Để tâm trạng luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực, không còn lo âu, hãy ăn uống theo “quy tắc” 4 nên 2 tránh
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa các loại thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày với tâm trạng của con người.
Cindy Klinger, chuyên gia dinh dưỡng tại Văn phòng tư vấn sức khỏe Cambiati cho biết, một chế độ ăn uống lành mạnh giúp chúng ta duy trì và cải thiện tâm trạng bằng cách cân bằng hormone, chất dẫn truyền thần kinh và lượng đường huyết trong máu.
Thật vậy, tâm trạng lo âu căng thẳng có mối liên hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí BMC Medicine vào năm 2017, áp dụng chế độ ăn lành mạnh giúp con người tăng cảm giác hạnh phúc, sự hài lòng đối với cuộc sống và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là tổng hợp một số bí quyết ăn uống có thể giúp bạn lấy lại tâm trạng và tránh lo âu:
Tiêu thụ nhiều cá béo
Cá là một trong những loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích nhất cho cơ thể, từ giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện tâm trạng đến tránh ung thư, chứng mất trí và viêm khớp dạng thấp.
Một trong những chế độ dinh dưỡng lâu đời và lành mạnh nhất là chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải. Phương pháp ăn uống này chủ yếu tập trung vào việc tiêu thụ nhiều loại cá, trong đó có cá thu, cá mòi và cá hồi.
Đây đều là những loại thực phẩm sở hữu một lượng lớn dưỡng chất, đặc biệt là kẽm. Hơn nữa, axit béo omega-3 trong cá cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe não bộ.
Một phân tích tổng hợp được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí JAMA Network Open cho thấy, bổ sung axit béo omega-3, có nguồn gốc từ dầu cá, giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu ở những người được chẩn đoán mắc bệnh về tâm lý và thể chất.
Tăng cường thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men chứa một lượng lớn probiotic và sở hữu đặc tính chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.
Video đang HOT
Thực phẩm lên men giàu probiotic, bao gồm dưa muối, dưa cải và sữa chua, có liên quan đến việc giảm mức độ lo lắng.
Một nghiên cứu vào năm 2015 trên tạp chí Nghiên cứu Tâm lý học đã tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột với tình trạng căng thẳng. Probiotic là những vi khuẩn tốt hoạt động trong đường ruột. Do đó, khi bổ sung lợi khuẩn này, bạn có thể đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Bổ sung probiotic góp phần cải thiện sức khỏe tâm lý, đặc biệt ở những người đang đối mặt với trầm cảm, thường xuyên cảm thấy lo lắng và căng thẳng.
Bổ sung trái cây và rau củ
Các sản phẩm đến từ thực vật là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa rất dồi dào. Theo nghiên cứu tại Viện Thần kinh học Hoa Kỳ, lo âu thường đi kèm với tình trạng thiếu hụt chất chống oxy hóa. Nói cách khác, tăng cường thực phẩm giàu chất này có thể giúp bạn lấy lại tâm trạng.
Trên thực tế, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ có 1/10 người trưởng thành tiêu thụ đủ lượng trái cây và rau củ các chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày.
Uống đủ nước
Giữ nước là việc làm rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn không bổ sung đủ lượng chất lỏng cơ thể cần thiết mỗi ngày.
Theo bài viết đăng trên Tạp chí Y sinh Hoa Kỳ, mất nước nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Hơn nữa, không bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể còn dẫn tới tình trạng mất cơ.
Lượng nước cơ thể cần phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, giới tính, cường độ hoạt động, nhiệt độ, thói quen ăn uống và thuốc.
2 điều cần tránh và hạn chế
Hạn chế rượu và caffein
Tiêu thụ các loại đồ uống chứa cồn và caffein có khả năng phá hủy giấc ngủ của bạn.
Rượu có thể giúp bạn làm dịu tâm trạng ngay lập tức. Tuy nhiên, chúng lại gây cản trở giấc ngủ vào ban đêm. Sở hữu chất lượng giấc ngủ kém có thể kéo dài cảm giác lo lắng và thậm chí làm tăng suy nghĩ tiêu cực.
Mức độ ảnh hưởng của cafein tới mỗi người là khác nhau. Nhìn chung, loại đồ uống này có thể khiến một số người cảm thấy lo lắng và bồn chồn hơn. Ngoài ra, chúng cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ không kém gì rượu.
Tránh bỏ bữa
Theo Tạp chí Harvard Health Publishing, bỏ bữa không chỉ làm giảm lượng đường huyết trong máu mà còn tác động tới tâm trạng, gây nên cảm giác bồn chồn lo lắng.
Hiện tượng này rất dễ xảy ra, đặc biệt ở những người có thói quen tiêu thụ nhiều carb đơn giản từ thực phẩm chế biến sẵn. Trái lại, carb phức tạp được chuyển hóa chậm hơn nên chúng sẽ giúp duy trì lượng đường huyết trong máu ở trạng thái cân bằng, từ đó duy trì cảm giác bình tĩnh.
Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, những thực phẩm giàu loại carb này bao gồm cháo bột yến mạch, gạo lức, diêm mạch, khoai tây, đậu lăng và đậu Hà Lan.
Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm hoặc phương pháp ăn uống có thể điều trị, chữa các bệnh tâm lý. Nói cách khác, việc điều chỉnh chế độ ăn uống không thể thay thế những phương pháp điều trị sức khỏe tâm lý truyền thống. Do đó, nếu bạn nhận thấy lo âu căng thẳng ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày, việc làm đầu tiên là hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y khoa để được tư vấn.
