Để sách giáo khoa xứng tầm sự nghiệp đổi mới giáo dục

Theo dõi VGT trên

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành đã hiện thực hóa quan điểm đổi mới giáo dục cho những năm tới. Trong khi đó, sách giáo khoa (SGK) là một phương án dạy học dựa trên chương trình chuẩn quốc gia.

Để sách giáo khoa xứng tầm sự nghiệp đổi mới giáo dục - Hình 1

Giờ học tiếng Việt của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trới, TP Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: HOÀI MINH

Sách giáo khoa là cụ thể hóa mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và là bước đột phá, đòn bẩy để phát triển giáo dục nước nhà. SGK mới có cấu trúc và nội dung không giống như SGK hiện hành.

Đây là SGK dạy học theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh cho nên sách phải viết làm sao cụ thể hóa được mục tiêu của chương trình tổng thể và chương trình môn học một cách khoa học nhất và nghệ thuật sư phạm nhất.

Mặt khác, SGK chỉ là một phương án mở giúp giáo viên thuận lợi trong việc hướng dẫn học sinh trải nghiệm từng đơn vị kiến thức trong bài học. Tuy được chọn một bộ SGK, nhưng mỗi giáo viên vẫn có quyền tham khảo và vận dụng các cách tiếp cận, cách giải quyết một vấn đề kiến thức ở các bộ SGK khác nhau. Đối với học sinh, SGK chỉ là một trong những công cụ giúp các em bày tỏ biểu cảm, cách nghĩ, cách thể hiện khác nhau và rồi cùng nhau thảo luận, hợp tác, chủ động tìm cách sở hữu kiến thức cho chính mình.

Thực tế hiện nay, nhiều nơi vẫn chưa thoát ra quan niệm cũ: SGK là pháp lệnh, cho nên chưa dám mạnh dạn thay đổi hoạt động chuyên môn khi trình độ học sinh và điều kiện hiện có của nhà trường không tương đồng. Có thể nói, để dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả, quyền quyết định chủ yếu là ở giáo viên, ở mỗi nhà trường mà không phải là ở SGK.

Nhiều bộ SGK sẽ cho ra cách dạy học khác nhau cũng như phản ánh thực tiễn giáo dục phong phú ở nhiều địa phương, thậm chí mang dấu ấn riêng, đậm chất nghệ thuật sư phạm của nhóm tác giả SGK. Giáo viên sẽ được tự do sáng tạo, trên cơ sở trải nghiệm nhiều bộ SGK khác nhau.

Mặt khác, khi có nhiều bộ SGK, sẽ kích thích giáo viên tự chủ nội dung và phương pháp, tức là thay đổi giáo dục từ dưới lên. Điều đó giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) chỉ đạo sát thực hơn, thực tế hơn với sự đa dạng của địa phương, tức là điều chỉnh cách chỉ đạo đổi mới giáo dục ở cấp Trung ương, hay chính là thay đổi từ trên xuống.

Video đang HOT

Quá trình biên soạn SGK theo cơ chế xã hội hóa giúp các tác giả và nhà xuất bản hoàn toàn được chủ động, sáng tạo trong tất cả các khâu như: Tự chủ chọn tác giả và xây dựng bản thảo; tự lo kinh phí và từ đó xác định cho mình trách nhiệm lớn hơn. Ngoài ra, nhiều bộ SGK sẽ chống được độc quyền của các nhà xuất bản trong việc in ấn và phát hành SGK, đã tồn tại suốt nhiều năm qua.

Tuy nhiên, quá trình triển khai biên soạn SGK vừa qua bộc lộ những hạn chế cả về nội dung dạy học lẫn sự chỉn chu về mặt sư phạm. Chưa nên vội đưa quá nhiều văn thơ nước ngoài vào SGK tiểu học, nhất là học sinh các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn đầu đời của cả một con người.

Mặt khác, cần nhặt hết “sạn” trong SGK. Rõ ràng, SGK tuy là sách xã hội hóa nhưng đã được Nhà nước thẩm định trước khi đưa vào trường học thì phải chuẩn, phải “sạch”. Vì vậy, cần chấm dứt tình trạng còn “sạn” trong SGK.

Đáng chú ý, giá SGK quá cao trong khi vẫn có những giải pháp để giá sách giảm xuống như: Đấu thầu rộng rãi công đoạn in sách; giảm đến mức thấp nhất số trang mỗi đầu sách; không cần có SGK ở một số môn học hoặc hoạt động giáo dục (như hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất) mà chỉ giữ lại sách hướng dẫn dạy cho giáo viên.

