Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài – Bài 3: Đầu tư mạnh hơn và cải tổ triệt để

Theo dõi VGT trên

Dù những hoài nghi, trăn trở, thậm chí là bức xúc về mô hình trường chuyên luôn âm ỉ nhưng tựu trung lại, phần lớn ý kiến đều đồng tình hệ thống trường chuyên, với bề dày lịch sử của mình, đã đóng góp rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

Nhưng, trong bối cảnh hiện nay, hệ thống trường chuyên rất cần cải tổ để thực hiện đúng sứ mệnh nguyên thủy của mình.

Không tạo áp lực lên giáo viên, học sinh

Hệ thống trường chuyên của Việt Nam đã có từ lâu. Năm 1965, Khối chuyên Toán – Tin (A0) được thành lập, khởi đầu cho hệ thống trường chuyên cả nước. Các trường chuyên, với thương hiệu “đắt đỏ” của mình, vẫn là sức hút lớn của học sinh.

Tại Hà Nội, một cuộc khảo sát của nhóm cha mẹ đồng hành cùng con cái cho thấy, trừ phi những gia đình có t.iền cho con học trường tư thục chất lượng cao hoặc trường quốc tế, còn lại mơ ước của học sinh, phụ huynh vẫn là vào học trường chuyên, lớp chọn công lập.

Nhưng sở dĩ trường chuyên một thời bị phê phán bởi phương châm đào tạo “gà nòi”, chuyên để đi thi thố quốc gia, quốc tế. Nếu duy trì phương châm đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, dễ bị cho là lỗi thời. Giáo dục đang hướng tới mục tiêu toàn diện, đòi hỏi trường chuyên cũng phải đổi mới theo.

Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài - Bài 3: Đầu tư mạnh hơn và cải tổ triệt để - Hình 1

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) trong giờ học rèn luyện thể chất. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Bà Phạm Thị Ngân, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Biên Hòa (Hà Nam) đưa ra một thông tin đáng chú ý, một số học sinh chưa thiết tha và nhiệt tình khi theo học các môn chuyên (Tiếng Nga, Lịch sử, Địa lý). Nhiều học sinh trúng tuyển Trường THPT chuyên Biên Hòa nhưng đã xin chuyển trường. Nhiều năm qua, năm nào trường cũng có học sinh trúng tuyển vào trường nhưng không nhập học và khi đang học vẫn có học sinh xin chuyển về các trường huyện. Một số học sinh chưa thiết tha và nhiệt tình khi được chọn vào các đội tuyển thi quốc gia. Hiện tượng này đúng như nhiều ý kiến lo ngại và đề xuất trường chuyên cần cải tổ.

Chị Trần Thùy Linh, cựu học sinh trường chuyên và tham gia giảng dạy môn chuyên ở Hà Nội, đồng thời cũng từng có cơ hội đến nhiều trường chuyên khác nhau trong phạm vi toàn quốc, cũng nêu quan điểm, cần thực hiện cải tổ hệ thống trường chuyên và trước hết nên giảm áp lực của các kỳ thi học sinh giỏi, vì sự ganh đua sẽ làm méo mó ý thức của cả giáo viên và học sinh. Tệ nhất là trường chuyên/lớp chọn ngày càng thương mại. Số học sinh vào chuyên bằng quan hệ không phải là hiếm. Hệ lụy là nhiều học sinh cố vào chuyên chỉ để có môi trường học tốt, cơ sở vật chất đàng hoàng, thầy cô giỏi, học phí rẻ, mà không phải vì đam mê một môn chuyên nào đó.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam, cũng thừa nhận, những bất cập hiện tại của trường chuyên cần được đổi mới để phù hợp với hiện tại. Do quá tập trung vào các kỳ thi quốc gia, quốc tế nên nhà trường, giáo viên tập trung quan tâm tới các học sinh trong đội tuyển, dễ “bỏ rơi” các học sinh còn lại. Áp lực của các kỳ thi học sinh giỏi lên học sinh, giáo viên quá lớn. Một số giáo viên môn chuyên chỉ dạy học đơn thuần mà chưa biết cách truyền cho học sinh cảm hứng, đam mê nghiên cứu môn học. Một số trường chuyên chưa quan tâm đúng mức tới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nên học sinh hạn chế các kỹ năng mềm.

