Đề thi học sinh giỏi dành cho tiến sĩ, giáo sư: Gây mất cảm hứng văn chương
Nếu còn quan điểm phải đánh đố, cao siêu mới giỏi khi ra đề thi học sinh giỏi thì sẽ triệt tiêu sự hứng thú với môn ngữ văn
Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn của Hà Nội tiếp tục gây tranh luận về sự sáo mòn trong đánh giá học sinh – CHỤP MÀN HÌNH
Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn khô khan, nặng nề có thể khiến học sinh thui chột cảm xúc văn chương và không còn hứng thú với văn học. Đó là những nhận xét của hầu hết giáo viên khi tiếp cận với đề thi môn ngữ văn kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội vừa diễn ra mới đây.
Nhận định khó hiểu , sáo rỗng
Bạn đọc Đường Văn Lương gửi đến Báo Thanh Niên ý kiến : “Chắc người ra đề nghĩ thi cho vui đó mà. Hoặc người ra đề đã mượn, dịch các đề mẫu các nước khác rồi sửa lại đôi chút cho nó giống với văn học nước nhà. Đề ra kiểu này thật khó chọn học sinh giỏi thực sự vì các em mới ở lứa tuổi ấy chưa thể từng trải, hiểu sâu về mọi ngóc ngách của cuộc sống. Nên các em cứ viết vu vơ càng dài càng tốt, chưa chắc đã hiểu đề”.
Câu 2 đề thi như sau: Nếu xem tác phẩm như một lời phát biểu trước cuộc sống thì phần đề tài, chủ đề có thể xem như là “chủ ngữ” còn phương diện chủ quan của nội dung có thể xem như là “vị ngữ”. (Trích Lý luận văn học, NXB Giáo dục 2002) .
Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Từ “chủ ngữ” mà em yêu thích, hãy làm rõ những phương diện độc đáo, đặc sắc của “vị ngữ” trong một vài tác phẩm ở chương trình ngữ văn trung học cơ sở”. Bạn đọc Phạm Thảo phân tích: Thoạt nhìn tưởng cao siêu nhưng thật ra sai kiến thức trầm trọng vì không hiểu chủ ngữ (subject) và vị ngữ (predicate) là gì cả và có phần lẫn lộn với đề (topic) và thuyết (coment).
Về điều này thì phân tích uyên thâm nát óc cả cuốn sách dày mới đủ. Cho nên, nói về văn chương mà lạm dụng ngôn ngữ học vô khi không có đủ thực lực thì rất nguy vì khái niệm ngôn ngữ học thuộc về khoa học hệ thống trừu tượng khách quan cho nên rất gay go , phức tạp, hóc búa và công phu.
Video đang HOT
Những đề thi gây tranh cãi thời gian gần đây
Vào tháng 7.2020, đề văn thi vào lớp 10 chuyên văn của Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn (trực thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) đã gây nhiều tranh cãi.
Trong đó, câu nghị luận văn học là câu gây nhiều ý kiến trái chiều, có nội dung: “Nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết: Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh” (Theo Ý thức và thời gian, Tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 9 năm 1973). Từ trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy bàn luận về ý kiến trên” .
Rất nhiều ý kiến cho rằng, câu nghị luận văn học đã trích dẫn một câu nói có cách so sánh “ngớ ngẩn, tối nghĩa”, quá khó với học sinh lớp 9.
Tháng 12.2020, phần lớn ý kiến đều cho rằng đề thi môn văn kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia sáo mòn làm hạn chế sự sáng tạo của học sinh.
Trong phần nghị luận xã hội, đề có nội dung: ” Bàn về vai trò của dân tộc đối với sự phát triển của mỗi con người, Xuân Diệu viết: “Không đứng vào dân tộc, như cây không đứng vào đất, làm gì có sức chắc chắn để phát triển cho đến tận cùng”. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?” .
Phần nghị luận văn học, đề ra: Trên con đường sáng tạo, Nam Cao đã nghĩ tới “một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người”. Đó cũng là khát vọng của Nguyễn Minh Châu khi ông trăn trở vì sao văn học Việt Nam “không là văn học của cả thiên hạ, của cả loài người”. Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những niềm khát khao, trăn trở ấy “.
Triệt tiêu hứng thú với môn văn
Về phía giáo viên, trước khi đưa ra nhận xét về đề thi nói trên, cô Nguyễn Thị Hiền, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1, TP.HCM), bày tỏ quan điểm về đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn. Theo đó, đề thi phải phát huy tối đa sao cho học sinh bộc lộ kiến thức năng lực sở trường quan điểm cá nhân.
Từ đó cô Nguyễn Thị Hiền cho rằng đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn của Hà Nội khá tối nghĩa và khó hiểu. Ngay câu một thông điệp tối nghĩa, ngữ liệu là mẩu chuyện tối nghĩa khó hiểu có tính đánh đố học sinh chứ không khơi gợi sự hứng thú. Và như thế thì khó có thể đòi hỏi học sinh thể hiện những bài nghị luận đầy cảm xúc. Trong khi đó cảm xúc là mục tiêu cuối cùng của văn chương.
Theo cô Hiền, cách hỏi câu 2 lòng vòng. “Có thể, ý của người ra đề muốn thể hiện một nội dung đã có trong bài Tiếng nói văn nghệ của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2. Tuy nhiên nhà văn có cách viết rất hay khi đưa ra mối quan hệ giữa con người và tác phẩm rất hình tượng chứ không khô khan và khó hiểu như đề thi”, cô Hiền nhận định.
