Đề Văn lớp 10 TPHCM: Thú vị nhưng “có bẫy”!
Giáo viên ở TPHCM đánh giá đề Văn thi vào lớp 10 sáng nay rất hay, tính thực tiễn cao nhưng cũng là một “ cái bẫy” nếu học sinh thiếu tỉnh táo khi nhận định đề.
Thầy Hoàng Long Trọng, giáo viên Văn, Trường THCS Văn Lang (Q.1, TPHCM) đánh giá đề thi năm nay nằm trong những kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 9. Đề có tính thực tế cao, hướng học sinh đến các vấn đề của xã hội như: rác thải nhựa, mối quan hệ giữa cha mẹ- con cái… từ đó đưa đến cho học sinh những bài học mang tính giáo dục.
Đề có tính phân hóa khá cao, học sinh trung bình có thể đạt điểm 5,6. Với những học sinh khá-giỏi thì điểm 7, 8 cũng không quá khó.
Đúng như cấu trúc đề và đề minh họa của TPHCM đề gồm 3 câu như đề thi những năm trước. Nhưng năm nay đề có tính tích hợp ở câu 1. Tích hợp với kiến thức của môn hóa, địa. Nhưng về bản chất vẫn sử dụng kiến thức môn Ngữ văn để trả lời. Chỉ cần học sinh bình tĩnh đọc đề, suy xét kĩ lưỡng sẽ là tốt bài thi.
Với câu 2, nghị luận xã hội, vấn đề đưa ra khá gần gũi nhưng vô cùng thú vị. Từ 3 hình trong đề bài, học sinh chọn 1 hình thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ-con cái. Rồi bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về mối quan hệ đó. Với kiểu ra đề này vừa quen thuộc, gần gũi với học sinh, lại khá mở rộng cho những chính kiến, suy nghĩ của học sinh. Các em thoải mái thể hiện ý kiến cá nhân của mình.
Câu nghị luận xã hội này cũng phát huy mạnh tư duy phản biện của học sinh. Kiểu tư duy phản biện cũng là một kiểu tư duy cần rèn cho học sinh trong thời buổi ngày nay. Đây chính là câu có sức hút nhất với học sinh.
Với câu 3, nghị luận văn học. Vẫn như cấu trúc năm trước, học sinh được lựa chọn 1 trong 2 đề để làm. Trong đó, câu 1 là văn bản trong sách giáo khoa với đề tài tình đồng đội đồng chí (Bài thơ về tiểu đội xe không kính). Ở câu này, năm nay đề không có ý thứ hai là liên hệ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, đề tài đồng đội đồng chí cũng không phải là đề tài làm khó được học sinh.
Video đang HOT
Học sinh tại TPHCM sau giờ thi môn Văn sáng nay
Với đề hai phần nghị luận văn học, vẫn là chủ đề về sách, về đọc sách, học sinh sẽ viết một bài văn kiểu nghị luận xã hội với chủ đề “những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách”. Câu này phù hợp cho những học sinh thực sự yêu thích bộ môn Ngữ văn, có năng khiếu. Nếu học sinh có năng lực, có đam mê thì đây sẽ là cơ hội cho các em thể hiện mình. Nhưng theo thầy Trọng, đa số học sinh sẽ lựa chọn câu hỏi số 1 trong phần này để làm bài, đảm bảo an toàn, yên tâm điểm số.
Thầy Trọng đánh giá, đề Văn hay, mở. Thú vị nhất ở câu số 2 (nghị luận xã hội), có tính phân hóa, có tính tích hợp.
Dễ nhầm đề!
Đánh giá đề Văn hay, học nhìn nhìn chung rất phấn khởi nhưng nhưng giáo viên một trường THCS ở Tân Phú cho rằng câu thứ 2 phần nghị luận xã hội là một câu rất tường minh, câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải bình tĩnh, suy xét đề kỹ.
Đề nghị luận xã hội được đánh giá là hay nhưng đòi hỏi thí sinh phải tính táo khi nhận định đề
Đề đưa ba hình tập hợp (tập hợp con, tập hợp giao nhau và tập hợp rỗng) để thể hiện mối quan hệ cha mẹ và con cái. Từ đó, đề yêu cầu chọn một trong ba bức hình để viết một đoạn văn ngắn về mối quan hệ cha mẹ, con cái hiện nay.
