Đề thi ngày càng thực tế hơn
Thay vì những câu hỏi mang tính truyền thống, kiểm tra kiến thức hàn lâm khiến học sinh phải thuộc lòng để trả lời một cách máy móc, đề thi kiểm tra học kỳ của nhiều quận tại TP.HCM đã lồng ghép và vận dụng thực tiễn linh hoạt.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) làm bài kiểm tra học kỳ 1
Từ những câu chuyện thực tế dạy làm người
Chẳng hạn, đề thi kiểm tra môn giáo dục công dân lớp 8 có nêu câu chuyện và đính kèm hình ảnh học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) lễ phép cúi đầu chào bác bảo vệ trước khi vào cổng trường do một phụ huynh học sinh (HS) ghi lại khiến cư dân mạng “dậy sóng” vào tháng 9 vừa qua. Từ đó, đề bài yêu cầu HS rút ra bài học cho bản thân.
“Đề thi sử dụng những tư liệu ngoài sách giáo khoa không khiến học sinh bỡ ngỡ mà ngược lại tạo sự thích thú”
Nguyễn Ngọc Tường Anh, học sinh Trường THCS Colette (Q.3)
về câu hỏi này, Nguyễn Ngọc Tường Anh, HS Trường THCS Colette (Q.3), nói: “Hầu hết chúng em đều xem đoạn phim ngắn quay lại hình ảnh đẹp của các anh chị Trường Lê Hồng Phong nên ngay lúc đó thật sự trong suy nghĩ đã tự răn mình. Đề thi sử dụng những tư liệu ngoài sách giáo khoa không khiến HS bỡ ngỡ mà ngược lại tạo sự thích thú”.
Một giáo viên cho rằng đề thi thể hiện tính phổ quát chứ không mang tính áp đặt, cho thấy người biên soạn thể hiện sự tôn trọng học trò, không cho rằng “tất nhiên ai cũng đã xem đoạn phim ngắn này”.
Sáng 14.12, HS lớp 9 của Q.Tân Bình thực hiện bài kiểm tra mà trong đó dữ liệu là đoạn trích bức thư gửi con trai của một chính trị gia nước ngoài đăng tải trên internet về tình yêu gia đình, sự tự lập, tìm kiếm tri thức và nuôi dưỡng ước mơ… Nguyễn Khúc Thụy Khuê, HS Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, cho biết: “Dù trước đó em chưa từng đọc bức thư này nhưng đề bài cung cấp một đoạn trích và yêu cầu thể hiện khả năng vận dụng kiến thức ngữ pháp để trả lời câu hỏi không làm chúng em khó khăn. Để làm được bài, HS chỉ cần đọc, hiểu; bên cạnh đó chúng em còn rút ra được bài học về tình cảm gia đình”.
Bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, chuyên viên phụ trách môn ngữ văn Phòng GD Q.Tân Bình, cho rằng khi sử dụng những văn bản ngoài sách giáo khoa, HS khá thích thú vì có cảm giác không nặng nề, thoải mái khi làm bài.
Đòi hỏi khả năng tư duy, vận dụng ở học sinh
Video đang HOT
Trong hướng dẫn gửi các phòng GD tổ chức kiểm tra định kỳ, Sở GD-ĐT yêu cầu đề thi cần chú ý tăng cường các câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với thực tiễn cuộc sống nhưng tránh khiên cưỡng, gượng ép. Lãnh đạo Sở nhấn mạnh, các phòng GD sử dụng ngữ liệu là các vấn đề đang được HS quan tâm, nhưng phải được chọn lọc, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của đại đa số người dân, có tính định hướng giáo dục.
Chuyên viên phụ trách công tác biên soạn đề kiểm tra của một phòng GD nói rằng tình huống đưa vào đề phải phù hợp với lứa tuổi, mang tính giáo dục và nhân văn chứ không thể khiên cưỡng, áp đặt, muốn đưa gì cũng được.
Hiện nay không phải riêng đề kiểm tra định kỳ mà ngay các bài kiểm tra một tiết, giáo viên cũng có những câu đòi hỏi HS thể hiện khả năng tư duy, vận dụng chứ không trả bài một cách máy móc. Do vậy, chuyên viên trên : “Giáo viên phải cập nhật thông tin liên tục chứ không chỉ riêng HS. Từ đó biết vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các tình huống, các sự kiện, vấn đề. Chẳng hạn, từ tình huống va chạm giữa những người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, nhưng do HS cấp THCS chưa sử dụng phương tiện này mà thường được cha mẹ đưa đón nên có thể linh hoạt chuyển sang tình huống giẫm vào chân nhau khi chạy nhảy trên sân trường. Qua đó cũng có thể lồng ghép vào các kiến thức về nói lời xin lỗi, cảm ơn, sự ích kỷ…”.
Theo TNO
Chờ Bộ quá lâu, Đà Nẵng dừng cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay
Trong khi nhiều trường đang phân vân không biết năm nay có tổ chức cuộc thi này hay không thì nhận được trả lời từ phía Bộ Giáo dục là: "chờ".
