Đề thi Văn vào lớp 10 trường chuyên Sư phạm có 1 câu cực chất về cuộc đời: Xem ngay đáp án gợi ý để đối chiếu kết quả
Sáng 15/7, thí sinh thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Sư phạm tiếp tục thi môn Ngữ Văn. Chiều nay các em sẽ có mặt vào lúc 13h30 để tiếp tục thi môn chuyên.
Đề Văn năm nay bao gồm câu đọc hiểu (2 điểm), viết đoạn văn (2 điểm) và nghị luận văn học (6 điểm). Theo đánh giá của nhiều thí sinh, đề không quá khó, phù hợp với thí sinh không thi chuyên Văn. Không ít em tự tin nắm chắc điểm 7 hoặc 7,5. Đề bài cụ thể như sau:
Đề thi Văn chung vào lớp 10 trường chuyên Sư phạm.
Gợi ý đáp án:
Câu 1:
a. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
b. Hình ảnh so sánh: “Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” => Tác dụng: Diễn tả cảm giác của tác giả về ngày đầu đến trường, những cảm xúc, kỷ niệm đẹp đẽ, tấm lòng biết ơn thầy cô, yêu quý bạn bè thông qua hình ảnh “cánh hoa tươi”. Ngoài ra, hình ảnh so sánh giúp cách diễn đạt trở nên sinh động, biểu cảm hơn.
c. Tác dụng của dấu (:) để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Video đang HOT
Câu 2:
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích vấn đề: “Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình”.
- Phân tích, bàn luận vấn đề: Học sinh cần thể hiện kỹ năng nghị luận kết hợp với hiểu biết xã hội, đưa dẫn chứng minh họa thuyết phục, phù hợp.
Dàn gợi ý:
Tại sao nói: “Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình”? => Mỗi người trong chúng ta đều là nhân vật chính trong cuộc đời mình => Khi biết tự làm chủ cuộc đời, chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn, từ đó xây dựng xã hội tiến bộ, văn mình. Mang lại những điều tốt đẹp cho không chỉ bản thân mà còn gia đình và xã hội,… => Lấy dẫn chứng minh họa.
Mỗi người cần biết phát huy năng lực bản thân.
Phê phán những người không có chí tiến thủ, sống ỷ lại.
Liên hệ bản thân và tổng kết.
Câu 3:
Dàn bài gợi ý:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Phân tích:
Cảnh đoàn thuyền ra khơi thông qua câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then đêm sập cửa” => Phân tích hình ảnh so sánh, biện pháp tu từ nhân hóa.
Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động: Không gian vũ trụ bao la được mở ra nhiều chiều; sự tương xứng của đoàn thuyền đánh giá và không gian đó; hình tượng người lao động trên biển.
Khung cảnh lao động hăng say trên biển: Phân tích các từ ngữ “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”, “chùm cá nặng”, “vẩy bạc”, “đuôi sáng”… để thấy được khung cảnh đánh cá sinh động, vẻ đẹp của người lao động, thành quả bội thu => từ đó thấy được bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, đất nước giàu tài nguyên và hình tượng người lao động bình dị mà phi thường.
Hỉnh ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Học sinh thích thú với đề văn của thầy giáo giữa vùng dịch
Chọn vấn đề có tính thời sự là dịch nCov, đề văn thầy Nguyễn Văn Lự - Trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc - giao cho trò tự học khi tạm nghỉ vì dịch bệnh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của học sinh.
Học sinh Trường THPT Vĩnh Yên/Ảnh minh họa/nguồn: Cổng thông tin điện tử TP Vĩnh Yên.
Chia sẻ về mục đích ra đề văn này, thầy Nguyễn Văn Lự cho biết: Mong muốn của tôi là giúp học sinh ôn tập về làm văn, các kỹ năng chung của bộ môn như đọc hiểu, dùng từ, diễn đạt, viết câu, dựng đoạn; đồng thời chọn vấn đề có tính thời sự là dịch nCoV nhằm 3 mục đích: truyền thông về bệnh dịch, hành động bảo vệ mình và cộng đồng, cuối cùng là ôn kiến thức và rèn kỹ năng nghị luận.
"Đa số học sinh bày tỏ hứng thú với đề văn này. Vấn đề nCoV thiết thực, gần gũi, được nhiều người quan tâm và hợp lí với các em. Nội dung hỏi cũng nhẹ nhàng, dễ làm đúng, không cần học cũng viết được. Một số học sinh chia sẻ như vậy" - thầy Lự cho hay.
Trong đề bài này, câu hỏi 5 điểm nghị luận văn học cũng là mới với cách hỏi mở và cảm xúc của học sinh sẽ không bị bó trong ý tứ của bài học trên lớp.
Khi được hỏi về giải pháp giúp học sinh hứng thú học văn ở trường cũng như ở nhà, thầy Lự cho rằng, nhiều người đã có ý kiến, nhưng đa phần thầy cô áp đặt lượng bài, lượng kiến thức và ai cũng quan trọng hóa môn của mình.
"Giữa bão nCoV, trò lo học, lo bệnh dịch, lo bị bố mẹ quản, nhàn rỗi mà hóa mệt hơn đi học. Giải pháp tạo tâm thế tốt cho học sinh, cuốn các em vào học các môn là nêu chủ đề, để học sinh tự học, viết thu hoạch ngắn gọn, nộp khi đến trường, thầy ghi điểm chuyên cần" - thầy Lự cho biết.
Tuy nhiên, với học sinh không bị quản chặt, chưa có ý thức học thì rất khó. Với đối tượng này, thầy Lự chọn cách kêu gọi tính tự giác, chuẩn bị bài soạn hoặc viết một vài bài, làm một số đề theo đề thi chuyên đề học sinh tự chọn hoặc viết lại bài kiểm tra. Nộp bài cho thầy chữa và chấm.
"Cách nữa là theo số điện thoại và email thầy cho từ đầu năm, các em cứ hỏi, cứ gọi đểtrao đổi bài trực tiếp. Khuyến khích ghi điểm thường xuyên và chia sẻ tài liệu, sẵn sàng trao đổi bài là cách tôi làm" - thầy giáo tâm huyết chia sẻ.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Thí sinh nhận định đề Văn chuyên vào Phổ thông Năng khiếu nhẹ nhàng Trưa 14/7, hơn 600 thí sinh hoàn thành bài thi môn Văn chuyên lớp 10 vào trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) rời phòng với tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Thí sinh hoàn thành buổi thi môn Văn chuyên vào trường Phổ thông Năng khiếu Tại điểm thi của trường Phổ thông Năng khiếu (cơ sở chính, Quận 10),...