Đề thi THPT Quốc gia 2019 sẽ khó hay dễ?
Sau kỳ thi THPT Quốc gia 2018, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã thừa nhận đề thi có những câu hỏi khó so với yêu cầu của kỳ thi. Vì vậy, trong năm tới sẽ thay đổi để phù hợp với mục tiêu chủ yếu để xét tốt nghiệp và đánh giá quá trình học tập sau 12 năm. Tuy nhiên, thay đổi như thế nào đến thời điểm này vẫn chưa được công bố khiến học sinh và giáo viên không khỏi băn khoăn, lo lắng.
Thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2018 Ảnh: N.H
Sau những bê bối liên quan đến điểm số của kỳ thi THPT Quốc gia 2018, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) thừa nhận đề thi của năm 2018 chưa thật sự phù hợp, có những câu hỏi khó so với yêu cầu của kỳ thi. Ông Trinh khẳng định, năm 2019 Bộ sẽ tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đảm bảo chất lượng, đảm bảo các yêu cầu đề thi, phù hợp với tính chất kỳ thi cũng như thời gian làm bài của thí sinh.
Khẳng định sẽ tiếp tục duy trì ổn định kỳ thi THPT Quốc gia đến năm 2020 nhưng mới đây, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, kỳ thi THPT quốc gia 2019 không phục vụ mục tiêu 2 trong 1 mà chủ yếu nhằm xét tốt nghiệp THPT. Nên đề thi cũng sẽ được thiết kế nhằm đánh giá mức độ học vấn phổ thông, gồm các câu hỏi mức độ cơ bản và phân hóa thay vì đề có mức độ phân hóa cao như năm trước.
Theo lãnh đạo các trường, giáo viên cũng như học sinh nếu có bất kỳ sự thay đổi nào, các trường đều mong muốn được thông báo sớm để có thời gian chuẩn bị ôn luyện. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn chưa có đề minh họa.
Theo tìm hiểu của PV, thời điểm này dù chưa có chỉ đạo cụ thể nào của Bộ GD&ĐT về đề thi năm tới nhưng trên các diễn đàn mạng đã có rất nhiều trung tâm mời chào luyện thi, bán bộ đề luyện thi năm 2019.
Nguyễn Quế Tâm, học sinh Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) cho biết em rất lo lắng, áp lực cho kỳ thi THPT quốc gia nên đã luyện thi từ năm học lớp 11. Nếu thi kiến thức 3 năm học mà Bộ GD&ĐT không giới hạn nội dung sẽ rất nặng với học sinh. Bởi kiến thức lớp 12 ngoài học cơ bản cũng phải học thêm để giải các dạng đề nâng cao mới đáp ứng được, ngoài ra kiến thức lớp 10 và 11 cũng không được bỏ sót. Vì vậy, theo Tâm, nếu có sự thay đổi nào em rất muốn được biết sớm vì hiện nay giáo viên trên lớp và ở trung tâm vẫn duy trì cách học, ôn tập như năm trước.
Cũng như Tâm, Trần Thùy An, học sinh Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho biết, để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, em cũng như các bạn trong lớp đã ôn tập theo khối thi từ sớm. Hiện nay chưa có phương án cuối cùng nên giáo viên ở trường cũng như ở trung tâm đều cho học sinh học cơ bản và nâng cao toàn bộ kiến thức 3 năm nên lượng bài tập rất nhiều.
Nên công bố sớm những thay đổi
Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán lớp 12 Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: Khi dạy trên lớp bên cạnh học kiến thức mới, giáo viên vẫn cho học sinh ôn tập song song kiến thức lớp 10, 11 nhưng nhiều học sinh, giáo viên vẫn rất băn khoăn đề thi năm nay sẽ như thế nào, nội dung kiến thức có bao gồm lớp 10,11 và 12 hay không? Thậm chí, trong đề kiểm tra giáo viên đã cài cắm một số câu hỏi nội dung, kiến thức lớp 10, 11, nhưng học sinh vẫn có tâm lý hoài nghi là liệu năm nay có hay không. Khi đó, giáo viên lại an ủi học sinh phải học hết như phương án trước đó để phòng bị. Như vậy, đã có sự vênh về mặt tâm lý giữa học sinh và giáo viên, nên hiệu quả dạy học sẽ bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Cũng theo thầy Tùng, thời điểm này học sinh rất quan tâm đề thi như thế nào? Năm nay có trường nào sẽ thi riêng hay không cũng cần được thông tin sớm. “Trên các diễn đàn giáo viên dạy Toán có tới 13.000 giáo viên thường xuyên neey âu hỏi có dự đoán gì không ? Đương nhiên, thời điểm này không ai có căn cứ nào để dự đoán”, thầy Tùng nói.
Vì vậy, thầy Tùng kiến nghị, kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi lớn, tác động trực tiếp đến rất nhiều học sinh, giáo viên dạy học do đó nếu có sự thay đổi nào Bộ nên sớm công bố đề minh họa để các trường chủ động trong dạy học.
Thầy Nghiêm Qúy Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Anh (Hà Nội) cũng chobiết, trường chưa nhận được bất kỳ thông báo mới nào nên vẫn tổ chức dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập như những năm trước. Cụ thể, ngoài học kiến thức mới lớp 12, trường yêu cầu giáo viên lên đề cương ôn tập kiến thức lớp 10 và 11 để học sinh về nhà tự ôn tập. Theo ông Bình, khi chưa có sự chỉ đạo nào, học sinh không nên đi học thêm mà chỉ cần ôn tập lại kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và học kỹ nội dung trên lớp.
Ông Bình kiến nghị, nếu mục tiêu kỳ thi thay đổi thì đề thi trong năm tới không nên quá khó. Ngoài ra, để tránh tiêu cực như năm vừa qua, Bộ nên có phương án chấm tập trung và tránh để cán bộ, giáo viên của địa phương chấm bài học sinh mình.
Trả lời báo chí, mới đây ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), cho biết : Bộ sẽ sớm có đề thi tham khảo cho giáo viên, học sinh yên tâm dạy học nhưng chưa nói rõ thời điểm sẽ công bố đề thi minh họa.
Theo Tiền phong
Không phục vụ hai mục đích, đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ thế nào?
Đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nội dung như thế nào khi kỳ thi không còn phục vụ hai mục đích như những năm trước. Đây là mối quan tâm, băn khoăn của nhiều học sinh, giáo viên.
Tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết kỳ thi năm tới sẽ không phục vụ mục tiêu "2 trong 1" mà chủ yếu để xét tốt nghiệp.
Các trường đại học có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển hay dùng phương thức khác.
Thông tin này khiến nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên lo ngại về những thay đổi sắp tới của kỳ thi THPT quốc gia, đặc biệt là khâu đề thi.
Chủ yếu đánh giá học vấn phổ thông
Trao đổi với báo chí ngày 29/9, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết đề thi THPT quốc gia năm tới sẽ được thiết kế nhằm đánh giá mức độ học vấn phổ thông, gồm các câu hỏi mức độ cơ bản và một số câu hỏi có tác dụng phân hóa.
Ông Mai Văn Trinh thông tin về những điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: M.N.
Ông Trinh thừa nhận đề thi THPT quốc gia năm 2018 chưa thật sự tốt, có nhiều câu hỏi quá khó so với thí sinh, không phù hợp mục đích của kỳ thi.
"Năm tới, đề thi phục vụ cho việc lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp và làm cơ sở tuyển sinh đại học, cao đẳng. Do vậy, đề thi thiết kế để đánh giá mức độ học vấn phổ thông, gồm các câu hỏi ở mức độ cơ bản và một số câu hỏi có tác dụng phân hóa. Bộ sẽ sớm ban hành đề tham khảo để học sinh tiếp cận", ông Trinh nói.
Cũng trong phiên giải trình với Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh chất lượng đề thi sẽ tiếp tục được hoàn thiện.
Cụ thể, đề thi năm tới sẽ tăng cường số câu hỏi chuẩn hoá, mức độ cân đối của đề thi, bám sát chuẩn kiến thức trong bậc THPT. Trên cơ sở đó, các trường đại học, cao đẳng sử dụng điểm xét tuyển thí sinh vào trường.
Khó có bộ đề chuẩn
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, cho rằng nếu kỳ thi năm tới chỉ có mục đích xét tốt nghiệp thì cần có bộ đề chuẩn. Tức là, đề thi phải được thử nghiệm ở các vùng miền cho học sinh lớp 12 để đo được chuẩn đầu ra yêu cầu tốt nghiệp THPT.
"Nhưng rất khó thực hiện được việc này vì chờ đến khi học sinh lớp 12 học xong thì không còn thời gian mà hiệu chỉnh những đề thử nghiệm. Thông thường, những đề kiểm tra thử nghiệm phải làm trước vài năm mới đảm bảo tính chuẩn hoá", ông Vinh nói.
Mặt khác, theo TS Vinh, Bộ GD&ĐT cần rà soát lại kết quả học tập của 3 năm học ở THPT, vì kết quả này chiếm tỷ trọng khá lớn trong việc công nhận tốt nghiệp. Nếu không chú ý lại điều này, việc thi tốt nghiệp THPT không mang nhiều ý nghĩa.
Học sinh, giáo viên hoang mang, lo lắng
Trước những thay đổi và giải pháp cho kỳ thi THPT quốc gia 2019, nhiều học sinh, giáo viên mong muốn Bộ GD&ĐT sớm thông tin những thay đổi nếu có và công bố đề thi minh họa để học sinh và giáo viên chủ động trong việc dạy học.
Đề thi THPT quốc gia 2019 là mối quan tâm lớn của học sinh, giáo viên. Ảnh minh họa: A.T.
Bạn Thanh Hằng, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh), chia sẻ em vài bạn bè cùng lớp khá lo lắng về đề thi năm tới.
"Nếu kỳ thi không còn phục vụ 2 mục đích, em không biết đề thi sẽ ra theo hướng nào. Vì trước đó, Bộ GD&ĐT thông tin năm nay, đề thi sẽ có cả kiến thức lớp 10, 11, bây giờ lại có thông tin khác nên chúng em khá lo lắng", Thảo nói.
Tương tự, nhiều học sinh lớp 12 vừa học vừa ôn tập trong tâm trạng thấp thỏm. Ngọc Duy, học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM), cho biết em cảm thấy áp lực với kỳ thi sắp tới, đặc biệt khi nghe thông tin có những thay đổi về mục đích, đề thi.
"Chúng em phải vừa học kiến thức mới vừa ôn lại những kiến thức lớp 10, 11 nên cảm thấy rất nặng nề. Nghe thông tin kỳ thi năm tới có khả năng thay đổi mục tiêu, chúng em không biết đề thi có thay đổi gì không", Duy băn khoăn.
Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), cho biết ông và các thầy cô ở trường không quá bất ngờ trước thông tin trên.
"Mấy năm nay, năm nào kỳ thi cũng có thay đổi, không lớn thì nhỏ, nên chúng tôi cũng quen rồi. Thầy cô trong trường đều dặn học sinh chú trọng học tập còn những thay đổi nếu có đều phải chờ văn bản quy định chính thức của bộ", thầy Phú cho hay.
Hiệu trưởng một trường THPT tại TP.HCM nói những ngày qua, nhiều phụ huynh, học sinh và giáo viên bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng với những thông tin mới từ Bộ GD&ĐT.
"Phụ huynh và học sinh rất lo lắng nhưng chúng tôi cũng phải phân tích với các em việc ra đề, chọn khối thi, tổ hợp môn sẽ không thay đổi để học sinh yên tâm học tập bình thường. Theo tôi nhận định, đề thi vẫn sẽ có kiến thức lớp 10, 11 nhưng mức độ khó sẽ giảm và không quá nặng nề nếu chỉ phục vụ mục đích xét tốt nghiệp. Hiện, chưa có thông tin chính thức, chưa có văn bản quy định nên nhà trường vẫn duy trì việc dạy học theo lộ trình bình thường và ổn định tâm lý học sinh khối 12", hiệu trưởng này nhận định.
Theo Zing
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Lấp lỗ hổng công nghệ, chấm thi theo cụm Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&T cho biết: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ chấm thi theo cụm, với nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm thi cho học sinh tỉnh mình. Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Như Ý Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng,...