Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12
PGS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, đã nhấn mạnh như vậy sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019
* Phóng viên: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 có một số thay đổi quan trọng. Ông có thể chia sẻ những lưu ý đối với thí sinh (TS) khi làm hồ sơ đăng ký dự thi?
GS MAI VĂN TRINH
- PGS MAI VĂN TRINH: Năm nay, TS đăng ký thi THPT quốc gia từ ngày 1 đến 20-4. Trên phiếu đăng ký có những điểm cần lưu ý, phần hướng dẫn ghi phiếu và phần hướng dẫn về các diện ưu tiên và điểm khuyến khích, TS cần đọc kỹ những thông tin này.
Khi hết hạn nộp phiếu đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, TS phải thông báo kịp thời cho hiệu trưởng trường phổ thông hoặc thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho trưởng điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.
Theo quy chế cũ thì từ năm 2019, nội dung thi THPT quốc gia sẽ bao hàm tất cả chương trình THPT, còn quy chế mới quy định trong năm nay, nội dung đề thi vẫn sẽ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.
Học sinh tỉnh Khánh Hòa đặt câu hỏi với Ban Tư vấn tuyển sinh chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2019″ do Báo Người Lao Động tổ chứcẢnh: QUANG LIÊM
* Việc TS tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) quyết định được cho là đã tạo kẽ hở, phát sinh tiêu cực thi cử. Năm nay, Bộ GD-ĐT có thay đổi quy định này?
- Trước đây, TS tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD-ĐT quyết định, TS giáo dục thường xuyên cũng được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi khoa học xã hội. Tuy nhiên, quy định này đã thay đổi. Điểm mới của Quy chế thi THPT quốc gia 2019 là TS tự do, thí sinh giáo dục thường xuyên được bố trí dự thi tại một số điểm thi cùng với TS giáo dục THPT và do giám đốc sở GD-ĐT quyết định.
Video đang HOT
* Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật để hạn chế tiêu cực thi cử. Việc kéo dài thời gian chấm thi có ảnh hưởng đến lịch trình tuyển sinh hay không, thưa ông?
- Bộ GD-ĐT đã giao nhiệm vụ cho các trường ĐH, CĐ chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Bộ cũng sẽ thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả nhiệm vụ của ban chấm thi trắc nghiệm theo quy định của quy chế. Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo trường ĐH, CĐ đảm nhiệm và có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Do công tác chấm thi kỹ lưỡng hơn nên năm nay, việc công bố kết quả thi dự kiến muộn hơn năm ngoái vài ngày. Dù vậy, việc này không ảnh hưởng đến TS, cũng như lịch trình tuyển sinh của các trường.
Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia diễn ra từ ngày 24 đến 27-6. Sau khi kỳ thi kết thúc, các hội đồng thi cập nhật vào phần mềm quản lý thi và gửi về bộ số liệu và tình hình coi thi, chậm nhất vào trưa 28-6.
Theo kế hoạch, hạn chót vào ngày 13-7, các hội đồng thi xuất kết quả chấm thi từ phần mềm hỗ trợ chấm thi do bộ cung cấp ra 2 đĩa, 1 đĩa lưu tại sở GD-ĐT theo chế độ mật và một đĩa gửi bảo đảm chế độ mật về Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) để cập nhật kết quả vào phần mềm quản lý thi. Ngay sau khi cơ quan này cập nhật kết quả thi vào phần mềm, các hội đồng thi sử dụng đĩa lưu trữ tại đơn vị đối chiếu với kết quả trên phần mềm, nếu có bất thường phải báo cáo ngay về ban chỉ đạo thi quốc gia để xử lý. Việc đối chiếu kết quả thi hoàn thành chậm nhất vào ngày 13-7 và 2 ngày sau đó, hội đồng thi công bố, thông báo kết quả cho TS.
“Năm ngoái, điểm thi THPT quốc gia của TS cả nước được Bộ GD-ĐT công bố vào ngày 11-7, còn năm nay, dự kiến công bố chậm nhất là ngày 19-7″.
PGS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Yến Anh thực hiện
Theo nld.com.vn
Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ có những giải pháp như thế nào?
Trong năm tới, kỳ thi THPT quốc gia được cải tiến theo hướng đảm bảo phản ánh đúng thực chất kết quả việc dạy và học của các trường phổ thông.