Theo cô giáo này, mối quan hệ cha mẹ và con cái trong ba bức hình diễn biến theo thời gian từ bao bọc, chia sẻ và độc lập. Thế nên học sinh rất dễ nhầm viết bài nghị luận về cả ba hình. Tuy nhiên, đề chỉ yêu cầu chọn 1 trong 3 bức hình nên có khả năng học sinh dễ bị nhầm đề.
“Tôi chưa kịp tiếp xúc với các em để biết các em có làm đúng không. Nhưng cầm đề thi của một số em thì thấy các em gạch trong đề thi ở cả ba bức hình, phân tích mối quan hệ tương quan trong ba bức hình đó. Nếu theo hướng này các em sẽ bị nhầm đề”, cô cho hay.
Hoài Nam – Lê Phương
Theo Dân trí
"Tình trạng trẻ em đường phố" vào đề thi chuyên Văn lớp 10
Cả 2 câu trong đề thi môn Văn chuyên vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) sáng nay đều khá "mở" để thí sinh bày tỏ nhiều cảm xúc của mình. Trong đó, từ truyện "Cô bé bán diêm" yêu cầu thí sinh suy nghĩ về tình trạng trẻ em đường phố hiện nay.
Sáng nay, học sinh thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu vừa trải qua buổi thi môn Văn ở hệ chuyên với thời gian 150 phút. Ngay sau buổi thi, nhiều học sinh cho rằng đề khá nhẹ so với yêu cầu để vào lớp chuyên.
Thanh Nam, học sinh ở quận 5 cho biết mình thích câu 1 của đề vì liên hệ thực tế nhiều. "Khi đề yêu cầu liên hệ tình trạng trẻ em đường phố, em nhớ liền tới cảnh mấy em nhỏ đi xin và bán vé số thường gặp mỗi khi mẹ chở đi học. Em nghĩ nhiều lúc các bạn ấy không chỉ thiếu ăn, mặc mà còn phải đối mặt nhiều rủi ro trong cuộc sống. Trong bài em cũng bày tỏ mong muốn làm thế nào để hạn chế tình trạng này", Nam bày tỏ.
Câu 1 của đề văn như sau:
"Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 có truyện "Cô bé bán diêm" của nhà văn Hans Christian Andersen. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về kết thúc của câu chuyện? Liên hệ với tình trạng trẻ em đường phố hiện nay."
Đề văn chuyên vào lớp 10 của trường Phổ thông Năng khiếu
Trong khi đó, một giáo viên dạy văn tại một trường THCS ở quận 1 thì đánh giá rằng đề văn chuyên của trường Phổ thông Năng khiếu năm nay không mới, không lạ cũng có sự sáng tạo như mọi năm, tuy nhiên học sinh cũng sẽ dễ viết được chứ không phải "đánh đố" học sinh.
Theo giáo viên này, nội dung câu hỏi số 1 cũng liên hệ với thực tế đời sống và trong quá trình giáo viên dạy cũng thường hướng học sinh đến những vấn đề như thế.
"Riêng với câu 2, về "đọc là sáng tạo, khám phá" thì cũng nghiêng nhiều về sự trải nghiệm, sự khám phá ngay trong chính bản thân mỗi học sinh trước một tác phẩm văn học hay một vấn đề văn học nào đó. Nội dung đề này sẽ khá thuận lợi, không khó để các em viết được những gì của mình, thể hiện cảm xúc của bản thân mình nhiều hơn", vị này chia sẻ.
Nội dung câu 2 của đề như sau:
" Trong bài viết "Khám phá người đọc", nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương viết: "Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm và cũng đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình". (Hãy cầm lấy và đọc. Huỳnh Như Phương, Nxb Tổng hợp 2016, tr.56)
Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên? Qua những tác phẩm đã học hoặc đã đọc, anh/chị hãy giới thiệu một tác phẩm đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn mình."
Được biết, kỳ thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu sẽ còn tiếp tục đến hết ngày mai với các môn thi lần lượt còn lại là Vật lý, Tin học, Sinh học.
Lê Phương
Theo Dân trí
THANH HÓA: Hơn 1.000 hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lam Sơn Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019, trường THPT chuyên Lam Sơn có hơn 1.000 hồ sơ đăng ký dự thi. Trong đó, môn chuyên Anh có tỷ lệ hồ sơ đăng ký cao nhất với hơn 250 hồ sơ. Ngày 27/5, thông tin từ Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) cho biết, kỳ thi tuyển...