Đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia đảm bảo độ phân hóa cao
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018.
Đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia đảm bảo độ phân hóa cao. Ảnh minh họa: Quý Trung – TTXVN
Ngay khi có đề thi tham khảo, nhiều trường Trung học Phổ thông đã cho học sinh thử sức làm đề. Các giáo viên và học sinh đều cho rằng, đề tham khảo vẫn giữ tính ổn định về thời gian, bố cục so với đề thi năm trước. Đây sẽ là điểm thuận lợi để giáo viên, học sinh ôn tập và rút kinh nghiệm từ kỳ thi năm 2017.
Kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 20- 30%
Điểm khác biệt rõ nét ở đề thi tham khảo năm nay ở tất cả các môn là có thêm kiến thức lớp 11, chiếm khoảng 20 -30%. Điều này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố từ đầu năm học nên giáo viên, học sinh đều không bất ngờ, yên tâm ôn tập. Bên cạnh đó, giáo viên, học sinh lớp 12 ghi nhận: So với năm 2017, độ khó của đề đã tăng lên. Tỷ lệ câu hỏi phân loại thí sinh phân bố đều trong đề và nhiều hơn. Điều này sẽ góp phần hạn chế hiện tượng “mưa” điểm cao như kỳ thi năm 2017.
Nhận xét về đề thi môn Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: Về cơ bản, cấu trúc đề thi vẫn giữ nguyên như năm 2017, không có thay đổi về thời gian cũng như phân bố quỹ điểm, chỉ khác là có thêm kiến thức lớp 11 ở câu nghị luận văn học. Đây là dạng đề quen thuộc với học sinh. Nếu người ra đề chọn được vấn đề hay, hấp dẫn sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh.
Cô Phạm Thị Thu Phương, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) đánh giá, đề minh họa môn Ngữ văn là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao hơn các năm trước.
Vì vậy, học sinh cần cố gắng rất nhiều mới có thể đạt điểm khá, giỏi. Bên cạnh đó, kiến thức lớp 11 chiếm 30% trong câu nghị luận văn học. Học sinh muốn làm tốt đề này không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, thành thạo kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú.
Đánh giá về đề thi môn Toán, thầy Nguyễn Quốc Chí, giáo viên Hệ thống giáo dục trực tuyến 24.7 : Đề thi minh họa năm nay bao gồm kiến thức sâu và rộng hơn kiến thức năm trước vì bao gồm cả kiến thức lớp 11- 12. Đề thi không chỉ có bài tập vận dụng mà còn nhiều câu hỏi lý thuyết, ứng dụng thực tế.
Nội dung thi được chia đều, hỏi rất chi tiết, sâu sắc với nhiều ý tưởng lẫn kiến thức khác nhau. Đặc biệt, đề thi có những dạng bài mới, chưa từng xuất hiện trong đề thi của những năm trước.
Với môn Vật lý, thầy Phạm Quốc Toản, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết: Đề gồm 40 câu hỏi chủ yếu nội dung kiến thức lớp 12 (34 câu, chiếm 85%) và một phần nhỏ kiến thức lớp 11 (6 câu, chiếm 15%).
Trong đó, khoảng 60% kiến thức cơ bản và 40% câu hỏi mang tính phân loại. Một số câu hỏi mang tính phân loại cao, khai thác tư duy Vật lý sâu sắc như kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị. Các câu hỏi phân loại chủ yếu bằng tư duy Vật lý, các câu nặng về mặt toán học không còn xuất hiện trong đề năm nay.
Video đang HOT
Về môn Sinh học, cô Hồ Thanh Thúy, Trường Trung học Phổ thông Thanh Bình 1 (Đồng Tháp) cho biết: Đê thi tham khảo môn Sinh học gôm 40 câu hoi, chu yêu la chương trinh sinh hoc 12. Đây la môt đôi mơi trong câu truc cua đê thi năm nay nhăm mơ rông pham vi kiêm tra đanh gia vê kiên thưc sinh hoc đôi vơi hoc sinh.
Nôi dung đê thi mang tinh khoa hoc, chinh xac, hoan toan năm trong phân giao nhau cua sach giao khoa cơ ban, sach giao khoa nâng cao va chương trinh giao duc thương xuyên. Nhưng nôi dung giam tai không đươc đưa vao trong đê thi, bên canh cac câu hoi ly thuyêt, câu hoi bai tâp vân dung, đê thi con co câu hoi theo hương vân dung thưc hanh, vi du như câu 93.
Cac câu hoi Sinh học thuôc 4 câp đô khac nhau: nhân biêt, thông hiêu, vân dung thâp va vân dung cao. Nhom câu hoi vân dung yêu câu hoc sinh vân dung kiên thưc kỹ năng đê giai quyêt nhưng vân đê thưc tiên trong đơi sông như tai nguyên thiên nhiên.
