Đề Toán dành cho người mê bóng đá gây tranh cãi
“Có N đội bóng tham gia tranh chức vô địch bằng cách đấu loại trực tiếp. Hỏi có bao nhiêu trận đấu tất cả”, đề Toán này của PGS Văn Như Cương đã tạo nên cuộc tranh luận trên mạng.
Trước khi trận chung kết World Cup 2014 diễn ra, PGS Văn Như Cương tiếp tục đăng tải đề Toán thú vị dành tặng những người đam mê bóng đá.
Đề bài yêu cầu: “Có N đội bóng tham gia tranh chức vô địch bằng cách đấu loại trực tiếp. Hỏi có bao nhiêu trận đấu tất cả. Ghi chú: lời giải đẹp nhất của bài toán này chỉ gồm ba câu, học sinh tiểu học đọc đều hiểu hết”.
Trong thời gian diễn ra World Cup 2014, PGS Văn Như Cương cũng từng có bài Toán vui dành tặng người hâm mộ.
Lập tức, đề toán này khiến cộng đồng mạng tranh cãi. Nhiều thành viên đưa ra đáp án là (N-1) trận đấu. Bạn khác lại cho rằng đề bài thiếu dữ kiện, không có lời giải thậm chí còn ví như bài Toán “con cừu – tuổi ông thuyền trưởng” từng gây xôn xao dư luận.
Đáp lại các thành viên cộng đồng mạng, PGS Văn Như Cương tiếp tục đăng tải chia sẻ: “Có nhiều bạn tham gia giải , sau đây xin phép có một vài nhận xét. Đây là bài toán “kinh điển” chứ không phải mới mẻ gì, tôi không nói trước như thế chẳng qua là để các bạn “tự do tư tưởng” với năng lực của mình. Kết quả là nhiều bạn có những nhận xét rất võ đoán: bài toán sai, thiếu dữ kiện, không giải được, có nhiều đáp số khác nhau, chỉ giải được khi N là lũy thừa của 2. Có một số bạn không hiểu đấu loại trực tiếp là gì”.
Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra những bạn đã có đáp án đúng và đưa ra gợi ý cho câu hỏi này. Tuy nhiên, nhiều thành viên vẫn tiếp tục bình luận và thắc mắc về bài toàn. Linh NT cho rằng; “Bài toán giải đúng nhưng không thực tế”, hay Trần Văn Bền: “Nếu có 3 đội đá thì đá thế nào nhỉ? Nếu 3 đội mà đấu 2 trận thì không thỏa mãn đề ra là đấu loại trực tiếp”.
Video đang HOT
Tiếp tục giải đáp thắc mắc của các thành viên, sáng 14/7, PGS Văn Như Cương đăng tải trên trang mạng xã hội: “Tôi đã đưa ra lời giải rồi nhưng nhiều bạn vẫn không hiểu. N ở đây là số tự nhiên bất kỳ, nhưng nhiều bạn lại cứ cho nó phải là lũy thừa của 2″.
Ông ví dụ cụ thể khi N = 10 bài toán sẽ được giải như sau: “Vòng 1: Bốc thăm để có 5 cặp , đấu 5 trận, loại di 5 đội, còn lại 5 đội vào vòng sau. Vòng 2 có 5 đội : Bốc thăm để có 2 cặp và 1 đội lẻ (đội này tự nhiên được vào vòng 3). Đấu 2 trận ở hai cặp, lọai đi hai đội, còn lại 2 đội vào vòng sau cùng với đội lẻ. Vòng 3 có 3 đội : Bốc thăm hai đội đấu với nhau và 1 đội lẻ. Đấu 1 trận để chọn ra 1 đội cùng đội lẻ vào vòng sau. Vòng 4 có 2 đội, đấu 1 trận để tìm ra đội vô địch. Vậy số trận ở cả 4 vòng là : 5 2 1 1 = 9 (= 10-1)”.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, cư dân mạng vẫn chưa ngừng tranh cãi về đề Toán này. Thậm chí, nhiều thành viên không dựa vào dữ kiện đề bài mà tiếp tục lập luận trên cơ sở luật bóng đá của FIFA. Điều đó khiến cho bài toán đơn giản trở nên phức tạp một cách không cần thiết.