Từ đó, ông Phạm Anh Tuấn đề xuất: “Trong tình hình mới, để trường chuyên phát triển đúng vai trò, sứ mệnh, cần khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, không tạo áp lực lên giáo viên, học sinh về thành tích các kỳ thi học sinh giỏi; tăng cường sự tham gia của trường chuyên trong các hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục; quan tâm đúng mức tới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, không được để xảy ra hiện tượng thiếu quan tâm học sinh không nằm trong đội tuyển”.

Video đang HOT

Đào tạo nhân tài thực thụ cho quốc gia

Ông Giang Nguyễn, Giám đốc The Ivy-League Vietnam, khẳng định, giáo dục năng khiếu và tài năng cũng là mô hình mà Singapore, châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang làm. Chúng ta không nên xóa hệ thống trường chuyên ở Việt Nam mà còn phải đầu tư mạnh hơn và cải tổ triệt để, nhưng cần bỏ ngay việc đặt nặng thành tích huy chương quốc gia, quốc tế lên hàng đầu, thay vào đó cần thiết kế mô hình trường chuyên theo hướng đào tạo nhân tài thực thụ cho quốc gia.

Song song đó, cần cải tổ ngay khâu tuyển sinh vào trường chuyên, không nên để tình trạng học sinh luyện thi chuyên mới đỗ chuyên. Khi đã vào trường, môn chuyên phải thực sự giỏi, các em phải học làm nghiên cứu khoa học về chuyên ngành của mình. Thầy cô ngoài việc dạy lý thuyết trên lớp thì nên giao đề tài, viết tiểu luận, đi sâu nghiên cứu theo từng chuyên đề, khuyến khích các em làm nghiên cứu độc lập.

Khá nhiều ý kiến đồng tình nên cắt bớt môn chuyên; không nên môn gì cũng là môn chuyên mà tập trung nguồn lực đào tạo các nhân tài về một số lĩnh vực toán và khoa học. Trong điều kiện hiện nay, chỉ nên tập trung nguồn lực đào tạo các ngành chuyên khoa học tự nhiên, vì đây là những môn góp phần quan trọng cho việc phát triển khoa học, kỹ thuật của đất nước. Nếu làm được như thế thì ngân sách đầu tư cho trường chuyên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Học sinh tài năng sẽ được phát huy xứng đáng.

Theo tìm hiểu của phóng viên SGGP, không phải đơn giản mà khi sửa đổi Luật Giáo dục, một số ý kiến đã không đồng tình luật định vấn đề trường chuyên. Tuy nhiên, đến nay, về pháp lý, trường chuyên đã được thừa nhận và ghi trong Luật Giáo dục 2019. Nhưng, để phát triển theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục toàn diện, ngành giáo dục cần có giải pháp để đưa các trường chuyên đi trước một bước, tạo ra lực hấp dẫn, thúc đẩy giáo dục chung của cả nước.

Trường chuyên không phải là mảnh đất đặc biệt, chỉ để dành thụ hưởng lợi ích cho một tầng lớp đặc biệt nào trong xã hội. Trường chuyên phải chú trọng giáo dục toàn diện; không đồng nhất trường chuyên với việc chỉ đào luyện học sinh đáp ứng yêu cầu thi thố, giành các g.iải t.hưởng…

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, trường chuyên cần đi vào mục tiêu giáo dục toàn diện, để thực sự các thế hệ học sinh trường chuyên là những cá nhân đóng góp xuất sắc cho đất nước. Cần gắn với xu hướng giáo dục hiện nay là đào tạo con người toàn diện, có kỹ năng mềm tốt, tức là có EQ cao, chứ không chỉ chăm chăm phát triển năng lực IQ.

