Để tóc quá dài, cậu bé Anh bị nhà trường đuổi học
Trường Colchester tuyên bố chỉ khi Alfie cắt tóc mới được tiếp tục học, nhưng cậu bé quyết không cắt vì “mái tóc là một phần con người”.
Cậu bé Alfie Howard-Hughes, 11 tuổi, sống ở hạt Essex, Anh mới đây bị cho nghỉ học vì để tóc dài tới mông. Trường Ngữ pháp Hoàng gia Colchester nơi Alfie theo học cho biết, mái tóc dài bồng bềnh của cậu bé đi ngược lại các quy tắc ứng xử của trường và chỉ khi Alfie cắt tóc mới được tiếp tục học.
Tuy nhiên, cậu bé 11 tuổi nhất quyết không cắt tóc vì cho rằng đây là một phần con người mình. Bố mẹ của Alfie, chị Katy Cox, 33 tuổi và anh Gary, 32 tuổi, hoàn toàn đồng ý với quyết định của con trai.
Mái tóc dài của Alfie. Ảnh: Mirror
Chia sẻ với báo chí, chị Katy cho rằng chính sách của nhà trường thật nực cười và lỗi thời. Họ đang muốn tạo ra một thế hệ trẻ rập khuôn và không bình đẳng. Họ cần để trẻ em lớn lên và được là chính mình. “Đây không phải là tóc của tôi mà là tóc của Alfie, và tôi sẽ để thằng bé được toàn quyền quyết định”, chị nói.
Người mẹ đặt câu hỏi “Tại sao con gái được để tóc dài, còn con trai thì không chứ? Miễn sao thằng bé biết mình là ai! Tôi từng nhìn thấy nhiều đứa trẻ la khóc vì phải đi cắt tóc. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó với con mình. Thằng bé sẽ chỉ cắt tóc khi mà nó muốn”.
Video đang HOT
Cậu bé Alfie và bố mẹ. Ảnh: Mirror
Alfie đã làm bài thi đầu vào trường Ngữ pháp Hoàng gia Colchester vào tháng 9 năm ngoái và nhận được kết quả tốt vào tháng 11, sau đó xác nhận nhập học vào tháng 3 năm nay. Nhưng giờ đây, cậu bé bị đuổi học vì mái tóc “không gọn gàng, sạch sẽ”.
Bố của Alfie từng theo học trường Ngữ pháp Hoàng gia Colchester nên biết các quy định về vẻ ngoài của trường. Nhưng anh nghĩ thời gian trôi qua, mọi thứ đã trở nên linh hoạt hơn.
Phát biểu về trường hợp này, hiệu trưởng trường Ngữ pháp Hoàng gia Colchester, ông John Russel, nói: “Chúng tôi đã xin ý kiến từ luật sư phụ trách pháp lý của trường. Vì đây là vấn đề riêng tư giữa trường, phụ huynh và học sinh nên chúng tôi sẽ không bình luận gì thêm”.
Về phía phụ huynh, anh Gary và chị Katy đang xem xét những hành động pháp lý để yêu cầu nhà trường thay đổi chính sách. Còn cậu bé Alfie vẫn tiếp tục đi học, bất chấp quy định đưa ra.
Thanh Hương
Theo Mirror/VNE
Kiều bào học tiếng Việt
Kiều bào tại Thái Lan mong muốn thế hệ trẻ sống xa quê hương được học tiếng Việt để góp phần bảo tồn văn hóa Việt.
Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM - Thiên Uy
Tại hội nghị sơ kết công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài 6 tháng đầu năm 2019 (diễn ra ngày 12.7), ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết " Người Việt Nam tại Thái Lan đều sử dụng tiếng Việt khi tham gia sinh hoạt cộng đồng tại đây. Cách học tiếng Việt chủ yếu của kiều bào là thông qua các bài hát tiếng Việt, đặc biệt là các bài hát về truyền thống, về quê hương...".
