Đề thi tốt nghiệp, CĐ, ĐH năm 2015 sẽ xây dựng ma trận
Ma trận đề thi sẽ phản ánh đầy đủ các cấp độ nhận thức từ dễ đến khó ứng với các khối nội dung trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12.
Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 ban hành chiều tối 26/2 có nhiều thay đổi. Đề thi “hai trong một” sẽ giúp thí sinh có nhiều thuận lợi và giảm được áp lực thi cử so với những năm trước đây. Tuy nhiên, đề dễ khi xét tốt nghiệp hay khó để phân loại tuyển sinh đại học, cao đẳng là những băn khoăn của nhiều học sinh.
Thí sinh dự thi. Ảnh: Tuấn Mark.
Diễn ra vào các ngày 1-4/7/2015, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại. Năm nay, học sinh có thuận lợi, tùy theo năng lực, nguyện vọng mà các đăng ký dự thi theo môn phù hợp với mục đích của mình.
Trong quy chế thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 do Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã ký nêu:
“Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ).
Đề thi phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng. Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10. Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 2 trang trở lên) và có chữ “HẾT” tại điểm kết thúc đề”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong năm nay, đề thi cơ bản không thay đổi gì nhiều so với những năm gần đây.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Văn Nghĩa chia sẻ: “Đề sẽ được bộ GD-ĐT xây dựng ma trận cho tất cả các môn. Trong đó, đề sẽ phản ánh đầy đủ các cấp độ nhận thức từ dễ đến khó ứng với các khối nội dung trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12.
Ma trận này cũng đảm bảo có những câu ở mức độ cơ bản phù hợp với cả học sinh THPT và học viên thi để đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi ở mức khó hơn nhằm phân hóa trình độ học sinh, phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Ngưỡng tối thiểu
Sau khi có kết quả Kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ vào kết quả thi, chỉ tiêu tuyển sinh, các đối tượng ưu tiên… để xây dựng và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ.
Trong đó, ngưỡng điểm tối thiểu, là mức điểm thấp nhất được sử dụng xét công nhận tốt nghiệp hoặc xét trúng tuyển ĐH, CĐ. Điều này có tác dụng đảm bảo chất lượng của thí sinh được công nhận tốt nghiệp hoặc trúng tuyển vào các trường. Ngưỡng đảm bảo chất lượng dự kiến sẽ được quy định theo tổng điểm ba môn của từng tổ hợp xét tuyển.
Trên cơ sở đó, các trường ĐH, CĐ xây dựng phương án xét tuyển sao cho điểm trúng tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng nói trên.
Để tạo thuận lợi cho thí sinh, khác với những năm trước, năm nay, mỗi thí sinh sẽ nhận được 4 giấy chứng nhận kết quả thi. Với mỗi giấy, các em được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào 4 ngành/nhóm khác nhau của một trường.
Trong đó:
- Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển sinh đợt một. Trong thời gian 20 ngày của đợt xét tuyển này, thí sinh được phép rút hồ sơ đã đăng ký để đăng ký xét tuyển vào một trường ĐH, CĐ khác. Đồng thời, cứ 3 ngày một lần, các trường phải công bố tình hình xét tuyển của trường sau khi đã cập nhật và sắp xếp danh sách thí sinh theo điểm từ cao xuống thấp, để thí sinh theo dõi và lựa chọn. Thí sinh đã trúng tuyển đợt một sẽ không được tham gia xét tuyển các đợt tiếp theo.
-3 giấy chứng nhận kết quả còn lại các em sử dụng để xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Trong mỗi đợt (từ đợt 2 trở đi), các em có thể sử dụng cả ba giấy chứng nhận kết quả này. Điểm xét tuyển đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.
Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức vào các ngày 1-4/7/2015. Các học sinh sẽ phải hoàn thành việc đăng ký dự thi chậm nhất vào ngày 30/4.
Theo Zing
Thi Ngữ văn: Đề nghị tăng điểm phần thi nghị luận xã hội
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2014 sẽ ra theo hướng mở, có thể thấy rõ nhất ở câu nghị luận xã hội và sẽ tăng điểm lên ở câu này, bên cạnh câu hỏi kiểm tra tổng hợp vận dụng kiến thức tiếng Việt.
Trao đổi với PV Infonet, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, thường trực Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình - Sách giáo khoa sau năm 2015 (Bộ GD&ĐT) cho biết.