“Tôi e rằng người ra để đang có quan niệm phải khó, cao siêu mới là giỏi. Quan niệm như vậy chưa phải là đúng bởi văn chương bởi văn chương là cách cảm thụ vẻ đẹp tinh tế nhất của ngôn từ. Phải khơi gợi, đánh thức học sinh bộc lộ những năng lực cảm thụ và diễn đạt ngôn từ một cách tinh tế nhất thì mới là đề hay”, cô Hiền giải thích thêm.
Từ đó cô Nguyễn Thị Hiền khẳng định nếu còn quan điểm cao siêu mới là giỏi thì sẽ triệt tiêu sự hứng thú của học sinh với môn ngữ văn. Học sinh giỏi môn ngữ văn là biết thể hiện cách diễn đạt tinh tế nhất, có cách tiếp cận vấn đề mới mẻ và sáng tạo nhất thể hiện ngôn từ đây cảm xúc.
Đề thi văn học sinh giỏi - rằng hay thì thật là hay...
Mới đây, đề thi Văn học sinh giỏi quốc gia 2020 đã khiến dư luận xôn xao bàn tán, từ góc độ là giáo viên văn, cô giáo Trịnh Thu Tuyết của hệ thống giáo dục Học Mãi đã bày tỏ ý kiến.
Ảnh minh họa
Theo cô Tuyết: "Nhìn tổng thể, đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2020 - 2021 có một "tứ" hay: câu nghị luận xã hội khẳng định vai trò sâu xa, cội nguồn, gốc rễ của các giá trị (đặc biệt là giá trị văn hóa, tinh thần) thuộc về dân tộc; câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề về giá trị phổ quát lớn lao mang tầm nhân loại của văn chương (cũng là một giá trị thuộc bình diện văn hóa, tinh thần)!
Từ rất lâu, khi đề cập tới những khái niệm "dân tộc" hay "quốc tế"..., tôi cho rằng sự khác nhau giữa các dân tộc là bản sắc văn hóa, nhưng có một người bạn của tôi lại khẳng định: điểm khác nhau giữa các dân tộc là "đẳng cấp", ví dụ chúng ta thường tự hào về tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái "thương người như thể thương thân", cách sống thủy chung tình nghĩa "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây"... Nhưng làm gì có dân tộc nào trên thế giới không có những tình cảm ấy, chỉ khác về mức độ nhận thức, về trình độ văn minh trong các hình thức biểu hiện - tôi thấy đây là ý kiến đúng, nhưng bổ sung thêm một điều: các dân tộc đều có những phẩm chất, những tình cảm tốt đẹp. ...
Nhận thức được điều này, học trò sẽ không cực đoan trong những quan niệm sống hiện đại, không sai lầm khi đối lập, loại trừ các giá trị, hiểu được Thần Ăng tê chỉ có được sức mạnh vô địch khi đặt chân vững chắc trên mình đất Mẹ Gaia, cũng như đất Mẹ, những giá trị cốt lõi của dân tộc là điểm tựa, là nguồn nuôi dưỡng, là sự tiếp sức vô tận giúp cho con người phát triển!
Điều tôi hơi gợn trong câu nghị luận xã hội chính là cách diễn đạt khá "nghệ sĩ" của Xuân Diệu ở cụm từ: "... đứng vào dân tộc" - đây cũng là chi tiết chúng ta nên quan tâm khi chọn ngữ liệu bàn luận, ví như trong một đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn gần đây, đề đưa ra quan niệm khá cực đoan, siêu hình khi dùng hai khái niệm "nhan sắc" và "đức hạnh" để phân loại hai yếu tố không thể phân loại trong thơ là hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng!
Đề thi học sinh giỏi Văn THPT 2020.
Câu nghị luận văn học đề cập tới một vấn đề không mới, không khó của lý luận văn học là "tính nhân loại" của văn học. Hai quan niệm của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu đều khá thống nhất, dẫu một người lập ngôn "đanh thép", người kia "khát khao, trăn trở"!
Vậy vấn đề đặt ra trong đề bài là hay, là muôn đời, nhưng học trò cần xử lý vấn đề như thế nào cho khỏi rơi vào sự nhàm chán muôn đời, triển khai hệ thống ý như thế nào để vượt thoát khỏi khuôn mẫu lý thuyết, đưa bài văn của các em chạm vào được thực tế "cây đời" của văn chương bây giờ, lúc này, đó sẽ là những khó khăn không hề nhỏ.
Bởi kể cả người lớn, khi cố gắng phân loại minh bạch các khái niệm về tính dân tộc, tính nhân loại, thậm chí tính giai cấp... cũng khó nói đến cùng.
Tôi cho rằng đề văn năm nay, rằng hay thì thật là hay, nhưng xem ra vẫn là thử thách với không ít học trò và oái oăm là những thử thách có thể nằm ngoài văn chương!"
Đề thi học sinh giỏi cho giáo sư: Đề văn kiểu gì thì không 'nhạt', chán? Câu chuyện đề thi học sinh giỏi văn như dành cho giáo sư, tiến sĩ mới đây ở Hà Nội vẫn gây nhiều ý kiến tranh luận trong cộng đồng. Vậy đề thi văn như thế nào thì không 'nhạt", nhàm chán, tạo hứng thú cho học trò? Học sinh TP.HCM tại một nhà sách. Đọc sách giúp các em viết văn tốt...