Để thực phẩm không gây bệnh cho cơ thể
Hiện nay, mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang chuyển tiếp từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm, với tỷ lệ 75% ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gút…
Ảnh minh họa
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự thay đổi mô hình bệnh tật này. Đó là những sai lầm trong sử dụng thực phẩm, là dinh dưỡng thiếu cân đối trong các bữa ăn hằng ngày, hoặc do ăn quá nhiều đạm, mỡ, muối… Để miếng ăn không gây bệnh cho cơ thể thì mỗi chúng ta phải thay đổi thói quen khi ăn uống và sử dụng thực phẩm.
Không ăn quá mặn, quá ngọt bằng cách không sử dụng thực phẩm ăn liền, thức ăn nhanh, hạn chế tới mức thấp nhất những món ăn chứa nhiều muối như kho, rim, rang, dưa cà muối, cá khô.
Nếu mỗi ngày ăn quá 25g đường thì được cho là ăn quá ngọt. Chúng ta có thể hạn chế bằng cách loại bỏ hoàn toàn những đồ uống có ga, có đường, bánh, kẹo… Những loại thực phẩm này làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, mọi người lưu ý không để thiếu hụt rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày, bởi theo các bác sĩ ăn ít rau, quả cũng là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày, ruột; 31% các bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ. Cùng với đó phải loại bỏ mọi nguy cơ thực phẩm không an toàn với con người bằng cách tự trang bị những kiến thức về chọn thực phẩm.
Thực phẩm chỉ an toàn khi không có hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, không bị nhiễm khuẩn, kim loại nặng, tồn dư kháng sinh… Người nội trợ có thể mua được thực phẩm an toàn tại các cửa hàng có chứng nhận của các cơ quan chức năng hoặc mua các loại thực phẩm có thể truy xuất nguồn gốc, thực phẩm hữu cơ…
Khớp gối kêu lục cục và đau nhức: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh
Tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau nhức thường xảy ra ở người cao tuổi do dịch nhờn khớp giảm, khớp bị khô và phát ra âm thanh nghe lục cục khi đi lại cầu thang hoặc vận động.
Thực tế, các vấn đề khớp gối kêu lục cục và đau nhức không chỉ là hiện tượng sức khỏe cần chú ý ở người cao tuổi mà còn có thể xảy ra cả ở người trung niên và xuất hiện cả ở người trẻ tuổi.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, chuẩn đoán, phòng tránh tình trạng khớp gối kêu lục cục, đau nhức:
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau nhức
Khớp gối kêu lục cục và đau nhức có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây một số nguyên nhân phân loại theo 2 yếu tố là bệnh lý và sinh lý mà bạn có thể tham khảo:
1.1. Nguyên nhân do bệnh lý
Video đang HOT
Xét về cấu tạo thì khớp gối có cấu tạo từ xương bánh chè, mâm chày, xương cầu đùi, từ sụn bọc và một vài cấu trúc dạng mô mềm xung quanh ví dụ như dây chằng, gân cơ,... Khi ở trạng thái bình thường, những hệ thống gân và dây chằng hay cơ có tác dụng giúp ổ khớp được cố định và linh hoạt khi thực hiện các hoạt động co duỗi,..
Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng khớp gối kêu lục cục và bị đau nhức thì có thể là do một vài bộ phận cấu tạo của khớp gối đang có vấn đề.
Cụ thể như sau:
- Bị thoái hóa khớp gối: lúc này sụn khớp bị tổn thương và bào mòn gây ra do lão hoá. Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên hay cao tuổi.
Thoái hóa khớp gối gây tổn thương sụn khớp (Ảnh: Internet)
- Bị gai khớp gối: người bị thoái hóa khớp có thể gặp phải một biến chứng gọi là gai khớp gối. Các gai xương hình thành do quá trình tự tổng hợp canxi bù lấp chỗ trống do mô sụn bị bào mòn. Người bị gai xương sẽ gặp tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau nhức, thậm chí là viêm sưng khi vận động.
- Bị viêm khớp dạng thấp: viêm khớp dạng thấp được biết đến là một dạng bệnh xương khớp tự miễn. Hệ miễn dịch của người bệnh tự tạo ra kháng thể và tấn công mô sụn của chính họ. Khi bệnh bùng phát nặng có thể gây ra tiếng lục cục khi vận động co duỗi hay sưng viêm, đau nhức hoặc cứng khớp.
Nếu để ý bạn có thể thấy khớp kêu lục cục có thể xảy ra được cùng lúc đối với cả 2 bên khớp gối.
- Loãng xương: Khi mật độ xương suy giảm, xương của bạn sẽ bị xốp hơn, giòn hơn và dễ gãy hơn. Mặc dù loãng xương không gây ra các cơn đau nhức dữ dội như các vấn đề xương khớp khác nhưng có thể gây ra các cơn đau âm ỉ và biểu hiện thêm bằng các tiếng khớp gối kêu lục cục khi bạn đi lại hay co duỗi.
Khớp gối kêu lục cục và đau nhức do mật động xương suy giảm (Ảnh: Internet)
- Một số bệnh lý khác: ngoài các vấn đề xương khớp phổ biến kể trên thì hiện tượng khớp gối kêu lục cục và đau nhức có thể là biểu hiện của bệnh gout, nhiễm khuẩn khớp hay viêm bao hoạt dịch khớp gối,....