Theo zing
Ba đề Toán lớp 2 khiến người lớn đầu hàng
Bên cạnh đề Toán "tính tuổi ông thuyền trưởng", các học sinh lớp 2 còn phải giải nhiều bài tập oái oăm không kém.
Con lợn, chó và bao gạo
Tháng 9/2013, cư dân mạng đang chuyền tay nhau một đề kiểm tra chất lượng lớp 2 gồm Toán và Tiếng Việt.
Trong đó, câu hỏi: " "Con lợn nặng 45 kg, con chó nhẹ hơn bao gạo 28 kg. Hỏi con chó nặng bao nhiêu kilogam?. Đáp án: A. 17 kg, B. 7 kg, C.27 kg" lập tức thu hút sự chú ý của các thành viên.
Đề Toán vô lý khiến nhiều bậc phụ huynh cho rằng "ngoài sức tưởng tượng".
Bài toán này được đưa ra "mổ xẻ" và các thành viên đều cho rằng các dữ liệu của đề không liên quan đến nhau "không biết bao gạo nặng bao nhiêu làm sao tính được trọng lượng của con chó?". Nhiều phụ huynh có con em đang theo học bậc tiểu học cũng cho rằng "đề vượt ra ngoài sức tưởng tượng".
Chia cam
Sau đó, một đề Toán cũng được cho là của học sinh lớp 2 tiếp tục khiến dân mạng tranh cãi "nảy lửa" bởi câu hỏi số 5: "Có 5 quả cam để trong rổ, làm thế nào để có thể chia cho 5 bạn, mỗi bạn một quả cam, mà trong rổ vẫn còn một quả".
Bài toán chia cam khiến người lớn đau đầu tìm lời giải.
Đa số các ý kiến đều cho rằng đề sai, đánh đố học sinh. Bên cạnh đó, phần trả lời của em nhỏ này ở câu hỏi số 4 cũng khiến dân mạng bật cười.
Con cừu và ông thuyền trưởng
Gần đây nhất, một đề toán lớp 2 có nội dung: "Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?", cũng khiến dân mạng đau đầu nghĩ lời giải. Thậm chí nhiều bạn còn bình luận: "Tốt nghiệp đại học nhưng cũng phải "bó tay" với bài toán này".
Đề Toán lớp 2 khiến sinh viên tốt nghiệp đại học phải "bó tay".
Ngay sau khi bài tập này được đăng tải, nhiều độc giả đã chia sẻ những cách tính khác nhau để ra số tuổi cụ thể của người thuyền trưởng.
Trần Văn Nhân cho rằng: "Thuyên trường nhỏ hơn 23 tuổi vì không biết vận tải nên mới để rơi số cừu, chứng tỏ chưa tốt nghiệp ĐH Hàng hải". Cùng với ý kiến của độc giả Nhân, bạn Tí Tởn nhận định, người thuyền trưởng ít hơn 16 tuổi thì mới có thể... để rơi 5 con cừu xuống nước.
Thành viên Việt Dũng Lê chỉ ra đáp án cho bài Toán giáo dục được nhiều người quan tâm: "Trò chăm ngoan giỏi chưa giải được bài này = cần phải đi học thêm".
Theo zing
PGS Văn Như Cương: Viết sách giáo khoa chỉ tốn 50 tỷ đồng Nếu người viết sách mỗi tiết được trả 2 triệu đồng thì môn Toán lớp 12 tốn 200 triệu đồng và các môn ở ba cấp học cũng tốn không quá 50 tỷ đồng. Ngày 14/4, trình bày trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh...