Đề thi môn Giáo dục công dân bị chỉ trích “dã man, phản cảm”, phụ huynh đưa ra nhận xét khá bất ngờ
Nhiều phụ huynh vẫn nghĩ đơn giản Giáo dục công dân là dạy đạo đức đơn thuần chứ không nghĩ các con lại học phức tạp đến vậy.
Nhưng cũng có nhiều cha mẹ nghĩ khác…
Dù kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đã kết thúc, nhưng đến hôm nay đề Giáo dục công dân (GDCD) vẫn đang gây tranh cãi, khi có nhiều ý kiến cho rằng có nhiều tình tiết “dã man, phản cảm” không phù hợp với học sinh.
Cụ thể là 1 tình huống như sau: “Anh C là chi cục trưởng chi cục X chở chị S là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô…” và câu hỏi “thôn Y có ông A; vợ chồng anh G, chị P; vợ chồng chị M, anh N và con gái là cháu C cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị M cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh N đánh đuổi chị P…”.
Và những hành động sau được nhắc đến: đánh đuổi, giam, bắt cóc, dọa giết, ngất xỉu, bị bỏ đói… và nhiều người cho rằng phản cảm, không phù hợp với môi trường học đường.
Tuy có nhiều người cho rằng “đề khó hiểu, phức tạp, xoắn não vì phải đọc đi đọc lại mới hiểu nội dung nhưng phần đông lại cho rằng cách ra đề như vậy không có gì là phản cảm. Cuộc sống thực tế phức tạp như vậy và các con ở tuổi 18 nhận thức về những hành động này là rất bình thường”.
Vũ Thanh, 41 tuổi (Phụ huynh học sinh lớp 7): Tôi thấy rất mừng khi các con đã được học đến như thế này!
Tôi phải đọc mất 1 lúc mới hiểu đề, nhưng có lẽ các con sẽ hiểu nhanh hơn chăng? Tôi vốn vẫn nghĩ môn Giáo dục công dân là dạy đạo đức, với các em cấp 3 thì tầm cao hơn nhưng vẫn là những bài học về cuộc sống. Nhưng hóa ra các con đã được học về luật pháp, quyền bất khả xâm phạm về thân thể… và tôi thấy rất mừng.
Dù có hơi khó hiểu hoặc phải đọc lâu mới hiểu nhưng tôi thấy đây cũng là đề có tình huống hay. Ai đó có bảo đề “dã man, phản cảm” nhưng tôi thì không cho rằng như vậy. Không cho các con học thì cuộc sống còn nhiều tình huống có thể xảy ra dã man hơn và chúng biết phải làm sao đây?
Điều duy nhất tôi thấy bất ngờ là môn GDCD hiện nay các con đã được học đến tầm phức tạp thế này rồi sao? Và với tôi đó là điều rất đáng mừng.
Các con giờ đã được tiếp xúc với MXH là bao nhiêu thứ kinh khủng được xem, được thấy, chúng không phải là tờ giấy trắng như thời ngày xưa của bố mẹ chúng nữa, nên nếu chúng không sáng suốt, không được tiếp cận những hoàn cảnh này dù chỉ là trên giấy thì có lẽ cũng còn tệ hơn nữa.
Video đang HOT
Dù kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đã kết thúc nhưng nhiều vấn đề xung quanh vẫn thu hút tranh luận. Ảnh: Gia Đoàn
Phạm Thái Bình, 46 tuổi (Phụ huynh học sinh vừa thi tốt nghiệp THPT năm 2021): 18 tuổi đủ để giáo dục rồi!
Tôi nghĩ đề thi này không có vấn đề gì, đó là một tình huống thực tế trong cuộc sống và đáng để các con học hỏi suy ngẫm. 18 tuổi đủ để giáo dục rồi. Các bạn nên học để hiểu bảo vệ bản thân và không vi phạm luật pháp.
Các tình huống đưa ra là thực tế. Nhiều bạn ở Hà Nội và các tỉnh có thể có những hàng động xấu tương tự nhưng lại chưa nhận thức được việc làm của mình là sai. Nên việc cho các bạn nhận thức rõ ràng tình huống để một số bạn giác ngộ và tránh không vi phạm hoặc biết khi người khác vi phạm thì mình hành động sao cho đúng pháp luật là cần thiết.