TPHCM: Đào tạo chuyên theo mô hình “lưỡng cực”

Đối với tuyển sinh lớp 6, TPHCM chỉ có một trường duy nhất được phép tổ chức bài thi khảo sát năng lực bằng tiếng Anh cho học sinh làm cơ sở xét tuyển đầu vào là Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Tất cả các trường THCS còn lại đều tuyển sinh theo hình thức phân tuyến địa bàn cư trú. Hàng năm, học sinh tốt nghiệp lớp 9 bậc THCS của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đều chia thành hai nhóm: tham gia kỳ thi tuyển sinh riêng để tiếp tục xét tuyển vào lớp 10 chuyên của trường này hoặc thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập để vào lớp 10 các trường THPT công lập khác.

Riêng đối với tuyển sinh lớp 10, năm học 2020-2021, thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, có 6 trường THPT công lập tuyển sinh lớp 10 chuyên. Trong đó, hồ sơ đăng ký của thí sinh tiếp tục đổ dồn về 2 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Trong khi đó, 4 trường THPT công lập còn lại có tuyển sinh lớp 10 chuyên, gồm THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Nguyễn Hữu Huân, lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh biến động liên tục qua từng năm.

Bên cạnh đó, mô hình trường, lớp chuyên trên địa bàn thành phố còn có Trường Phổ thông Năng khiếu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM) và Trung học thực hành (thuộc Đại học Sư phạm TPHCM). Đây là hai trường THPT được phép tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, tuy nhiên lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh biến động qua từng năm và có tỷ lệ đăng ký không đồng đều giữa các môn chuyên. Điều này cho thấy, sự tập trung tín nhiệm của phụ huynh và học sinh đối với chất lượng đào tạo của hai trường THPT chuyên có truyền thống đào tạo học sinh giỏi lâu đời nhất tại TPHCM là Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của mô hình đào tạo trường, lớp chuyên trên địa bàn TPHCM hiện nay so với các tỉnh, thành khác là tất cả trường THPT chuyên đều tuyển sinh lớp 10 không chuyên và ngược lại, trường THPT công lập tuyển sinh lớp 10 chuyên. Thực tế này đồng nghĩa tồn tại song song hai mô hình đào tạo trong cùng cơ sở giáo dục.

Đ.ánh giá về mô hình đào tạo “lưỡng cực” này, một cán bộ lâu năm trong ngành giáo dục nêu quan điểm, nếu xác định nhiệm vụ của trường THPT chuyên là bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo nguồn thí sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế thì không nên ôm đồm đào tạo hệ không chuyên trong trường chuyên. Ngược lại, nếu đã tin tưởng giao phó trách nhiệm đào tạo học sinh giỏi cho các trường THPT chuyên thì vì sao thành phố vẫn cho phép tuyển sinh các lớp chuyên trong trường THPT công lập bình thường khác? Chính cách quy hoạch trách nhiệm không rõ ràng này, sẽ tạo ra một cuộc chạy đua không bình đẳng giữa các trường THPT công lập, đồng thời làm giảm uy tín cũng như sự tập trung đầu tư vào các trường THPT chuyên.

MINH QUÂN

Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài - Bài 2: Cuộc tranh cãi chưa bao giờ “hết nhiệt”

Khởi đầu cuộc tranh luận về trường chuyên đang diễn ra chính là bức xúc từ sơ tuyển vào lớp 6 của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ams). Dù thực tế vào chuyên lớp 6 và chuyên lớp 10 Ams là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Trường chuyên cần thiết hay không, có làm đúng sứ mệnh của nó hay không là điều mà xã hội luôn đòi hỏi phải làm rõ.

Trường chuyên có vai trò quan trọng

Từ năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt đề án "Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020" với kinh phí thực hiện đề án khoảng 2.300 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án ghi, bảo đảm mỗi tỉnh thành có ít nhất một trường THPT chuyên, với tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2% số học sinh THPT của từng tỉnh thành; tập trung đầu tư nâng cấp các trường THPT chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao.

