Đề tham khảo môn Toán vừa sức, môn Văn chú trọng giáo dục đạo đức xã hội cho HS
Xét trên tổng thể, đề tham khảo môn Ngữ văn năm nay phù hợp với mọi đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo được sự phân hóa.
Ngày 31/3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề tham khảo của các môn thi trong kỳ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022.
Theo đó, đề tham khảo gồm các môn Toán, Ngữ văn, bài thi Khoa học tự nhiên (gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học), bài thi Khoa học xã hội (gồm Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân) và Ngoại ngữ.
Nghiên cứu đề thi tham khảo môn Ngữ văn, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Đào Thị Hằng – giáo viên Ngữ văn, trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc cho rằng, đề tham khảo năm nay về cấu trúc vẫn như năm ngoái tuy nhiên có sự cải tiến về câu hỏi, ngoài việc rèn luyện kỹ năng làm bài thì cũng đã chú trọng đến khả năng giáo dục đạo đức xã hội cho học sinh.
“Mức độ đề vừa phải đối với học sinh lớp 12, không dễ cũng không khó. Với đề tham khảo như này thì học sinh sẽ làm được bài. Tuy nhiên là mức độ làm được nhiều hay ít phụ thuộc vào thái độ học tập của học sinh”, cô Hằng nhận định.
Đề tham khảo môn Ngữ văn
Theo cô Hằng, phần Đọc – Hiểu có 4 câu hỏi đáp ứng được yêu cầu chung, nhận biết 2 câu, thông hiểu và vận dụng mỗi phần 1 câu. Câu hỏi số 4 của phần Đọc – Hiểu là câu hỏi mở kích thích sự sáng tạo của học sinh.
Phần làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn 200 chữ và đó cũng là kỹ năng quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được việc học sinh rèn luyện năng lực tạo lập đoạn văn, và hướng tới mục đích giáo dục, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất, 5 điểm, cũng là dạng bài mang tính truyền thống. Câu hỏi về một nhân vật trong tác phẩm “Vợ nhặt”, rất cơ bản và cũng đảm bảo cho học sinh rèn luyện được năng lực tạo lập văn bản hoàn chỉnh, cảm thụ văn học và có phần nâng cao 10% để phân hóa học sinh, đúng yêu cầu của Bộ.
Cô Đào Thị Hằng (hàng đầu tiên ngoài cùng bên trái ) và học sinh của mình trong buổi chụp kỷ yếu. Ảnh: NVCC
Video đang HOT
“Xét trên tổng thể, đề tham khảo môn Ngữ văn năm nay phù hợp với mọi đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo được sự phân hóa. Đối với học sinh trung bình thì khó có thể trả lời được đầy đủ các ý của câu 4 phần Đọc – Hiểu và phần nâng cao của câu nghị luận văn học. Trong khi đó, học sinh khá, giỏi, đặc biệt là học sinh giỏi để đạt được 8,5 – 9 điểm thì không quá khó”, cô Hằng nhận định.
Cấu trúc đề tham khảo môn Toán không thay đổi nhiều so với năm ngoái
Còn về môn Toán, theo cô Nguyễn Thị Huyền – giáo viên Toán trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc nhận định, đề tham khảo môn Toán năm nay về mức độ và cấu trúc không thay đổi nhiều so với năm ngoái.
Từ câu 1 đến câu 30 ở mức độ nhận biết, thông hiểu dành cho mục đích xét tốt nghiệp rất rõ ràng nên học sinh chỉ cần nắm vững nền tảng kiến thức đã được học là có thể làm được. Còn khoảng 10 đến 15 câu cuối mức độ phân hóa tốt hơn năm ngoái, phù hợp xét tuyển vào các trường đại học.
Kiến thức đề tham khảo năm nay chủ yếu ở lớp 12, riêng lớp 11 có 5 câu gồm 1 câu tổ hợp; 1 câu xác suất; 1 câu cấp số cộng; 1 câu khoảng cách và 1 câu về góc. Trong số các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, có một câu hỏi hay như câu 45 (câu hỏi về diện tích hình phẳng được giới hạn bởi 2 đường thẳng ).