Kỳ thi THPT quốc gia được cải tiến theo hướng đảm bảo phản ánh đúng thực chất kết quả việc dạy và học của các trường phổ thông. Ảnh: Hải Nguyễn
Bộ GDĐT sẽ sớm công bố đề thi tham khảo để học sinh và giáo viên chủ động trong việc học tập và giảng dạy.
Đề thi không phục vụ mục đích "2 trong 1"
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ trong phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào cuối tháng 9.2018.
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, đổi mới kỳ thi THPT quốc gia là cả một quá trình cải tiến, không phải mỗi năm một kiểu thi khác nhau. 3 năm gần đây, cách thức tổ chức thi vẫn được giữ nguyên, chỉ có sự điều chỉnh ở nhiều khâu trong cả quá trình tổng thể.
Trước những ý kiến cho rằng không nên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để đỡ tốn kém, Bộ GDĐT cho biết vẫn bảo lưu quan điểm cần duy trì kỳ thi này. Tuy nhiên, từ những năm sau sẽ có thay đổi.
"Tới đây, cách tiếp cận của đề thi không phục vụ mục tiêu kỳ thi "2 trong 1", mà phục vụ đánh giá thực chất chất lượng dạy và học THPT. Thực hiện tốt được kỳ thi này, chất lượng giáo dục phổ thông sẽ tốt lên" - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Việc cải tiến này cũng kéo theo đề thi sẽ bám sát hơn với chương trình THPT. Còn các trường đại học được tự chủ trong tuyển sinh nên có thể dùng nhiều phương thức khác để tuyển người học.
Sẽ sớm công bố đề thi tham khảo
Thông tin đề thi THPT quốc gia sẽ không phục vụ mục đích "2 trong 1" (vừa xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học) được ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) làm rõ hơn.
Theo ông Mai Văn Trinh, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ được duy trì ổn định nhưng điều chỉnh, bổ sung với 6 nhóm giải pháp được triển khai. Mục đích chính, quan trọng nhất của kỳ thi vẫn là dùng kết quả để xét tốt nghiệp THPT và là cơ sở cho các trường đại học tuyển sinh.
"Tại sao lại để xét tốt nghiệp THPT bởi vì Luật Giáo dục quy định rõ các em học sinh học suốt 12 năm phải dự một kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT. Luật cũng nói các trường đại học tự chủ trong tuyển sinh. Vì thế, nếu Bộ GDĐT đứng ra tổ chức kỳ thi đại học là phạm luật. Cho nên Bộ GDĐT không tổ chức kỳ thi đại học"- ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Ông Mai Văn Trinh cũng cho biết, Bộ GDĐT sẽ sớm công bố đề thi tham khảo để giáo viên và học sinh yên tâm tổ chức hoạt động dạy và học, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019.
6 nhóm giải pháp được triển khai trong kỳ thi 2019:
Thứ nhất: Sẽ rà soát tổng thể về toàn bộ quy chế, quy trình của kỳ thi để cụ thể hóa những quy định trong quy chế, hướng dẫn. Trong đó, vấn đề quan trọng là xác định rõ hơn trách nhiệm của các bên liên quan tham gia tổ chức kỳ thi và chế tài xử lý.
Thứ hai: Tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đảm bảo chất lượng, các yêu cầu để đề thi chính thức phù hợp với tính chất kỳ thi, thời gian làm bài của thí sinh.
Thứ ba: Hoàn thiện, củng cố ứng dụng Công nghệ thông tin vào các khâu của các kỳ thi. Trong đó sẽ hoàn thiện phần mềm kỳ thi, tăng cường bảo mật, hỗ trợ phát hiện gian lận.
Thứ tư: Nghiên cứu, xem xét tổ chức về việc chấm thi. Bộ đang xem xét theo hướng cán bộ chấm thi sẽ không chấm bài của thí sinh tỉnh mình.
Thứ năm: Qua thực tiễn và cụ thể là qua sự việc kỳ thi 2018, công tác nhân sự, con người là vấn đề quan trọng nhất. Việc lựa chọn nhân sự tham gia vào công tác kỳ thi sẽ được xem trọng.
Thứ sáu: Nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra, giám sát tại các cụm thi, địa điểm thi và tất cả các phòng thi.
Theo laodong
Sửa đổi, bổ sung quy trình ra đề thi THPT quốc gia Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về quy trình ra đề thi. Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại Ngày hội tuyển sinh 2019...