Ngay từ lúc đề án này ra đời, nhiều chuyên gia giáo dục đã đặt vấn đề: Liệu có cần thiết đầu tư tới 2.300 tỷ đồng để phát triển hệ thống trường chuyên, hay thay vào đó, nên dùng số t.iền này để xây dựng hàng loạt trường học, đầu tư cho giáo dục vùng khó? Vấn đề này, bao năm qua, vẫn luôn âm ỉ đối với nhiều người quan tâm đến giáo dục.

Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài - Bài 2: Cuộc tranh cãi chưa bao giờ hết nhiệt - Hình 1
Học sinh thi vào Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: QUANG PHÚC

Là cựu học sinh THPT chuyên Ams những năm 1992-1995, những ngày qua, PGS-TS Nguyễn Đức Thành - một chuyên gia kinh tế - bị coi là "kẻ đốt đền" với đề xuất giải tán hoặc bán trường Ams, gây xôn xao dư luận.

Ông Nguyễn Đức Thành khẳng định, Ams hiện vẫn là trường có chất lượng đào tạo tốt và là niềm mơ ước của nhiều học sinh, gia đình. Nhưng là một người làm chính sách kinh tế - xã hội, ông Thành cho rằng, trường Ams được nhận ngân sách tính trên đầu học sinh cao hơn khoảng 2,5 - 2,7 lần các trường công khác, nhưng hiệu quả chưa tương xứng với mức đầu tư đó, dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội.

"Tôi nghĩ rằng, những học sinh muốn vào chuyên chỉ vì ở đó có chất lượng giáo dục cao hơn trung bình, mà t.iền học thì lại thấp. Như vậy, mục đích đào tạo nhân tài theo đúng nghĩa không hề tồn tại và nếu tồn tại, cũng chưa bao giờ được thực hiện, đó là điều không công bằng và nên chấm dứt", PGS-TS Nguyễn Đức Thành nêu quan điểm. Đề xuất này ngay lập tức châm ngòi cho cuộc tranh luận nảy lửa về sứ mệnh của trường chuyên.

Theo PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đào tạo đại trà có thể xã hội hóa, nhưng trường chuyên là đào tạo mũi nhọn thì không thể xã hội hóa. Trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, bất cứ lĩnh vực nào, chính bộ phận mũi nhọn sẽ có vai trò đầu tàu kéo sự nghiệp chung. GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học - cao đẳng Việt Nam, cũng cho rằng, vai trò của trường chuyên rất quan trọng, vì chúng ta vừa cần một đội ngũ đại trà có chất lượng, nhưng cũng đặc biệt cần những người thật giỏi, bởi chỉ 3%-5% người giỏi nhất sẽ làm nên người dẫn dắt xã hội.

TS Lê Công Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), nêu rằng, hệ thống trường chuyên giờ đây phải là "đầu tàu", là một hình mẫu để lan tỏa những chính sách mới của giáo dục và thực thi những thay đổi giáo dục cơ bản, toàn diện.

Trường chuyên phải là hình mẫu để các trường khác nâng chất lượng giáo dục, chứ không phải cào bằng hay xóa bỏ. Trường chuyên cũng giống như câu chuyện về đầu tư kinh tế. Vẫn cần phải có những vùng kinh tế trọng điểm để đầu tư, thay vì cào bằng. Để đột phá thì phải có những đầu tàu.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam, cho rằng, nếu không có hệ thống trường chuyên, nhiều tài năng đã không có cơ hội phát triển. Những đóng góp của trường chuyên trong sự phát triển chung của đất nước hoàn toàn xứng đáng với các nguồn đầu tư của Nhà nước, nhân dân.

"Hiện tại đã có rất nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục thành lập và hoạt động với những mục tiêu hết sức đa dạng, song chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu phát triển năng khiếu môn học của học sinh cấp THPT. Như vậy, duy trì sự đầu tư của Nhà nước đối với trường chuyên là cần thiết trong giai đoạn hiện tại", Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam nêu quan điểm.