Bên cạnh đó, theo thầy Đỗ Văn Đức – giáo viên luyện thi môn Toán nổi tiếng ở Hà Nội cho rằng với các câu vận dụng cao đòi hỏi học sinh cần vận dụng nhiều kiến thức trong chuyên đề, các kiến thức liên chuyên đề. Ví dụ như câu 44, học sinh cần phải quan sát để thấy được số phức z có gì đặc biệt; câu 48, 49 đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng giải quyết các bài toán, các em cũng phải nắm chắc được các vấn đề.
Đưa ra lời khuyên cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp, cô Đào Thị Hằng nhấn mạnh: ” Để làm tốt bài thi, các em cần rèn luyện kỹ năng, cách làm bài, tránh học tủ, học vẹt. Ngoài ra, các em cũng phải chuẩn bị cho mình một tâm lý vững, tránh lo lắng”.
Còn cô Nguyễn Thị Huyền khuyên các sĩ tử rằng: “Trước tiên, các em cần học chắc kiến thức cơ bản rồi luyện nhiều đề để làm quen với các dạng bài, tránh nhầm lẫn, sai sót khi đi thi chính thức. Sử dụng máy tính Casio là công cụ hỗ trợ nhưng không nên lạm dụng quá mà phải tự nâng cao kỹ năng giải toán của mình”.
Đa dạng hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vùng Đất tổ
Với trách nhiệm của nhà trường, sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại tỉnh Phú Thọ tiếp tục có những chuyển biến rõ nét.
GD&TĐ - Với trách nhiệm của nhà trường, sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại tỉnh Phú Thọ tiếp tục có những chuyển biến rõ nét.
Giờ ngoại khóa của Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống giúp học sinh phát triển toàn diện về "Đức - Trí - Thể - Mỹ", xây dựng thế hệ trẻ Đất tổ có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước.
T ừ những việc làm cụ thể
Chia sẻ với Báo GD&TĐ, cô giáo Hoàng Thúy Liễu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vân Phú, TP. Việt Trì (Phú Thọ) cho biết: Ban giám hiệu xác định công tác giáo dục đạo đức, lối sống học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài được nhà trường duy trì thường xuyên và mang lại hiệu quả. Đặc biệt là sự phối hợp hài hòa giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện học sinh.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được Trường TH Vân Phú thực hiện linh hoạt
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh còn thông qua các hoạt động của các đoàn thể (Đoàn, Hội, Đội) góp phần hình thành, phát huy phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Tiêu biểu như việc triển khai mô hình "Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo". Ngay từ đầu năm học Liên Đội trường Tiểu học Vân Phú đã triển khai hoạt động giữa giờ, tổ chức các bài múa hát tập thể, bài thể dục bắt buộc; đặc biệt đã triển khai hát Xoan - Di sản văn hóa phi vật thể vào hoạt động giữa giờ nhằm bảo tồn và phát triển di sản, từ đó đã thu hút được 100% học sinh tham gia, giúp các em vui tưởi phấn khởi cảm thấy yêu trường yêu lớp nhiều hơn, tránh xa các tai tệ nạn và các trò chơi nguy hiểm độc hại.
Bên cạnh đó, Liên Đội thường xuyên đẩy mạnh phong trào "Thiếu nhi Đất Tổ thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy". Phát động tới thiếu nhi phong trào "Em yêu Tổ quốc Việt Nam" thông qua các hình thức sinh động hấp dẫn như tuyên truyền dưới cờ, tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Duy trì hoạt động của các đội chuyên: "Đội sao đỏ", "An ninh măng non"; "Đội tuyên truyền măng non". Tuyên truyền giáo dục về pháp luật, Luật ATGT cho thiếu niên nhi đồng trong việc giữ gìn trật tự ATGT. Duy trì và làm tốt mô hình "Cổng trường an toàn giao thông".