Nguyễn Thu Hiền, 35 tuổi (Phụ huynh học sinh lớp 3): Hành động này nên để trường đời dạy chứ ai lại lôi vào trường học thế?
Mình thấy đề thi này đọc khá xoắn não. Thời mình học GDCD là học làm sao để làm người tốt, chứ chưa đến mức phải phân loại hành động xấu như thế này.
Lúc mới đọc cũng thấy gai gai 1 chút vì kiểu ồ xã hội loạn lạc đến thế này rồi ư?
Nhưng mà có lẽ cuộc sống giờ cũng phức tạp và lắm hoàn cảnh bất ngờ xảy ra thật nên biết trước để gặp thật ngoài đời đỡ sốc mà biết phân tích, biết bảo vệ mình, biết không làm hành vi sai trái thì cũng đúng.
Ngoài những tình tiết có vẻ dã man không bàn thì mình thấy ý này lại là không nên này. Kiểu lấy thù riêng đưa vào việc chung, xong rồi bắt cóc trẻ con, xong ăn miếng trả miếng thì nên là để trường đời dạy chứ ai lại lôi vào trường học thế. Theo ý kiến của mình thì không nên giáo dục kiểu này hơn.
Tuy nhiên, đứng ở 1 góc độ nào đó thì đề cũng có phần mang tính hữu ích.
Điện Biên: Nỗ lực vượt khó thực hiện Chương trình GDPT mới
Tuy là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn song tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực để cùng cả nước thực hiện có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Một buổi kiểm tra việc duy trì nền nếp tại Tp. Điện Biên Phủ.
Khó khăn chồng chất
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhất là các trường học vùng đặc biệt khó khăn, phòng học bán kiến cố, phòng học tạm còn 8,5%. Nhiều trường còn thiếu phòng chức năng, công vụ, phòng nội trú và các hạng mục phụ trợ khác để phục vụ công tác dạy và học.
Đơn cử, huyện Điện Biên Đông có 948 phòng học ở cả 3 cấp. Trong đó, 328 phòng bán kiên cố, 67 phòng học tạm và 5 phòng học mượn. So với quy mô phát triển số lớp, học sinh, số phòng học và phòng hỗ trợ học tập chưa đáp ứng được nhu cầu.
Toàn huyện còn 98/356 phòng công vụ giáo viên bán kiên cố và 145/356 phòng công vụ tạm. So với số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên có nhu cầu nhà ở, số phòng công vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ giáo viên, nhân viên.
Tương tự, thiết bị phục vụ dạy và học tuy được trang bị, mua sắm bổ sung, nhưng nhiều thiết bị mua sắm từ nhiều năm trước, đã cũ, hết hạn, hỏng, không đồng bộ, không sử dụng được.
Nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên.
Một vấn đế đáng quan tâm với Điện Biên là tình trạng thiếu đội ngũ, nhất là giáo viên tiếng Anh, Tin học và giáo viên môn đặc thù như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Quốc phòng-an ninh.
"Chúng tôi còn thiếu hơn 200 giáo viên, trong đó chủ yếu là giáo viên mầm non, tiếng Anh và Tin học. Cho đến thời điểm này vẫn chưa được bổ sung biên chế nên chúng tôi tính đến các phương án bồi dưỡng tạm thời để đón đầu cho năm học mới. Nếu không có biên chế, việc triển khai Chương trình GDPT mới ở địa bàn vùng cao như chúng tôi hết sức khó khăn", ông Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa trăn trở.
Ông Mai Trọng Thuyết - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mường Ảng cho biết: Công tác chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đối với khối lớp 1, 2) theo đúng tiến độ. Phòng đã chỉ đạo các trường kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, phòng lớp học... và đăng kí mua đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ năm học 2021-2022. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện phục vụ tập huấn sử dụng SGK lớp 2 trong thời gian tới theo kế hoạch của Sở GD&ĐT.