Chuyên luyện "gà nòi"?

Sở GD-ĐT Hà Nội có 4 trường THPT chuyên. Năm 2020, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh các trường chuyên tại Hà Nội là 2.425 học sinh, trong đó, chỉ tiêu tuyển sinh vào trường Ams là 645. Ngân sách chi cho trường chuyên Ams, Nguyễn Huệ là 18 triệu đồng/học sinh/năm; 2 trường chuyên khác là 12 triệu đồng học sinh/năm; trường thường là 7,3 triệu đồng/học sinh/năm. Con số chênh lệch với trường chuyên cao nhất là 10,7 triệu đồng/học sinh thì 2.425 chỉ tiêu học sinh chuyên, ngân sách Hà Nội chi thêm khoảng 26 tỷ đồng cho trường chuyên. Con số này, nếu với người đồng ý mô hình trường chuyên, đó là sự đầu tư cho tương lai; còn với người không đồng ý thì có thể xây được thêm ít nhất 3 ngôi trường ở vùng khó khăn.

Theo bà Nguyễn Thanh Hải (PHHS ở Hà Nội), nhiều ý kiến phản ánh trường Ams thực chất đã không còn là trường chuyên nữa, bởi hiện nay trường chú trọng dạy tiếng Anh, chú trọng thi SAT với mục tiêu đi du học.

"Không nên lấy điển hình trường Ams ra để quy chụp cho cả 77 trường chuyên cả nước. Nếu nói, học sinh chuyên giờ đây chủ yếu vì mục tiêu du học là không đúng, nếu có thì chỉ ở một bộ phận học sinh trường chuyên Hà Nội. Ước tính học sinh Ams đi du học chưa đến 50%, còn trường chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An chỉ chiếm 5%-10%. Lớp con tôi, 12 chuyên Anh - Nguyễn Huệ, chỉ có 2/39 em du học. Nếu tư nhân hóa trường chuyên, đồng nghĩa với việc chấm dứt cơ hội được học trường tốt của học sinh con nhà nghèo", bà Nguyễn Thanh Hải nói.

Những ý kiến đồng tình với đề xuất tư nhân hóa trường chuyên cho rằng, mô hình trường chuyên bộc lộ nhiều bất công, chuyên luyện "gà nòi" và ôn thi đại học tốp trên; là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Việc chạy đua để vào trường chuyên khiến nảy sinh các tiêu cực, như: phụ huynh chạy chọt để con em có bảng điểm đẹp, có g.iải t.hưởng, luyện thi tối mặt...

Điều 62 Luật Giáo dục sửa đổi, có hiệu lực từ 1-7-2020 về trường chuyên, trường năng khiếu nêu rõ, "trường chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập, nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập".

Như vậy, có thể thấy, trường chuyên đã được luật định, vấn đề là cần đ.ánh giá lại hệ thống trường chuyên có đang thực hiện đúng sứ mệnh của mình hay không, để xứng đáng với ưu đãi đầu tư của Nhà nước đang bỏ ra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
Vợ cũ Bằng Kiều bỏ 10 nghìn đô đi du lịch với 3 con trai: Tiết lộ lý do 4 mẹ con ở chung một phòng
07:59:17 02/07/2024
Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng
07:38:24 02/07/2024
Sao nữ Vbiz vướng tin chia tay bạn trai Việt kiều sau gần 8 năm yêu
06:41:31 02/07/2024
Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"
08:03:01 02/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Nữ NSƯT kỳ cựu nhất nhì làng hài phía Bắc: U70 không lấy chồng sinh con, t.uổi xế chiều cô đơn nhưng lạc quan không ai bằng
08:02:07 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sai lầm khi ăn uống khiến tiêu chảy lâu khỏi

Sức khỏe

11:51:41 02/07/2024
Cam chứa nhiều vitamin C, tăng cường sức đề kháng rất tốt cho cơ thể. Khi bị tiêu chảy, người bệnh không nên kiêng ăn loại quả này, ngược lại sử dụng nhiều cam là tốt.