Cac câu hoi vân dung thâp yêu câu hoc sinh vân dung kiên trong môt sô bai hoăc trong môt chương đê giai quyêt, câu hoi thuôc vân dung cao la đươc thiêt kê theo hương mơ, hoc sinh phai vân dung kiên thưc trong nhiêu chương, phai vân dung nhiêu kỹ năng khac nhau đê giai quyêt. Đôi vơi môi câu hoi, lơi dân ro rang, mach lac, cac phương an tra lơi tương minh, đảm bảo tiêu chí đánh giá năng lực của học sinh, kiểm tra kiến thức kỹ năng toàn diện, khái quát.
Cô Lê Thị Thu, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) nhận định về đề thi minh họa môn Lịch sử năm nay được xây dựng theo ma trận đề hợp lý, bám sát chương trình học và các mức độ nhận thức. Nội dung cơ bản được trải đều trong các chủ đề lịch sử, xoáy vào những vấn đề trọng tâm nhất. Kiến thức lớp 11 tương đối cơ bản, nếu học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản sẽ giải quyết dễ dàng.
Học sinh cần có kế hoạch ôn tập khoa học, hợp lý
Việc đưa kiến thức lớp 11 vào đề thi năm nay, tuy với số lượng không nhiều nhưng học sinh lớp 12 vẫn bày tỏ lo lắng, vì khối lượng kiến thức trải rộng, học sinh sẽ phải ôn tập kỹ lưỡng hơn để có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới.
Em Nguyễn Minh Lý, học sinh Trường Trung học Phổ thông Việt Đức (Hà Nội) : Đề tham khảo có khá nhiều câu phân loại học sinh. Tuy nhiên, những nội dung này vẫn nằm trong chương trình được thầy cô ôn tập nên cũng không phải là trở ngại lớn. Với các câu hỏi nằm trong phần kiến thức lớp 11, chúng em vẫn cần đầu tư nhiều thời gian để ôn tập lại.
Em Lê Hương Uyên, học sinh Trường Trung học Phổ thông Việt Đức (Hà Nội) cũng cho biết không bị bất ngờ về nội dung kiến thức lớp 11 trong đề thi minh họa vì đã được thông báo từ đầu năm học. Mặc dù vậy, em vẫn không khỏi lo lắng vì khối lượng kiến thức ôn tập khá lớn và đề thi năm nay có mức độ khó tăng lên so với năm trước.
Lưu ý về việc ôn tập của học sinh, cô Lê Thị Thu, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) : Năm 2018 là năm đầu tiên trong nội dung thi bao gồm cả chương trình lớp 11 và 12. Rất nhiều học sinh đang lo lắng chưa biết đề thi chính thức có khó không, nội dung thi được đặt trọng tâm vào phần kiến thức như thế nào.
Đề thi minh họa lần này đã giúp các em bớt hoang mang và đề ra chiến thuật ôn thi khoa học, hợp lý nhất. Các em học sinh cần phân bổ thời gian ôn tập khoa học hơn, nhất là những vấn đề trọng tâm và khó, cần lập bảng biểu, vẽ sơ đồ tư duy, vẽ sơ đồ tiến trình lịch sử.
Các thầy cô giáo cũng cho rằng: Phần quan trọng không kém là học sinh cần phân bố thời gian hợp lý để làm bài. Thời gian luôn tỷ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Với môn Ngữ văn, phần đọc hiểu cần dành 20 phút để làm; câu 1 phần làm văn cần dùng 20 phút và còn lại câu nghị luận văn học nền dành cho 80 phút. Phân bố thời gian hợp lý cũng là một trong những bí quyết để làm bài tốt.
Theo thầy Nguyễn Quốc Chí, giáo viên Hệ thống giáo dục trực tuyến 24.7 để có thể làm bài tốt, học sinh cần nắm vững kiến thức cả lớp 11 và 12 nhưng phần lớn vẫn là kiến thức lớp 12. Học sinh muốn giành điểm cao cần tập trung suy nghĩ cho những câu vận dụng cao. Điều quan trọng là các em phải giữ được bình tĩnh, suy nghĩ sáng suốt khi làm bài, không được để bản thân quá áp lực dẫn đến việc làm bài không tốt.
Như vậy, sau khi đề thi minh họa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, các thầy cô giáo và học sinh lớp 12 trên cả nước đã có được hướng ôn tập sát với nội dung thi và lựa chọn phân bố thời gian ôn tập cho hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng để chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho các sĩ tử tham gia Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018
Theo Bnews.vn
Đề thi tham khảo môn Lịch sử: Đòi hỏi thí sinh phải tư duy, lập luận
Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử nhận định, đề thi minh họa môn Lịch sử không chỉ yêu cầu trí nhớ, sự hiểu biết mà đòi hỏi năng lực tư duy của thí sinh.
Để làm được đề thi tham khảo môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đòi hỏi thí sinh phải có tư duy, lập luận (ảnh minh họa)
Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Đề thi môn Lịch sử gồm 40 câu được đánh giá là đề cập toàn diện đến nhiều lĩnh vực, có tính phân loại rõ rệt, đảm bảo đánh giá chính xác năng lực của người học.
Phân loại rõ rệt năng lực học sinh
Nhận xét về đề thi thử nghiệm môn Lịch sử, cô giáo Đặng Thị Ngọc Tú, Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho rằng, đề thi đề cập khá toàn diện các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật, đối ngoại và quan hệ quốc tế.
Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Với 20 câu hỏi đầu nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, trong đó có 12 câu ở mức "nhận biết" (câu dễ) và 8 câu ở mức "thông hiểu" (tương đối dễ), chiếm khoảng 50% tổng số câu trong đề thi.
Với học lực trung bình và trung bình khá, các thí sinh đều dễ dàng hoàn thành phần này và đạt điểm tối đa là 5/10, phù hợp với yêu cầu xét tốt nghiệp THPT.
Với những thí sinh khá, giỏi có thể hoàn thành phần này trong thời gian không quá 25 phút.
20 câu còn lại là những câu hỏi có tính phân loại, đòi hỏi khả năng "vận dụng" (tương đối khó) và "vận dụng cao" (khó), phục vụ cho việc xét tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng. Như vậy, một học sinh khá có thể đạt được điểm tối đa là 7/10. Ba điểm còn lại sẽ dành cho học sinh giỏi.
Đề thi có tính phân loại rõ rệt, đảm bảo đánh giá chính xác năng lực của người học. Trong đề thi không có câu nào nhằm vào những chi tiết vụn vặt. Điều đó có nghĩa là, học sinh không phải học vẹt, nhớ nguyên văn từng chữ, từng chi tiết như sách giáo khoa, nhưng vẫn đạt kết quả tốt.
Đề thi không phải là sự thách đố đối với học sinh, mà vì sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích học sinh vươn lên học tốt, phát huy năng lực tự học, tự phấn đấu, đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng, phân loại được trình độ của thí sinh.
Những câu ở mức "vận dụng" và "vận dụng cao" nhằm đánh giá năng lực tư duy (nhất là tư duy ngôn ngữ, tư duy so sánh, tư duy lôgic, tư duy hệ thống, tư duy phân tích tổng hợp...).
Để làm tốt những câu này, thì sinh cần dành thời gian tự giải trình trong tư duy để có thể loại bỏ những phương án không phù hợp và lựa chọn phương án đúng. Thí sinh hoàn toàn yên tâm rằng môn lịch sử không phải là môn học "chỉ cần thuộc lòng" như một số người nhầm tưởng.
Kiến thức không chỉ học thuộc lòng
Theo cô giáo Trần Thu Nga, giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo, tỉnh Nam Định, 40 câu hỏi trong đề thi tham khảo môn Lịch sử đều nằm trong chương trình lớp 11 và 12, không có câu nào nằm trong phần giảm tải. Điều đó tránh cho người học tâm lý phải lo học tủ, học lệch, tránh được tình trạng lo lắng rằng người khác thì "trúng tủ" còn mình thì không.
Đề thi tham khảo môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 do Bộ GD-ĐT công bố
Nhìn vào đề thi tham khảo ta thấy sự phân bố kiến thức trong đề thi vẫn theo tỉ lệ Lịch sử thế giới 30% và Lịch sử Việt Nam 70%. Các câu hỏi không chỉ đơn thuần hỏi về lịch sử chiến tranh mà còn hỏi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Nội dung Lịch sử thế giới được trải đều trên các chủ đề (12 câu/12 chuyên đề). Phần Lịch sử Việt Nam tập trung vào các giai đoạn lớn của lịch sử dân tộc từ giữa thế kỉ XIX đến năm 2000. Trong đó, phần lớn câu hỏi thuộc vào thời kì 1919-1975.
Các câu hỏi ở phần Lịch sử Việt Nam dàn đều các cấp độ và gần như bao phủ các câu hỏi ở cấp độ khó, độ phức tạp và khả năng gây nhiễu cao, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức đơn thuần về một sự kiện mà phải hiểu sự kiện, có khả năng tổng hợp, phân tích, so sánh để giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra.
Câu 38, câu 39, câu 40 (hỏi về một vấn đề tổng hợp, có tính phổ quát đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề tương đối tốt mới có thể giải quyết được) hoặc câu 36 hỏi về nguyên tắc cao nhất của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc nhân nhượng cho thực dân Pháp từ ngày 6/3/1946 đến 19/12/1946 là một câu hỏi khó lấy điểm, có khả năng gây nhiễu học sinh tương đối tốt.
Dù trong đề thi có nhiều câu hỏi chỉ cần thuộc bài, nhưng không phải môn Lịch sử chỉ là một môn học thuộc lòng. Bên cạnh những câu chỉ yêu cầu trí nhớ, sự hiểu biết, có những câu đòi hỏi năng lực tư duy để thí sinh.
Mặc dù không viết ra lập luận của mình trong bài làm nhưng để tìm ra phương án trả lời đúng, thí sinh vẫn buộc phải thực hiện thao tác tư duy, tức là phải tự lập luận và giải trình trong não bộ để khẳng định phương án đúng, loại trừ phương án sai
Theo VOV
Điểm khác biệt trong đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018 so với 2017 Ngày 24/1, Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Đề thi minh họa có một số điểm khác biệt đối với đề thi chính thức năm 2017. ảnh minh họa Sáng hôm qua (24/1) Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018. Hầu như đề thi các...