Giờ ngoại khóa tại Trường TH Vân Phú
Cô giáo Hoàng Thúy Liễu cho rằng vai trò giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường góp phần quan trọng hình thành nhân cách cho các em. Nhà trường không chỉ dạy chữ, mà còn là nơi dạy người. Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường luôn nhiệt tình, trách nhiệm, đổi mới sáng tạo công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh từ những việc bình dị đơn giản như: Thường xuyên lồng ghép vào nội dung mỗi bài học, hắc nhở, uốn nắn học sinh trong cách cầm sách vở đưa cho giáo viên, cách nói năng lễ phép, cách ứng xử giao tiếp...
Không chỉ triển khai đồng bộ việc lồng ghép ngay cả khi học sinh học online do dịch bệnh Covid-19, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các môn văn hóa bằng nhiều hình thức, phong phú và đa dạng gắn với chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trang bị kỹ năng thực hành xã hội hỗ trợ học sinh đạt được các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu; chú trọng rèn luyện cho các em tính trung thực, đoàn kết, biết sẻ chia.
Thực hiện phong trào "Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường"; kết hợp với thực hiện phong trào "Nói lời hay - làm việc tốt" nhằm giáo dục đạo đức, khả năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý thức kỷ luật cho thiếu nhi, biết vâng lời người lớn, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô; không nói tục chửi bậy, không nói trống không, gọi bạn xưng tôi, nhặt được của rơi trả lại người mất; tạo môi trường văn hóa...
Linh hoạt đổi mới
Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, phường Nông Trang, TP Việt Trì, (Phú Thọ) đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục thiết thực như: Hoạt động "Giờ chào cờ bổ ích" với hình thức sân khấu hóa tuyên truyền về các chủ đề phòng, chống bạo lực học đường, nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử; tuyên truyền về an toàn giao thông; tuyên truyền ngày pháp luật; cách sử dụng mạng xã hội an toàn...được duy trì thường xuyên.
Cô Trần Thị Ánh Nguyệt - Hiệu trưởng Trường TH Đinh Tuyên Hoàng trao thưởng cho học sinh
Trao đổi với Báo GD&TĐ, cô giáo Trần Thị Ánh Nguyệt - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng, hình thành những cơ sở ban đầu về chuẩn mực đạo đức, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Do đó mỗi thầy cô giáo, phụ huynh học sinh phải là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử cho học sinh noi theo.
Cùng với đó, các buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về việc hình thành, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh được tổ chức thường xuyên tại mỗi lớp học. Ngoài các hoạt động ở trường các em còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa thăm quan và tìm hiểu về văn hóa tại địa phương nơi các em sinh sống và học tập: Giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động Lao động, vệ sinh Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nông Trang; tham gia vệ sinh ở chùa Hưng Tích, phường Nông Trang (TP Việt Trì)... Từ đó, tạo môi trường, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp.
Hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường TH Đinh Tiên Hoàng
Cô giáo Trần Thị Ánh Nguyệt giáo viên Trường Tiểu học Đinh Tuyên Hoàng nhận định: Song song với dạy chữ truyền thụ kiến thức cho học sinh,nhà trường còn tích cực đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho học sinh như: Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Đạo đức theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, trên cơ sở lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm, nhận thức và sự phát triển của học sinh, của xã hội; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức công dân.
Cô giáo Trần Thị Ánh Nguyệt giáo viên Trường Tiểu học Đinh Tuyên Hoàng cho biết: Việc giáo dục kỹ năng sống không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, mà còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như: sự kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội; nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú thông qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, qua các hoạt động Đoàn, Đội...
Nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Theo đó, gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho con em mình; gia đình tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của trường và xã hội; không để con em bỏ học; không phó mặc con em mình cho nhà trường. Cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con noi theo; loại bỏ bạo lực gia đình.
Hàng loạt địa phương công bố thi vào lớp 10 chỉ có 3 môn Nhiều địa phương công bố các môn thi vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023 với 3 môn thi, trong đó chủ yếu là: Toán, Văn, Ngoại ngữ. Tại Hải Phòng, thí sinh thi vào lớp 10 THPT công lập Hải Phòng sẽ dự thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại Ngữ (Tiếng Anh, Nga, Nhật, Hàn, Pháp, Trung Quốc). Bài thi Toán...