Thạch Trang cứ lên đồ là dân tình lại xin info: Outfit nào cũng có điểm nhấn đẹp thấy mê

Thời trang

11:45:07 02/07/2024
Không cần drama, content màu mè hay chiêu trò, cô nàng vẫn siêu bánh cuốn nhờ năng lượng vui vẻ, hạnh phúc mọi lúc mọi nơi.

Kiểu tóc nhuộm nâu hack t.uổi cho phụ nữ ngoài 40

Làm đẹp

11:41:26 02/07/2024
Không chỉ hack t.uổi hiệu quả, những kiểu tóc nhuộm nâu còn tạo cảm giác da tươi sáng, rạng rỡ hơn.Bên cạnh việc làm mới phong cách thời trang, thay đổi kiểu tóc cũng là cách hay giúp phụ nữ trên 40 t.uổi nâng cấp bản thân.

Dùng ấm siêu tốc kiểu này rất nguy hiểm: Lỗi đầu tiên nhiều gia đình vẫn đang làm

Sáng tạo

11:40:39 02/07/2024
Trong cuộc sống hiện đại, ấm siêu tốc đã trở thành một thiết bị gia dụng quen thuộc trong nhiều gia đình. Thiết bị nhỏ gọn này giúp việc đun nước nóng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Sự muộn màng của SOOBIN

Nhạc việt

11:40:26 02/07/2024
Hoạt động nghệ thuật hơn 10 năm mới phát hành album đầu tay, vậy nên dù có chất lượng tốt, album của SOOBIN vẫn khó tránh khỏi việc sản xuất thiếu tính tươi mới và đột phá.

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng

Sao việt

11:37:16 02/07/2024
Sáng 7/2, diễn viên Kha Ly bất ngờ đăng bài chúc mừng bạn thân Thanh Trúc đã mẹ tròn con vuông . Nhóc tỳ đầu lòng của Thanh Trúc là một b.é g.ái, hiện cô chưa tiết lộ thêm thông tin của con.

Nhã Phương, Sĩ Thanh xách túi Dior hơn 140 triệu đồng đến đám cưới Midu

Phong cách sao

11:37:01 02/07/2024
Mới đây, dàn sao Việt góp mặt tại một trung tâm tiệc cưới ở TPHCM để tham dự đám cưới của Midu và thiếu gia Minh Đạt. Màu sắc trang phục theo quy định là đen hoặc trắng. Với hai gam màu cơ bản này, việc chọn lựa váy áo phù hợp khá dễ dà...

Thác Bopla (Lâm Đồng): Điểm dừng chân lý tưởng

Du lịch

11:31:00 02/07/2024
Được mệnh danh là tuyệt tác huyền bí của cao nguyên Lâm Viên, thác Bopla nằm trên địa phận xã Liên Đầm, huyện Di Linh, cách thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) hơn 8km.

Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt

Hậu trường phim

11:20:59 02/07/2024
Theo 163, giới giải trí Hoa ngữ vẫn lưu truyền câu chuyện về việc nam diễn viên Trần Khôn từng ghét Lưu Diệc Phi như thế nào khi hợp tác trong phim Kim Phấn Thế Gia.

Đội trưởng Bruyne đau khổ giải nghệ sau trận thua Pháp tức tưởi

Sao thể thao

11:19:56 02/07/2024
Đội trưởng Bruyne của tuyển Bỉ quyết định về tương lai của mình vào cuối mùa hè này, sau khi bị Pháp thắng ở vòng 16 đội tại Giải vô địch bóng đá châu Âu nhờ một pha đá phản lưới nhà của Vertonghen.

Code Zenless Zone Zero mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:13:40 02/07/2024
Tiếp nối những thành công vang dội của Honkai Star Rail, HoYoverse tiếp tục ra mắt siêu phẩm gacha tiếp theo mang tên Zenless Zone Zero (viết tắt: ZZZ).