Ngày 26/10, sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị "giao ban thủ trưởng các đơn vị, trường học lần thứ nhất, năm học 2017-2018" với sự tham gia của lãnh đạo các phòng giáo dục, các trường trên địa bàn.
Tại hội nghị, lãnh đạo Sở đã lắng nghe, tháo gỡ những vướng mắc của các trường về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, cách điều hành quản lý của các phòng giáo dục...
Các thầy, cô cũng đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế của giáo dục Đà Nẵng. Trong đó, vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định, gây bức xúc trong dư luận.
Người dân đã phản ánh tình trạng dạy thêm trái phép qua email, trang thông tin điện tử của Sở, Cổng thông tin điện tử thành phố.
Tinh giảm cuộc thi, trường vẫn phải "chờ" Bộ
Theo kiến nghị của phòng giáo dục quận Thanh Khê (Đà Nẵng), đề nghị Sở làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có thông báo về việc có tổ chức hay không cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay?
Đà Nẵng quyết định dừng cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay vì chờ Bộ giáo dục quá lâu. Ảnh: TT
Bởi hiện nay, nhà trường đang lúng túng không biết có nên huấn luyện, bồi dưỡng cho học sinh để chuẩn bị cho cuộc thi.
Đại diện sở giáo dục cho biết, từ tháng 5, Bộ giáo dục đã có văn bản yêu cầu tinh giảm các cuộc thi trong nhà trường.
"Sở cũng đã có báo cáo Bộ về việc tinh giảm những cuộc thi trong trường học nhưng vẫn chưa nhận được trả lời chính thức.
Tuy nhiên, Sở cũng gửi bản dự thảo này cho các trường để nắm và chuẩn bị cho việc cắt giảm", vị đại diện này nói.
Theo vị này, trong sáng cùng ngày (26/10), Sở đã liên lạc với ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục) để hỏi về việc này.
Tuy nhiên, ông Chuẩn nói đã trình báo cáo của Đà Nẵng cho lãnh đạo Bộ nhưng chưa nhận được phản hồi.
Ông Chuẩn cũng hướng dẫn Sở cứ làm theo quy định và đợi chỉ đạo cụ thể của Bộ. Do đó, đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng vẫn đang chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo (!?).
"Về việc luyện tập, bồi dưỡng cho học sinh giải toán trên máy tính thì các trường có thể thực hiện được vì nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho học sinh.
Còn tổ chức thi hay không thì Sở vẫn phải chờ công văn của Bộ", đại diện Sở cho hay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cũng thông tin thêm, đã trao đổi luôn với Vụ Giáo dục trung học về việc kiểm tra học kỳ sắp đến.
"Sáng nay, làm việc với Bộ thì thống nhất 100% trắc nghiệm, trừ môn Ngữ Văn (lớp 12). Còn lớp 10-11 thì ra đề với tỷ lệ 8 (trắc nghiệm) - 2 (tự luận) để rèn luyện tính logic làm bài cho các em.
Đây là tinh thần như vậy nhưng sẽ có văn bản cụ thể để hướng dẫn cho các trường", vị này nói.
Đà Nẵng dừng cuộc thi
Sau khi lắng nghe các trường nêu rõ khó khăn, ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, địa phương này sẽ quyết định dừng cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay.
Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định thi đi chăng nữa thì Đà Nẵng vẫn dừng và không tham gia.
Theo đó, Đà Nẵng sẽ tiếp tục tinh giảm các cuộc thi trong nhà trường như dự thảo kế hoạch đã bàn thảo.
"Chúng ta không tổ chức dạy, bồi dưỡng môn thi giải toán trên máy tính cầm tay ở trường, Sở.
Nhưng nếu phụ huynh đăng ký cho học sinh đi thi thì chúng ta vẫn đồng ý.
Đây là cuộc chơi của các em nên chúng ta không ngăn cản. Theo đó, sẽ chuyển đổi theo hình thức câu lạc bộ. Các em tự đi thi nhưng khi đạt giải cao thì chúng ta vẫn khen thưởng", ông Vĩnh nói.
Cũng theo giám đốc sở giáo dục Đà Nẵng thì hiện trong nhà trường có nhiều cuộc thi nên chúng ta không dàn sức ra để tham gia hết được.
Ngoài ra, Sở cũng chỉ đạo các trường thực hiện giảm tải hội họp, hồ sơ sổ sách. Những cuộc họp không cần thiết thì trao đổi qua internet, tin nhắn.
Tích hợp, lồng ghép một số cuộc họp với nhau để đỡ tốn thời gian, công sức đi lại của giáo viên.
Người chủ trì phải có sự chuẩn bị chu đáo để cuộc họp diễn ra hiệu quả nhất. Xem xét loại bỏ các loại hồ sơ không cần thiết, gây phiền hà cho giáo viên, học sinh...
Theo GDVN
TS Nguyễn Hội Nghĩa: Nên tách thi tốt nghiệp THPT và đại học PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa cho rằng các trường đại học, cao đẳng cần một kỳ thi tuyển sinh độc lập để tuyển được đúng người. Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Bộ GD&ĐT ngày 21/8, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và...