Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn tại Hà Nội: Đề cao sự giao thoa giữa lý trí và cảm xúc
Ngày 3/10, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức kỳ thi học sinh giỏi dành cho học sinh lớp 12 trên địa bàn TP. Trong đó, đề thi Ngữ văn được nhiều thầy cô nhận xét “đề mở, có tính giáo dục cao và khơi gợi sự sáng tạo ở học sinh”.
Nữ sinh Hà Nội (Ảnh minh họa)
Đề văn mở
Đề thi học sinh giỏi (HSG) môn Ngữ văn có hai câu hỏi; nghị luận xã hội: 8 điểm và nghị luận văn học: 12 điểm. Cả hai câu hỏi đều thu hút sự chú ý của cộng đồng người yêu văn và được đánh giá cao về mức độ yêu cầu thí sinh tư duy hướng đến dạy học phát triển năng lực.
Nhận xét chung về đề thi, cô Vũ Thị Đỗ Quyên, GV Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Câu nghị luận xã hội mang tính mở, tạo cho HS cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Câu nghị luận văn học tránh được bài văn mẫu. Tác phẩm văn học được đặt trong đời sống, có cuộc sống đồng hành cùng với sự phát triển của thời đại.
Với đề thi kiểu này, HS không thể học tủ, học vẹt theo bài mẫu. Các em phải có tư duy độc lập, kể cả tư duy phản biện để có cái nhìn mới về văn học.
Đồng quan điểm, cô Hà Hồng Chuyên, GV Trường THPT Việt Nam – Ba Lan (Hà Nội) cho rằng, đây là dạng đề mở – mở ở việc để cho học sinh lựa chọn nội dung bàn luận và lựa chọn phạm vi tư liệu, dẫn chứng trong đời sống, trong văn học và nhiều lĩnh vực khác để đưa vào bài viết của mình. Đề thi yêu cầu HS có khả năng phân tích, bàn luận để tìm ra vấn đề có giá trị nhất, gắn với đời sống thực tiễn xã hội. Vì vậy, HS cần có khả năng tư duy, lập luận vấn đề, có khả năng liên tưởng với thực tiễn xã hội.
Đòi hỏi học sinh phải có nhiều kỹ năng, thao tác
Ở phần nghị luận xã hội (câu 1), đề đặt ra yêu cầu HS trình bày cảm nghĩ về lời nhắn nhủ của La Fontaine: “Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí”. “Với tôi đây là câu hỏi hay, có tính giáo dục cao và gợi mở cho học sinh nhiều điều”, cô Nguyễn Thị Tuyết, GV Trường THPT Hoài Đức (Hà Nội) chia sẻ.
Câu nghị luận xã hội đề cao sự giao thoa giữa lý trí và cảm xúc. Lời nhắn nhủ của La Fontaine: “Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí” với những yếu tố tưởng chừng rất mâu thuẫn, đối lập, nhưng nhắc nhở chúng ta cần có sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm, cảm xúc để có sự cân bằng trong cuộc sống.
HS có thể đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để nhận định rằng: Trong thế giới đầy rẫy những lời giả dối, những điểm mù, mặt nạ mang hình người…, việc nhìn thấu bản chất của một sự việc, của hành động hay của một người không tránh khỏi khó khăn. Thực ra, lý trí và cảm xúc không thống nhất khiến chúng ta thường đưa ra những quyết định sai lầm. Khi tìm giải pháp cho một vấn đề, người ta cần suy nghĩ và hành động tuân theo lý trí. Vậy làm thế nào để cân bằng giữa lý trí và cảm xúc? Làm thế nào để ta có một trí tuệ cảm xúc đúng đắn? Làm thế nào để biết lúc nào ta nên dùng cảm xúc để truyền tải lý trí và ngược lại, dùng lý trí để bộc lộ cảm xúc của mình? Mỗi cá nhân cần tránh những suy nghĩ cảm tính nhưng cũng cần hạn chế cách sống lý tính cực đoan sẽ khiến con người khô khan cảm xúc, hành động duy lý cứng nhắc. Bài làm đòi hỏi HS nhiều kỹ năng, thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận. Khi bàn luận, các em cũng cần rút ra bài học về nhận thức và hành động cho chính bản thân mình.
Video đang HOT
Tạo điều kiện để học sinh phá cách
Theo cô Hà Hồng Chuyên, câu hỏi về nghị luận văn học (câu 2) yêu cầu bằng những trải nghiệm văn học, HS bình luận về nhận định:”Không phải là một cái gì đó cố định và bất biến, mỗi tác phẩm văn học mang ý nghĩa của một cuộc đối thoại về cả hình thức cũng như nội dung”. Câu hỏi không trói buộc vào một tác phẩm cụ thể, tạo điều kiện để học sinh phá cách, bùng phát và khai phóng cảm xúc trong diễn đạt và lập luận.
Đề yêu cầu thí sinh trình bày cách hiểu của mình bằng những trải nghiệm đọc các tác phẩm văn học. Đề thi biểu hiện đúng quan điểm không chọn những em học sinh có khả năng phân tích đều mà chọn những em có điểm sáng, có chất văn riêng và có lối suy nghĩ ấn tượng.
Gần đây, xuất hiện nhiều đề Ngữ văn ghi những dấu ấn đặc biệt trên hành trình đổi mới dạy học và đánh giá môn Ngữ văn. Nếu trước đây, đề Ngữ văn “truyền thống” nặng về học thuộc, học tủ thì giờ cách dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn nghiêng theo hướng đòi hỏi tư duy, quan điểm, suy nghĩ thật của các em. Đặc biệt môn Ngữ văn trong chương trình mới hướng đến phát triển năng lực người học.
