Đề thi và gợi ý bài giải môn GDCD kỳ thi THPT quốc gia 2019
Các thí sinh vừa hoàn thành bài thi môn tổ hợp KHXH trong sáng nay, 27-6. Mời bạn đọc xem đề thi và gợi ý bài giải môn GDCD.
Đề thi môn GDCD mã đề 301:
Theo PLO
Kết thúc thi tổ hợp Khoa học xã hội: Thí sinh tận dụng hết thời gian làm bài Lịch sử, Địa lý
Những thí sinh hệ giáo dục thường xuyên sáng nay chỉ thi Lịch sử và Địa lý nên kết thúc buổi thi sớm hơn thí sinh hệ THPT.
Video đang HOT
Ảnh: Xuân Phú
Tuyên Quang: Thí sinh phấn khởi rời trường thi
Kết thúc buổi thi sáng nay (27/6), thí sinh tại điểm thi Trường THPT Tân Trào (TP Tuyên Quang) rời trường thi với tiếng cười vui. Đa số thí sinh không áp lực về điểm số vì chỉ đăng ký thi tốt nghiệp.
Các thí sinh rà lại bài môn thi Địa lý
Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - HS lớp 12C3 làm đủ ba bài thi. Tuấn tự tin nhất với bài thi môn Địa lý khi làm được khoảng 25/40 câu hỏi, dự đoán được khoảng 6 điểm.
Thí sinh Nguyễn Hoàng Anh Tuấn
Ngay sau khi buổi thi, Tuấn sẽ luyện các môn học liên quan đến vẽ, thiết kế để khi có kết quả thi sẽ đăng ký học một trường trung cấp, ngành nội thất.
Thí sinh Hoàng Thọ Anh
Còn Hoàng Thọ Anh nhận xét đề thi môn Địa lý và Lịch sử cấu trúc như đề thi minh họa nhưng nội dung có phần khó hơn. Đề thi GDCD thì rất "dễ thở", em làm được hết và dự đoán được khoảng 7 điểm. Sau khi có kết quả thi, Thọ Anh dự định đi nghĩa vụ Công an.
Hà Nội: Đề Địa lý vừa sức, đề Lịch sử hơi khó
Thục Anh - học sinh hệ trung cấp trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội - kết thúc 2 môn thi với nhận định: Đề Địa lý vừa sức, đề Lịch sử hơi khó.
Lý giải cụ thể, với mã đề Lịch sử 303, theo Thục Anh, dù kiến thức bám sát sách giáo khoa nhưng lịch sử không có nhiều câu đọc có thể trả lời ngay kiểu nhận biết. Nhiều câu buộc học sinh phải tư duy, suy luận, tổng hợp kiến thức mới trả lời được.
"Môn Lịch sử em làm được khoảng 50% là chắc chắn. Địa lý thì tốt hơn, có thể được 8 điểm. Độ khó đề Địa ở mức trung bình, lại có nhiều câu có thể sử dụng Át lát nên để đạt điểm cao dễ hơn. Tuy nhiên, cả 2 môn em đều làm khá kíp thời gian, không đủ thời gian để rà lại bài" - Thục Anh chia sẻ.
Biết sử dụng Át lát giúp thí sinh ăn điểm trong môn Địa lý
Cũng là học sinh Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, thí sinh Cù Phương Nguyên cho biết mình gặp mã đề 324 môn Lịch sử. "Em từng ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử nhưng vẫn bối rối khi gặp đề thi. Đề này chắc chắn sẽ phân hóa học sinh tốt. Các bạn có thể đạt điểm 5, nhưng từ 7 trở lên sẽ khó" - Nguyên cho hay.
Với môn Địa lý, theo nhận định của Nguyên, có khoảng 7-8 câu học sinh có thể tận dụng Át - lát để làm bài. "Em không sử dụng điểm Địa để xét tuyển ĐH nên em hài lòng với khoảng 6-7 điểm Địa lý mình có thể đạt được" - Nguyên nói.
Thảo Linh - học sinh Trường THPT Cổ Loa sau khi kết thúc 2 môn thi cũng cho biết đề Lịch sử cần học chắc kiến thức, có tư duy tổng hợp tốt mới có thể đạt điểm cao. Các bạn cũng có chung nhận định là phần lịch sử thế giới trong đề thi chiếm tỷ lệ khá lớn.
Theo GDTĐ
Thí sinh hốt hoảng vì quên mang theo "phao" Buổi thi sâng nay, các thí sinh sẽ thi môn cuối cùng là tổ hợp môn KHXH (Sử, Địa, GDCD). Một tài liệu quan trọng mà thí sinh được mang theo là Atlat Địa lý, thế nhưng rất nhiều em đã bấn loạn vì phát hiện mình quên mang Atlat. Tại điểm thi Trường THPT Trần Hưng Đạo (Hà Đông, Hà Nội), nhiều...