Đề thi thử môn Ngữ văn: Thử sức với Vội Vàng của Xuân Diệu
Hôm nay (15.3), học sinh khối 12 ở Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên của đợt khảo sát thi thử THPT Quốc gia 2018. Kết thúc 120 phút làm bài thi môn Ngữ văn, theo đánh giá của nhiều thí sinh đề khá khó, mang tính phân loại cao.
ảnh minh họa
Theo như đề thi môn Ngữ văn mà Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra, chương trình lớp 11 rơi vào bài Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu. Đồng thời, nhiều học sinh đánh giá với đề thi thử này muốn lấy điểm 8 học sinh phải thực sự giỏi.
Báo xin cập nhật đề thi thử môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT Hà Nội:
Theo Congly.vn
Video đang HOT
Căng thẳng tuyển sinh đầu cấp năm... 'đẹp'
Dù còn vài tháng nữa cuộc đua mới chính thức nhưng cuộc đua đầu cấp đã thực sự nóng lên từng ngày. Năm nay, Hà Nội tiếp tục áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6. Trong đó, kỳ thi vào lớp 10 dự báo sẽ vô cùng căng thẳng, do áp lực tăng dân số, nhiều người sinh con vào năm đẹp "dê vàng" vào lớp 10, "heo vàng" vào lớp 6.
Lo luyện thi tràn lan tuyển sinh đầu cấp
Tỷ lệ chọi lớp 10 sẽ cao?
Xung quanh vấn đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, trong năm 2018, Hà Nội vẫn duy trì việc tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên như các mùa thi trước. Theo đó, việc tuyển sinh sẽ bằng hình thức thi kết hợp với xét tuyển học bạ. Thành phố tổ chức một kỳ thi chung với hai môn thi Ngữ văn và Toán. Học sinh có nguyện vọng thi vào lớp chuyên sẽ thi thêm môn Ngoại ngữ và các môn chuyên.
Năm học tới, học sinh Hà Nội tuyển sinh vào lớp 10 dự kiến tăng khoảng 24.000 em. Số lượng học sinh tăng vì dân số năm 2003 tăng đột biến, do nhiều người có tâm lý muốn sinh con vào tuổi "dê vàng". Năm 2018, hơn 100.000 học sinh sẽ thi vào lớp 10 (mọi năm tham dự kỳ thi này chỉ khoảng 70.000-80.000 thí sinh). Kỳ thi vào lớp 10 vốn được coi là căng thẳng hơn thi đại học, nay sẽ càng căng thẳng hơn, vì tỉ lệ "chọi" dự báo sẽ tăng cao.
Được biết, Hà Nội đang lên các phương án để đảm bảo 62% học sinh được học THPT trường công lập (các năm trước chỉ 60%). Song, vẫn sẽ có hàng vạn học sinh phải chuyển sang học tại trường ngoài công lập, trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên. Điều này đang gây áp lực lớn cho các trường cũng như phụ huynh, học sinh trong việc lo chỗ học cho các em tuổi "dê vàng".
Mặc dù vậy, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, năm nay Hà Nội có xây mới một số trường THPT công lập nên tăng cơ hội học công lập cho học sinh tốt nghiệp THCS. Bên cạnh đó, Sở cũng đang làm tờ trình báo cáo thành phố về việc đảm bảo tỷ lệ phần trăm chỉ tiêu công lập tương đương năm trước để tạo điều kiện cho học sinh được học công lập.
Mặc dù vậy, vẫn có khoảng 40% học sinh sẽ phải học trường ngoài công lập, trung cấp, học nghề hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc lựa chọn học trường nào sẽ là bài toán khó đối với các bậc phụ huynh có con sinh năm Quý Mùi 2003. Chính bởi thế, cuộc đua nước rút học thêm, luyện thi đang vô cùng căng thẳng với không chỉ học sinh mà còn cả phụ huynh và thầy cô.
Lớp 1 "đặt chỗ" trước cả năm
Khi mà kế hoạch tuyển sinh năm học 2018-2019 chưa bắt đầu thì một số trường đã nhận đặt chỗ của phụ huynh từ đầu năm 2017. Ngoài ra, phụ huynh phải cho con tham gia khóa học trải nghiệm do nhiều trường tổ chức với giá khá đắt đỏ để có cơ hội được học ở những trường tư chất lượng. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải qua vòng kiểm tra đánh giá năng lực của nhà trường mới đủ điều kiện vào học.
Hiện tại, Trường liên cấp THCS, Tiểu học Ngôi sao Hà Nội đã nhận hết chỉ tiêu 10 lớp Câu lạc bộ Trải nghiệm dành cho học sinh tiền lớp 1. Để con tham gia câu lạc bộ này, phụ huynh phải bỏ ra khoản tiền 3,8 triệu đồng, bao gồm: Học phí, tiền ăn, đồng phục, học liệu và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Học sinh tham gia câu lạc bộ với những hoạt động xây dựng kỹ năng giúp các con làm quen với nền nếp của trường tiểu học, khơi gợi niềm yêu thích với những môn học tiếng Anh cùng giáo viên nước ngoài, rèn luyện tư duy qua các hoạt động trải nghiệm... Tuy nhiên, để có cơ hội vào học lớp trải nghiệm của trường này không dễ dàng.