"Khó khăn lớn nhất với chúng tôi là tình trạng thiếu giáo viên dạy tiếng Anh. Hiện huyện có 13/29 giáo viên, vẫn còn thiếu 16 giáo viên để thực hiện dạy tiếng Anh tự chọn 2 tiết/ tuần cho khối 1 2 và bắt buộc 4 tiết/tuần cho khối 3 4 5. Ở một số đơn vị như tTường PTDTBT Tiểu học Bản Bua, phòng học môn Tin học chưa có thiết bị và nhiều trường chưa có phòng học môn tiếng Anh. Trong khi theo lộ trình đến năm học 2022-2023: 100% học sinh lớp 3 bắt buộc học 2 môn Tin học và Tiếng Anh. Ngoài ra, nhiều đơn vị có học sinh lớp 3, 4, 5 đang học tại điểm trường lẻ, rất khó khăn trong việc tổ chức dạy học môn Tin học trong thời gian tới", ông Thuyết bộc bạch.
Ở các điểm bản lẻ, tình trạng học sinh phải học lớp ghép vẫn diễn ra do thiếu giáo viên.
Chủ động vượt khó
Ông Nguyễn Văn Kiên - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cho biết: Để hỗ trợ các địa phương khắc phục tình trạng thiếu cơ sở vật chất (CSVC), ngành GD-ĐT đã chỉ đạo rà soát, sắp xếp, sửa chữa để sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học hiện có. Đồng thời chủ động tham mưu với UBND các cấp xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC đủ theo quy định của từng cấp học. Bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo thực hiện đổi mới của từng khối lớp, cấp học. Ngành cũng huy động lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nâng cấp CSVC, thiết bị trường học. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác chế độ chính sách với cán bộ, giáo viên và học sinh.
"Từ giữa năm 2020, 100% UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, ban hành kế hoạch của địa phương thực hiện Chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới. Toàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông về về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và Chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018", ông Nguyễn Văn Kiên cho hay.
Huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn do Điện Biên có xuất phát điểm thấp.
Ông Kiên cho biết thêm: Trên cơ sở thống kê, rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bảo đảm các điều kiện cần thiết về CSVC, kỹ thuật, nhân lực... chính quyền địa phương các cấp cũng đã và đang hoàn thành việc lập kế hoạch đầu tư CSVC cho các cơ sở GDPT giai đoạn 2021-2015, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Theo ông Kiên, khó khăn còn nhiều, song ngành GD-ĐT Điện Biên xác định sẽ tập trung làm tốt những giải pháp căn bản. Trong đó, địa phương tiếp tục tăng cường truyền thông về GD&ĐT; đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đổi mới Chương trình, SGK trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Kiên thông tin: Sở sẽ tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, đội ngũ giáo viên để tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng bổ sung từng bước đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng triển khai thực hiện chương trình GDPT mới. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học để phục vụ tốt nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt các chủ đề, chuyên đề triển khai chương trình, SGK mới.
"Đề nghị ngành quan tâm, hỗ trợ chúng tôi bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tin học. Dự kiến mỗi trường sẽ cử 2 giáo viên đi học để đón đầu cho năm học sau nữa. Giải pháp này để đề phòng trường hợp không có biên chế tin học, hoặc có nhưng nguồn tuyển chưa đáp ứng thì mình đã có giải pháp đón đầu", ông Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ.
Ở một số nơi, giáo viên tiếng Anh phải dạy 2 trường.
Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT Điện Biên sẽ tổ chức các đợt tập huấn đại trà giáo viên cấp tiểu học, THCS, THPT về triển khai Chương trình GDPT 2018 và SGK lớp 2, lớp 6. Hoàn thành nội dung tập huấn sử dụng SGK lớp 2, lớp 6 trước khi khai giảng năm học mới.
Điện Biên sẽ đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán có chất lượng các môn học từ các trường học đến cấp tỉnh. Tăng cường vai trò nòng cốt của đội ngũ giáo viên cốt cán cấp tỉnh, cấp cụm trường, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật 'ngọt ngào' sao đủ sức răn đe? Từ vụ học sinh tát cô giáo trên bục giảng, nghĩ về việc khi môi trường học đường thiếu sự tôn nghiêm sao có thể thực hiện tốt vai trò giáo dục? Liệu "kỷ luật ngọt ngào" có đủ sức răn đe? Những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học đường như phụ huynh, học sinh đánh, mắng...