Sống chung với Covid-19 đem lại cho chúng ta những gì?
Khi dịch Covid-19 bùng phát, những bữa ăn giàu dinh dưỡng tại nhà xuất hiện nhiều hơn. Thói quen tốt như rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang nơi công cộng được hình thành.
Thực hiện giãn cách xã hội và cuộc sống "bình thường mới" do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến sinh hoạt của nhiều gia đình phần nào có sự thay đổi.
Những bữa ăn ở nhà
Thời gian qua, lệnh phong tỏa được nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Việt Nam cũng thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch. Khi thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các quán xá tụ tập đông người bị đóng cửa, nhiều cha mẹ ở nhà làm việc, học sinh không đến trường. Bên cạnh những bất cập, đây cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình có thời gian chăm sóc lẫn nhau.
Thay vì các bữa ăn tại trường, nơi làm việc hay quán ăn, các gia đình có cơ hội để chuẩn bị bữa ăn tại nhà. Đặc biệt, trong mùa dịch, các bà mẹ thường chú ý để đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả gia đình.
Bữa ăn giàu dinh dưỡng tại nhà trở thành hình ảnh phổ biến tại rất nhiều gia đình. Ảnh: Donacholita
Thêm vào bữa ăn nhiều rau xanh, sử dụng phong phú các loại thực phẩm hay bổ sung gia vị như tỏi, hành, sả để tăng cường sức đề kháng, là lựa chọn của nhiều bà nội trợ.
Ngoài ra, các gia đình cũng lưu tâm tới hơn việc bổ sung thêm một số sản phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E hoặc lợi khuẩn từ các thực phẩm lên men, sữa chua và thực phẩm bổ sung khác.
Cơ hội để học lại những thói quen tốt
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu, nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Cách tốt nhất để hạn chế con đường lây lan chính là mỗi người cần xây dựng những thói quen đơn giản, hiệu quả hàng ngày.
Rửa tay thường xuyên: Khi người bệnh ho, hắt hơi, virus, vi khuẩn gây bệnh theo đó ra ngoài môi trường, bám trên các bề mặt. Tay người là bộ phận tiếp xúc với các vật dụng xung quanh nhiều nhất. Các nghiên cứu chỉ ra có tới gần 40.000 vi khuẩn trên 1 cm2 da của người bình thường, đặc biệt là ở bàn tay, chỉ tay... Do đó, chúng ta cũng có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19 nếu không rửa tay thường xuyên.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng đúng cách là biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đơn giản, nhưng hiệu quả, đồng thời giúp giảm 35-47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn...
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, chúng ta cần tuân thủ 6 bước rửa tay đúng cách theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tuyệt đối không rửa qua loa mà phải chà xát, kỳ cọ ít nhất 20 giây dưới vòi nước để dịch tiết bám trên tay được loại bỏ sạch.
Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng và có biểu hiện bệnh: Đeo khẩu trang không giúp phòng chống bệnh 100% nhưng là phương pháp cơ bản và đơn giản nhất để góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Khẩu trang giúp chúng ta bỏ thói quen đưa tay có thể mang mầm bệnh chạm lên mũi, mắt, miệng. Từ đó, giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Ngoài ra, nhiều virus đường hô hấp lây lan qua việc hắt hơi sẽ được lọc bằng khẩu trang y tế. Khi sử dụng khẩu trang chúng ta cần chú ý đeo đúng cách, vệ sinh khẩu trang thường xuyên. Bởi nếu đeo khẩu trang không đúng cách còn phản tách dụng, thậm chí thành "ổ bệnh".
Vệ sinh nhà cửa: Bên cạnh việc ngừa lây nhiễm bằng cách rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh hô hấp, chúng ta không nên bỏ qua vệ sinh nhà cửa. Bởi đây là nơi dễ bị virus xâm nhập nếu không lau chùi, dọn dẹp thường xuyên.
Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên tăng cường thông khí khu vực nhà ở, thường xuyên lau nền nhà, những nơi có nguy cơ là "ổ chứa" virus, vi khuẩn như nhà vệ sinh, bồn cầu, thang máy, tay nắm cửa... Đồng thời, cần loại bỏ những vật dụng cũ, ẩm mốc, không còn sử dụng. Thay bàn chải, khăn mặt, khăn tắm định kỳ 3 tháng/lần.
Cải thiện sức đề kháng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối giữa các nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa), tinh bột (các loại hạt, ngũ cốc), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...) cũng cần được chú trọng. Cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ thiết lập được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Ngoài duy trì chế độ ăn uống khoa học, chúng ta có thể lựa chọn thêm các sản phẩm bổ sung, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe như Tảo Mặt Trời Mỹ. Tảo Mặt Trời có chứa tảo spirulina nguyên chất, hỗ trợ thanh lọc, thải độc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhờ hàm lượng lớn các chất chống oxy hoá như phycocyanin, chlorophyll, beta-caroten, polysaccarid... Đầy đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ trong tảo kết hợp với chất chống oxy hoá giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt, tăng cường miễn dịch.
Thực phẩm cực tốt và cực độc với phổi, biết khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' Có khá nhiều thực phẩm là món ăn yêu thích của bạn hoặc nghĩ nó vô hại cho cơ thể, nhưng theo các chuyên gia y tế, bạn có thể đang 'đầu độc' cơ thể của mình, đặc biệt là phổi với những món ăn dưới đây. Ảnh minh họa: Internet Các loại thực phẩm giúp giữ cho phổi khỏe mạnh Táo Theo...