Theo cô Nguyễn Thị Tuyết, muốn giải quyết yêu cầu này của đề, ngoài việc vận dụng thao tác giải thích để xác định vấn đề lý luận văn học được nêu ra, học sinh cần lựa chọn đúng, hợp lý dẫn chứng chứng minh. Phần phân tích và chứng minh trong bài văn nghị luận chiếm một vị trí quan trọng, quyết định việc bài văn có được triển khai đúng hướng, vấn đề có được sáng rõ hay không và khả năng cảm thụ văn chương của học sinh như thế nào.
“Hướng ra đề thi như thế này có tác dụng tốt với học sinh, làm giảm tình trạng học “vẹt”, học sáo mòn trong các nhà trường”, cô Tuyết chia sẻ.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Thầy giáo TP HCM chỉ bí kíp vượt qua thử thách môn Văn
Thí sinh cần nắm rõ yêu cầu về nội dung và hình thức của các phần đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Sáng 25/6, 87.000 thí sinh cả nước bước vào môn thi đầu tiên - Ngữ văn, trong kỳ thi THPT quốc gia. Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) chia sẻ một số "bí kíp" giúp thí sinh lấy lại bình tĩnh và làm bài tốt.
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia tại TP HCM chiều 24/6. Ảnh: Mạnh Tùng.
Đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia gồm ba phần: Đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Ở phần đọc hiểu, học sinh nên chú ý các dạng câu hỏi sau:
- Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận: Cần gọi tên chính xác thao tác, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ. Nếu đề hỏi "phương thức biểu đạt nào là chính?" thì chỉ được phép trả lời duy nhất một đáp án.
- Xác định biện pháp tu từ: Phải gọi tên chính xác một hoặc một vài biện pháp tu từ, đồng thời đưa dẫn chứng đi kèm.
- "Theo tác giả...?": Học sinh tìm đáp án ở trong văn bản.
- "Anh chị có đồng tình với quan điểm... trong bài viết hay không? Vì sao?": Cần xác định rõ, trả lời ngay rằng đồng tình hay không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình và phải đưa ra được lý do.
- "Anh chị hiểu như thế nào về vấn đề sau đây?": Nên trình bày nhiều cách hiểu dưới nhiều góc độ, sau đó chốt lại quan điểm bản thân về vấn đề đó.
Thí sinh thường làm phần đọc hiểu rất vội, rất nhanh để chuyển sang phần làm văn. Đó là tâm lý sai lầm bởi phần này rất quan trọng, cần làm chắc chắn để đảm bảo được điểm tối đa.
Để "đọc" mà "hiểu", thí sinh cần đọc chậm rãi, kết hợp gạch chân dưới những câu, những từ quan trọng. Lưu ý, khi làm bài, tốt nhất nên làm theo đúng thứ tự câu, trả lời ngắn gọn, đúng vào trọng tâm của câu hỏi.
Ở phần nghị luận xã hội, có những lưu ý sau:
- Cần tránh việc viết bài văn thu nhỏ, nên viết đoạn văn có cấu trúc rõ ràng (diễn dịch, hoặc quy nạp, tổng phân hợp). Dung lượng không quá ngắn cũng không quá dài, đừng viết quá một trang giấy thi (20-25 câu là độ dài phù hợp).
- Triển khai vấn đề cần nghị luận trực tiếp. Câu đầu tiên phải chứa từ khóa của đề. Chỉ cần sử dụng một hoặc một vài thao tác lập luận.
- Trong bài nghị luận xã hội không thể thiếu dẫn chứng. Phải có ít nhất một cái tên hoặc một câu danh ngôn nổi tiếng làm dẫn chứng cho bài làm. Bài không có dẫn chứng sẽ không có tính thuyết phục.
Với phần nghị luận văn học, phải đảm bảo yêu cầu bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Để được điểm cao ở phần này, học sinh cần viết một cách sâu sắc, có nhiều ý sáng tạo, thể hiện được cách cảm nhận tinh tế.
Với bài đã có lý luận và phân tích sâu, nếu có liên hệ, so sánh với những đoạn văn, câu văn hoặc câu thơ trong các tác phẩm khác thì bài viết sẽ có độ rộng. Bài vừa có độ rộng vừa có độ sâu thì sẽ đạt được điểm số cao hơn.
Tuy nhiên, khi viết so sánh, liên hệ thì chỉ nên viết sơ lược, ngắn gọn, không sa đà vào phân tích kỹ phần so sánh nếu đề không yêu cầu.
Ngoài kiến thức và nội dung, học sinh cần chú ý một số vấn đề về hình thức trình bày:
- Trả lời gọn gàng: Trường hợp đề yêu cầu viết đoạn văn ngắn (3-5 dòng) thì viết thành đoạn, nếu đề không yêu cầu, học sinh có thể gạch ý (đối với phần đọc hiểu).
- Trình bày lần lượt từng câu một. Tránh trường hợp ghi thiếu, đánh một dấu chữ "V", sau đó bổ sung ở chỗ khác.
- Trình bày bài làm cụ thể, đầy đủ. Nếu không đẹp được thì phải rõ ràng, chỉnh chu.
Lịch thi THPT quốc gia 2019.
Đỗ Đức Anh
Theo VNE
Tuyển sinh lớp 10 Sóc Trăng: Thí sinh "trúng tủ" môn Văn Ngày 15/6, gần 12.000 học sinh lớp 9 ở tỉnh Sóc Trăng bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020. Kết thúc buổi thi đầu tiên với môn Ngữ Văn, nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng thoải mái vì "trúng tủ". Thí sinh Nguyễn Nhật Sáng (trường THCS Lê...