăng trên đề bài nên chưa thấy hết được tầm ảnh hưởng và giá trị của tấm gương em Nguyễn Văn Nam.

Ngoài ra, cũng có thể một số em biết được sự việc này nhưng có quan điểm khác và vẫn cho rằng không nên học tập theo tấm gương đó. Qua đề thi này, thầy Cương cho rằng cần phải giáo dục học sinh bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất, đồng thời cũng phải biết lượng sức mình.

Tuy nhiên, chúng ta cần tuyên truyền rộng rãi và tôn vinh những hành động dũng cảm để tạo nên ý thức sống có trách nhiệm với cộng đồng trong giới trẻ hiện nay.

QUYÊN QUYÊN - AN HOÀNG

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:46:31 02/10/2024
Ngày 2/10, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị loạt giao hữu quốc tế gặp Ấn Độ và Li Băng dịp FIFA Days tháng 10/2024.

Lại thêm drama: Negav nghi xúc phạm giáo viên, đây là lý do thôi học?

Sao việt

20:46:05 02/10/2024
Negav bị đào lại bài đăng vô lễ, xúc phạm giáo viên. Hành động của Negav lần nữa khiến nhiều người bức xúc, phẫn nộ

Croatia từ chối điều quân tham gia sứ mệnh hỗ trợ Ukraine của NATO

Thế giới

20:45:06 02/10/2024
Tổng thống Milanovic khẳng định thêm rằng với các chính sách quốc gia có trách nhiệm, Croatia có thể ngăn chặn xung đột lan sang biên giới của nước này và duy trì hòa bình cũng như đảm bảo an ninh.

Hot: "Bắt gọn" Lisa (BLACKPINK) trò chuyện với bố mẹ chồng tương lai giữa Paris Fashion Week!

Sao châu á

20:41:42 02/10/2024
Khoảnh khắc Lisa nói chuyện với bố mẹ của bạn trai Frédéric Arnault - tỷ phú Bernard Arnault và vợ Hélène Mercier cũng nhanh chóng gây sốt mạng xã hội.

Quyền Linh xúc động khi người mẹ nói lý do cho con gái đến show hẹn hò

Tv show

20:33:47 02/10/2024
Trong chương trình, người mẹ cũng chia sẻ về lý do để con gái còn trẻ đến show hẹn hò khiến MC Quyền Linh xúc động.

Cả nhóm chạy xe sang đi du lịch, chỉ riêng 1 cô gái bị "bỏ rơi" đi xe ôm vì lý do không ngờ

Netizen

20:30:21 02/10/2024
Mới đây, một clip ghi lại cảnh cô gái bị cả đám bạn bỏ rơi khi đi du lịch, phải đi xe ôm trong khi cả nhóm đi bằng xe sang đã thu hút hơn 1,9 triệu lượt xem cùng hàng chục nghìn lượt tương tác.

Phim 'Độc đạo' tập 15: 'Trùm cuối' là Hưng 'khẹc'?

Phim việt

20:08:31 02/10/2024
Phim Độc đạo tập 15: Bà Mộc bị đám của Quân già khống chế; Long yêu cầu Hồng hợp tác điều tra vụ Dương cơ bắp mất tích; Hưng khẹc tuyên bố sẽ lấy lại những gì mà Quân đã cướp.

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

Tin nổi bật

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

Ô tô bị cuốn trôi khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt, tài xế mất tích

Pháp luật

20:00:20 02/10/2024
Xe tải bị cuốn trôi còn tài xế mất tích khi chạy qua đậ.p tràn ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) lúc nước lũ từ thượng nguồn đổ về mạnh và chảy xiết.