Ông Thống phân tích: "Đề thi môn Văn sẽ kiểm tra toàn diện, vận dụng cách đánh giá theo năng lực của từng học sinh. Đồng thời, nhằm xác định đúng năng lực viết và đọc hiểu văn bản của học sinh, câu hỏi nghị luận xã hội sẽ đánh giá đúng mục tiêu này. Không những vậy, đề Văn còn đề cập đến nhiều vấn đề đời sống, cơ hội cho thí sinh bộc lộ suy nghĩ, đưa ra những quan điểm sống của mình...".
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn sẽ theo hướng mở
Theo ông Thống, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 môn Ngữ văn sẽ có khả năng ra các phần như: Phần đọc hiểu sẽ kiểm tra kiến thức về tiếng Việt, phần này đòi hỏi thí sinh phát hiện những sai sót về lỗi chính tả, ngữ pháp, chấm câu, lỗi câu, cách dùng từ, logic... từ một đoạn văn có nhiều sai sót cho trước.
Cũng có thể ra đề theo cách yêu cầu học sinh tóm tắt 1 đoạn văn liên quan đến các môn đã học ở THPT: Văn học, Sử, Địa, Khoa học tự nhiên... Hoặc có thể, yêu cầu thí sinh chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn thơ/văn cho sẵn.
Ngoài ra, đề Ngữ văn còn có phần kiểm tra năng lực thí sinh bằng câu hỏi viết nghị luận xã hội, câu hỏi này yêu cầu thí sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức về Văn học, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức... vào câu trả lời, đồng thời vận dụng tổng hợp giữa kể, tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận.
Như vậy, theo ông Thống, với tình huống giả định như trên, người viết không thể kể lung tung mà phải nêu được những địa danh lịch sử quan trọng và có ý nghĩa cả xưa và nay...
Theo ông Thống, việc ra đề thi môn Văn có câu nghị luận xã hội sẽ đánh giá được kiến thức tổng hợp của học sinh
"Việc ra đề Ngữ văn như thế không chỉ kiểm tra riêng kiến thức văn học, mà còn cả các kiến thức về lịch sử, địa lý, giáo dục đạo đức và công dân... của học sinh. Kiểm tra như thế là đổi mới đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, học sinh sẽ vận dụng kiến thức tổng hợp vào bài viết" - ông Thống chia sẻ.
Ngoài ra, theo ông Thống, với đề văn trên, học sinh không cần phải chép lại đề, bài làm mà trả lời thẳng vào từng câu hỏi, học sinh hoàn toàn tự xác định những nội dung cụ thể theo cách hiểu của mình. Kể cả, trường hợp học sinh mang tài liệu vào phòng thi cũng không quay cóp được gì, người coi thi không vất vả khám hay bắt tài liệu các em...
Ông Thống đề xuất: "Phương hướng những năm tiếp theo chúng ta sẽ đổi mới đề thi môn Ngữ văn theo hướng kiểm tra toàn diện, bước đầu vận dụng cách đánh giá theo năng lực học sinh. Từ đó, chúng ta sẽ tiệm cận dần đến các yêu cầu khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Tổ chức một kỳ thi quốc gia, làm một bài thi tổng hợp để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học..."
Ngoài ra, do yêu cầu phân hóa cao hướng tới tuyển sinh đại học, đề thi còn yêu cầu vận dụng sáng tạo những hiểu biết về kiến thức và kĩ năng văn học để thực hành, phân tích, đánh giá, bình luận, phản bác một vấn đề văn học, một văn bản, trích đoạn chưa được học trong sách giáo khoa. Từ đó, các trường đại học, cao đẳng căn cứ vào điểm từng câu để xét tuyển sinh vào trường...
Theo ông Thống, chúng ta sẽ đánh giá, kiểm tra được năng lực của thí sinh qua cách ra đề Ngữ văn kiểu này: "Đây là đề xuất của cá nhân tôi để trao đổi. Còn Bộ vẫn tiếp tục lấy ý kiến giáo viên, học sinh để tham khảo và lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà nghiên cứu về đổi mới hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014..."
Theo VNE
Giáo viên ủng hộ trong lo lắng Hơi hoang mang, băn khoăn, lo lắng, sốc, tá hỏa ... là những từ mà những nhà giáo đứng lớp, nhà quản lý ở địa phương nói về tâm trạng của học sinh và cả giáo viên trước những dự kiến thay đổi trong đề thi tốt nghiệp môn ngữ văn mà Bộ GD-ĐT đang rục rịch tiến hành. Các giáo viên phát...