Tại Thái Lan, bà con kiều bào đã tình nguyện mở các lớp dạy tiếng Việt cho con em mình. Cuối tháng 1.2017, chùa Khánh An, tỉnh Udon Thani (Thái Lan) đã mở những lớp dạy tiếng Việt miễn phí chính thức tại Thái Lan. Khi mới thành lập trường có 4 lớp với 28 học viên, người theo học trong độ tuổi từ 17 đến 60. Hiện nay, trường dạy tiếng Việt Khánh An đã có 14 giáo viên và khoảng 70 em học sinh, được phân chia thành 9 lớp.
Tháng 5.2019, Ban quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Udon Thani đã ký kết bản ghi nhớ chung về thỏa thuận hợp tác dạy tiếng Việt với Trường Trung học UdonPittayanukul 2 và Trường Tiểu học Noong On, Noong Han của huyện Mương, tỉnh Udon Thani.
Ban quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và các trường tổ chức các lớp dạy tiếng Việt văn bản cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 12, với thời lượng 1 tuần 2 buổi. Chương trình tiếng Việt căn bản được thiết kế gồm 18 buổi, sử dụng giáo trình song ngữ Việt - Thái do các giáo viên thuộc Hội người Việt Nam ở tỉnh Udon Thani xây dựng dựa trên bộ giáo trình dạy tiếng Việt căn bản của Việt Nam.
Mong muốn của đề án là duy trì và phát triển ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam trong cộng đồng kiểu bào tỉnh Udon Than, từ đó từng bước đưa ngôn ngữ Việt Nam vào giảng dạy trong các trường Tiểu học, Trung học của Thái Lan tại tỉnh Udon Thani.
Đoàn công tác Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM và đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt của trường dạy tiếng Việt Khánh An, tỉnh Udon Thani, Thái Lan - T.L
Tuy nhiên, ông Trần Đức Hiển vẫn lo lắng về vấn đề thế hệ trẻ người Việt tại Thái Lan trong việc học tiếng Việt: "Thế hệ thứ 3, thứ 4 người Việt tại Thái Lan rất trẻ. Họ có nhiều áp lực việc học hành ở trường phục vụ việc thi cử, thời gian dành cho việc học tiếng Việt không còn nhiều. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt còn thiếu, giáo viên được sử dụng trước đây đều đã lớn tuổi, việc bổ sung giáo viên mới vẫn chưa làm được, cho nên việc dạy tiếng Việt cho thế hệ này vẫn còn đang còn nhiều khó khăn"
Hội người Việt Nam và bà con kiều bào tại Thái Lan mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa có những hỗ trợ từ phía quê nhà đối với việc dạy tiếng Việt cho bà con kiều bào nói chung, và thế hệ trẻ nói riêng để bà con kiều bào có thể giữ gìn được những nét đẹp văn hóa Việt Nam.
Ông Lương Thanh Nghị, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) cho biết trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã có ý thức dạy tiếng Việt cho con em của mình.
Phong trào dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là cho thế hệ trẻ hiện nay đang phát triển rộng khắp. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn vì thế hệ trẻ được học tiếng Việt, nhưng không có môi trường để nói tiếng Việt.
Chính vì vậy, Ủy ban người Việt Nam tại nước ngoài TP.HCM cũng như Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thường xuyên tổ chức các sự kiện để cho các bạn trẻ kiều bào về nước được giao lưu, và đây là cơ hội để trau dồi thêm tiếng Việt.
"Tôi được biết Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ tổ chức một cuộc thi viết sách giáo khoa tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Hy vọng cuộc thi này có thể khắc phục được những bất cập liên quan đến sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho người Việt tại nước ngoài", ông Lương Thanh Nghị nói.
Theo Thanh niên
Tấm lòng của Tiến sỹ kiều bào Đức hướng về Việt Nam Trở thành người thành đạt tại Đức, Tiến sỹ Đào Minh Quang luôn đau đáu với tâm nguyện làm được điều gì đó cho thế hệ trẻ kiều bào Việt Nam tại Đức cũng như thế hệ trẻ ở quê nhà Việt Nam, ông đã thành lập quỹ Đào Minh Quang để thực hiện tâm nguyện của mình. TS. Đào Minh Quang (người...