Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ như thế nào?
Do tình hình diễn biến của dịch Covid-19 nên học sinh lớp 12 nhiều tỉnh, thành phố đang phải học, ôn tập trực tuyến để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Trước băn khoăn đề thi năm nay sẽ như thế nào, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh có giải đáp cho các thí sinh.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh
Giải đáp mối băn khoăn của nhiều thí sinh về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ như thế nào, ngày 7-5, Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết: Công tác đề thi luôn được Bộ GD-ĐT đặc biệt quan tâm và đã tích cực chuẩn bị một cách chủ động, nhất là việc xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ công tác ra đề thi.
“Năm nay, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 sẽ không được đưa vào đề thi” – ông Mai Văn Trinh nói.
Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết thêm, đề thi sẽ gồm phần lớn các câu hỏi ở mức độ cơ bản; đồng thời, đề thi cũng có số lượng hợp lý các câu hỏi khó để phân hóa kết quả thi của thí sinh (nhất là đối với vùng điểm cao như điểm 9, điểm 10). Để thí sinh thuận lợi khi làm bài, các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp từ dễ đến khó. Thí sinh lưu ý là trong một phòng thi, mỗi thí sinh sẽ có một mã đề thi riêng.
Bộ GD-ĐT đã công bố bộ đề thi tham khảo đối với tất cả các môn thi trong kỳ thi. Các nhà trường phân tích kỹ đề thi tham khảo để có thể định hướng dạy học, ôn tập.
Video đang HOT
Về vấn đề đề thi vẫn cần có sự phân hoá để ngoài mục đích xét tốt nghiệp THPT còn thuận tiện cho công tác xét tuyển của các trường đại học, cao đẳng, Cục trưởng Mai Văn Trinh khẳng định: Đề thi trước hết phục vụ mục đích xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục các địa phương. Nếu kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, kết quả có độ tin cậy thì các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp yên tâm sử dụng làm cơ sở để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ với các phương thức khác nhau.
“Cùng với các câu hỏi ở mức độ cơ bản, trong đề thi cũng sẽ có số lượng phù hợp các câu hỏi khó để phân hóa kết quả thi của thí sinh, nhất là đối với vùng điểm cao” – ông Trinh cho biết.
Theo Cục trưởng Mai Văn Trinh, với cấu trúc như vậy, kết quả thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT không những được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; đánh giá chất lượng giáo dục của các địa phương mà còn phân hóa tốt kết quả thi của các nhóm thí sinh, giúp đánh giá đúng chất lượng học tập của các em và làm cơ sở để phần lớn các trường sử dụng trong tuyển sinh. Thực tế những năm qua, nhất là năm 2020 cho thấy Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức nghiêm túc sẽ hỗ trợ tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết hiện nay tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp, tuy nhiên, với tinh thần chủ động, kế thừa kinh nghiệm tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GD-ĐT đang phối hợp chặt chẽ Bộ Y tế, các địa phương và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 để có các phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021.
“Quan điểm là tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, chất lượng nhưng phải bảo đảm an toàn, nhất là an toàn trong phòng chống dịch. Theo đó, tùy tình hình diễn biến của dịch Covid-19 để quyết định phương án tổ chức Kỳ thi, theo nguyên tắc sẽ tổ chức Kỳ thi đối với các địa phương an toàn (không bị giãn cách xã hội). Tiến hành các biện pháp khử khuẩn, trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tại các Điểm thi; tại các Điểm thi, khu vực thi sẽ bố trí các phương án bố trí phòng thi cho các thí sinh diện F1, F2, F3 với các phương án phòng chống dịch phù hợp các nhóm thí sinh diện này” – ông nói.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp các địa phương để tổ chức thêm đợt thi. Để thực hiện phương án này, Bộ GDĐT đã chủ động xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt.
“Bộ GD-ĐT đang cùng các địa phương chủ động các phương án để tổ chức Kỳ thi trong điều kiện dịch Covid-19. Trước mắt, các địa phương, nhà trường thực hiện tốt các phương án phòng, chống dịch; tổ chức dạy học, ôn tập với các hình thức linh hoạt, hiệu quả; ổn định về tâm lý, không lơ là và cũng không chủ quan để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021 và tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021″ – Cục trưởng nhắn nhủ tới các thí sinh và nhà trường.
Đề thi tốt nghiệp THPT chủ yếu thuộc chương trình lớp 12
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư về quy chế thi tốt nghiệp THPT, trong đó nêu rõ nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Ảnh minh họa
Ngày 4/5, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký văn bản hợp nhất Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Nội dung quy chế nêu rõ, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác; chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế thi; xây dựng đề thi cho kỳ thi hằng năm; đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi.
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về việc chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương.
Theo quy chế, kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên; 1 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội.
Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm các môn thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Bài thi tổ hợp Khoa học xã hội gồm các môn thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân (đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT) hoặc các môn thành phần Lịch sử, Địa lý (đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT).
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Quy chế thi cũng nêu rõ, nội dung thi tốt nghiệp THPT nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đề thi cho mỗi bài thi/môn thi phải bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng. Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh.
Điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp theo quy định; điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12. Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 đẻ tính điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN).
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT.
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên thì được công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh tự do đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thế nào? Ngày 27/4 là ngày đầu tiên thí sinh trên cả nước đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT. Bộ GD&ĐT đã có những lưu ý đặc biệt với thí sinh tự do ĐKDT để được xét công nhận tốt nghiệp THPT. Những thí sinh chưa tốt nghiệp THPT (đã học xong chương trình THPT trong năm học 2020-2021, đã học xong chương...