Được biết, năm học 2018-2019, các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục tuyển sinh vào lớp 1 theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, hiện tại trên website của nhiều trường đã thông báo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, năm học 2018-2019 theo hình thức đánh giá năng lực. Theo thông báo của Trường Phổ thông quốc tế Newton (Nam Từ Liêm - Hà Nội), nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào sáng thứ bảy hàng tuần, với phí phỏng vấn 500 nghìn đồng/lần, hệ Cambridge và hệ song ngữ quốc tế GW 1 triệu đồng/lần. Phí này sẽ không hoàn lại. Riêng với học sinh không đạt phỏng vấn thì được trả lại 50% phí. Học sinh có nguyện vọng theo học tại trường sẽ được đánh giá năng lực Tiếng Anh bởi giáo viên nước ngoài và thực hiện bài kiểm tra viết về Tiếng Anh, Toán để xếp lớp phù hợp (theo các hệ đào tạo).
Tương tự Trường Tiểu học - THCS Pascal (Nam Từ Liêm - Hà Nội) sẽ phỏng vấn Tiếng Anh và làm bài trắc nghiệm EQ đối với học sinh nộp hồ sơ đăng ký vào trường. Nếu đăng ký học chương trình quốc tế Cambridge, học sinh dự tuyển được phỏng vấn thêm môn tiếng Anh với giáo viên bản ngữ. Lệ phí dự tuyển, với hệ chất lượng cao là 300.000 đồng/em, với hệ quốc tế Cambridge là 1 triệu đồng/em và không được hoàn lại...
Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring (Long Biên - Hà Nội) sẽ có các bài kiểm tra xếp lớp đầu vào theo từng tháng cho đến hết tháng 7. Phương thức tuyển sinh sẽ qua phỏng vấn tìm hiểu tính cách, nhu cầu và mục tiêu của từng học sinh. Ngoài ra, trường cũng phỏng vấn phụ huynh để tìm hiểu thông tin mục tiêu và định hướng giáo dục đối với từng học sinh. Các bài kiểm tra đầu vào áp dụng cho lớp 1 gồm: Năng lực tư duy, Ngôn ngữ (trắc nghiệm) và khả năng Tiếng Anh (tùy chọn dành cho các bạn học sinh đã học Tiếng Anh tại trường mầm non).
Để con có thể trải qua bài đánh giá năng lực của trường, nhiều phụ huynh đã phải chuẩn kiến thức, kỹ năng cho con từ sớm.
Lớp 6, cuộc đua "heo vàng"
Trước đó, cuối tháng 12/2017 Bộ GDĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Bộ dự kiến cho phép một số trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 có số lượng học sinh đông hơn dự kiến theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực, thay vì cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức như hiện nay.
Theo đại diện một số trường THCS, việc tuyển sinh dựa trên học bạ có thể không chính xác. Điều đó được thể hiện khi việc kiểm tra kiến thức đầu năm học lớp 6, nhiều học sinh có học bạ đẹp nhưng kiến thức thực sự không như vậy. Mặt khác, có một số trường lại cho rằng, việc đánh giá kết quả học ở các trường tiểu học rất khác nhau. Vì vậy, với việc bổ sung quy định trên, lãnh đạo nhiều trường THCS đã bày tỏ vui mừng vì có thể chọn lựa được học sinh giỏi vào trường. Tuy nhiên, cách thức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh như thế nào để hạn chế tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan và các trường THCS có số lượng thí sinh đăng ký đông vẫn tuyển chọn được học sinh một cách khoa học, thực chất lại là điều mà ngành Giáo dục và các trường vẫn còn đang loay hoay tìm lời giải.
Trước băn khoăn của dư luận về vấn đề cho phép một số trường được tổ chức thi đánh giá năng lực vào lớp 6 sẽ dẫn đến tình trạng luyện thi, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, hiện các trung tâm dạy và học ở Hà Nội vẫn diễn ra bình thường, kể cả có tổ chức thi đánh giá năng lực hay không bởi nhu cầu học là có thật. Đó cũng là nguyện vọng của phụ huynh học sinh nên không phải vì như thế mà các trung tâm luyện thi nhiều hơn. Cũng có thể có trường hợp các trung tâm luyện thi sẽ nhiều hơn bởi khi có phương án thi, người ta sẽ hay học theo để thi.
Ở góc độ học sinh quay cuồng căng thẳng lo luyện thi ở các lớp đầu cấp, một thầy giáo : Hiện nay rất nhiều phụ huynh không tiếc tiền để đầu tư cho con chuyện học hành. Họ có thể tiết kiệm trong chi tiêu nhưng không tiếc tiền đầu tư cho tương lai của con. Là giáo viên, bản thân tôi nhận thấy, việc đầu tư cho con học hành là chuyện rất tốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần cân nhắc việc học hành của con em sao cho hiệu quả. Làm sao để các em thật sự thoải mái trong chuyện học hành.
Thực ra, kì thi tuyển sinh 10, đề thi năm nào cũng phù hợp với sức học của học sinh. Với học sinh trung bình khá là có thể làm bài đạt 50% điểm trở lên. Các câu hỏi hầu hết tập trung trong chương trình đã học. Chính vì vậy phụ huynh cũng không cần quá lo lắng và gây áp lực cho con. Chỉ cần các em học kĩ kiến thức trong sách giáo khoa là đủ. Khi các em chọn trường cha mẹ cũng không nên can thiệp nhiều quá vào chuyện này. Rất nhiều em vì căng thẳng quá mà khi thi kết quả lại không như ý.
Theo Phapluatvn.vn
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu làm rõ việc giáo viên đi lễ trong giờ làm việc Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội yêu cầu làm rõ việc giáo viên trường THCS Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ đi lễ trong giờ hành chính. ảnh minh họa Trước đó, ngày 2/3, một số phụ huynh học sinh của trường phản ánh việc hiệu trưởng và hiệu phó đi lễ đền Bà Chúa Kho, trong khi bảng thông tin công tác...