1.2. Nguyên nhân do sinh lý
Ngoài vấn đề về bệnh lý thì khớp gối kêu lục cục và đau nhức cũng có thể là biểu hiện của một số tình trạng sinh lý như lão hoá, thay đổi hormone hay mang thai,...
- Lão hoá: Khi vào độ tuổi lão hoá, xương khớp cũng bị yếu đi và suy giảm chức năng hoạt động. Nói cách khác, dịch nhờn khớp cũng sản sinh ít hơn nên dễ gây ra các tiếng lục cục hay đau nhức.
- Mang thai: Khi mang thai, bà bầu thường bị tăng cân đột ngột, tử cung giãn nở và áp lực từ việc tăng cân nặng khiến xương khớp háng và khớp gỗi rất dễ bị đau nhức và sưng viêm. Do đó, khi di chuyển một cách đột ngột thì có thể gây ra tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau nhức.
Áp lực từ tăng cân nặng và tử cung giã nở khiến bà bầu bị đau nhức khớp gối (Ảnh: Internet)
- Thay đổi hormone đột ngột: Quá trình tổng hợp canxi của cơ thể có thể gặp rối loạn nếu như hormone bị thay đổi đột ngột. Điều này dẫn tới mật độ xương bị suy giảm kèm theo suy giảm chức năng xương khớp. Do vậy, hiện tượng khớp gối kêu lục cục và đau nhức dễ xảy ra ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh hay sau sinh.
- Lười vận động: Lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp mãn tính. Các ổ khớp rơi vào tình trạng giảm tiết chất nhầy gây ra khô khớp và đau nhức kèm theo các tiếng lục cục.
- Mang vác nặng, sai tư thế: Việc vận động mang vác nặng, sai tư thế có thể các khớp gối chịu áp lực trong thời gian dài, mô sụn cũng bị bào mòn và tổn thương hơn. Nếu như không được can thiệp và điều trị sớm thì các khớp cũng nhanh chóng bị lão hóa và gây ra các bệnh xương khớp mãn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp,...
Nhìn chung việc tạo ra áp lực cho khớp gối rất dễ gây ra hiện tượng khớp gối kêu lục cục và đau nhức ví dụ như béo phì, thừa cân, ngồi quá lâu trong một tư thế, dây thần kinh bị chèn ép,....
2. Hướng dẫn chẩn đoán khi khớp gối kêu lục cục và đau nhức
Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Nếu như tình trạng đau nhức khớp gối và kêu lục cục không biến mất sau 7 ngày và có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt bình thường thì bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.
Các phương pháp chẩn đoán
- Thăm khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ thăm khám tiền sử bệnh lý cũng như yêu cầu bạn thực hiện một vài động tác để quan sát xem tình trạng và khả năng vận động của bạn như thế nào. Ngoài ra bác sĩ sẽ quan sát nếu khớp gối có các biểu hiện sưng tấy.
- Thăm khám cận lâm sàng: Bao gồm chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT cắt lớp vi tính, xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch khớp.
3. Cách phòng tránh
Dưới đây là một số cách phòng tránh hiện tượng khớp gối kêu lục cục và đau nhức:
- Duy trì thói quen tập thể dục
Các nhà khoa học cho biết, tập thể dục từ 15-30 phút/ngày với các bài tập phù hợp với thể trạng có thể cải thiện sức khỏe xương khớp. Đối với những người bị bệnh xương khớp thì nên tham khảo chuyên gia về các bài tập phù hợp.
Tập thể đều đặn dục tăng cường sức khỏe xương khớp (Ảnh: Internet)
- Có chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học, đủ nước rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là những thực phẩm tốt cho xương khớp nên được ưu tiên như hải sản, sữa, trứng, rau xanh và một số loại đậu, thịt.
- Không ăn, uống thực phẩm và các đồ uống kích thích chẳng hạn như rượu bia, cafe, các loại thức ăn chứa nhiều gia vị hay thức ăn nhanh.
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ lão hóa nhanh và bị hoại tử xương vô mạch. Nếu không thể bỏ ngay, hãy giảm lượng thuốc hút dần dần và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
- Không lạm dụng các loại thuốc corticoid, kể cả thuốc ở dạng bôi. Nếu lạm dụng nhiều có thể dẫn tới suy tuyến thượng thận, bị tăng đường huyết, suy giảm mật độ xương gây loãng xương và hội chứng Cushing.
- Giảm cân, hạn chế tăng cân, béo phì để giảm áp lực lên khớp gối nói riêng và các xương khớp khác nói chung.
Giảm cân giúp giảm áp lực lên khớp gối hiệu quả (Ảnh: Internet)
- Không ngồi quá lâu một chỗ, nhất là người làm việc văn phòng.
- Không mang vác vật nặng sai tư thế. Nếu như do đặc thù công việc thì nên tham khảo các bài tập cải thiện xương khớp, bù lấp bằng chế độ ăn khoa học.
- Bổ sung vitamin D trong ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong các khung giờ từ 6-10 giờ sáng. Vitamin D này có khả năng cải thiện hệ xương khớp và nguy cơ bị mắc các bệnh mãn tính cũng như nâng cao đề kháng của cơ thể.
Hạn chế bệnh không lây nhiễm - Cần kết hợp nhiều giải pháp Qua thực tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, hiện nay, số người mắc các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Để hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh này, mỗi người dân cần chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân, từ đó có biện pháp...