Nếu làm được như nêu trên, chắc chắn cặp sách của các em tới trường sẽ nhẹ hơn, đỡ trĩu nặng trên đôi vai trẻ nhỏ. Cùng với đó, việc bán sách tham khảo kèm SGK, theo “bó”, rồi môi giới tiếp thị sách tham khảo để nhận phí phát hành là những việc làm phản cảm, cần phê phán và giám sát chặt chẽ hơn nữa theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD và ĐT.

Để thực hiện đổi mới giáo dục thành công cần quyết liệt thay đổi cách làm SGK. Nếu cơ quan quản lý giáo dục, các nhà tổ chức, nhà xuất bản không thay đổi tư duy, tiếp tục duy trì và áp dụng cách nghĩ và phương pháp cũ để làm SGK mới trong cơ chế thị trường thì sẽ là sai lầm và để lại bức xúc trong dư luận xã hội là điều tất yếu.

Xã hội hóa SGK là tốt, là tiến bộ, nhưng dễ gặp phải cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm tác giả và các nhà xuất bản. Do đó, Bộ GD và ĐT cần quyết liệt với những chế tài chặt chẽ hơn để ngăn chặn lợi ích nhóm hay tình trạng nể nang khi thẩm định SGK. Khi lựa chọn và quyết định từng thành viên trong nhóm tác giả cũng như các ủy viên của hội đồng thẩm định cần sự chuẩn xác ở nhiều khâu và bảo đảm tính khoa học.

Cần tránh làm SGK theo nhóm kiểu thân quen hay người nhà mà ít chú ý tới sự đóng góp năng lực từng cá nhân cho toàn nhóm, cho chất lượng cả cuốn SGK. Các thành viên trong nhóm tác giả cũng như hội đồng thẩm định SGK phải là sự kết hợp hài hòa của những cá nhân có năng lực chuyên môn sâu, có hiểu biết và trải nghiệm giáo dục phổ thông với những giáo viên giỏi có tầm nhìn, chuyên gia đầu ngành vững vàng, am hiểu sâu sắc tư tưởng đổi mới giáo dục.

Đổi mới giáo dục: Quá trình lâu dài nhưng kết quả bước đầu có nhiều nỗ lực

Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK...

Trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) Quốc hội, Ủy ban đã có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020. Thời gian qua, toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực để triển khai có hiệu quả đổi mới.

Lựa chọn sách giáo khoa đúng quy định

Dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cho thấy, việc tuyên truyền, quán triệt tinh thần Nghị quyết 88 đã được Bộ GD&ĐT và các địa phương chú trọng triển khai sớm với nhiều hình thức đa dạng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh, học sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ, đã từng bước thể chế hóa các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản GD&ĐT, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.

Quy chế, quy trình biên soạn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được ban hành theo Luật định, tương đối đầy đủ, khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành được chương trình giáo dục phổ thông hoàn chỉnh trước khi tổ chức biên soạn SGK.

Việc lựa chọn SGK cho năm học 2020-2021 được thực hiện theo đúng quy định của Nghị quyết 88, tạo tiền đề hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo quy định của Luật Giáo dục 2019 trong những năm tới. Việc xã hội hóa biên soạn SGK bước đầu thành công đối với lớp 1, hiện nay các NXB đang hoàn thiện bản thảo đối với sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt và sử dụng theo lộ trình.

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về giáo được tăng cường và đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính của ngành; tăng cường phân cấp quản lý giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.

Đầu tư cho giáo dục được ưu tiên, cơ sở vật chất nhà trường từng bước được cải thiện, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa. Việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất được nhiều địa phương quan tâm đầu tư, theo các chuẩn quy định để bảo đảm điều kiện triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết: Hiện nay Bộ GD&ĐT đã chọn 5 bộ SGK mới để thay thế bộ SGK lớp 1 cũ. Tuy nhiên, qua khảo sát trực tiếp, nhiều giáo viên vẫn thích được dạy một bộ sách giáo khoa như trước. Điều này cho thấy, một bộ phận giáo viên vẫn "còn ngại đổi mới".

Còn đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho rằng, vấn đề mấu chốt là phải làm cho mỗi giáo viên, cán bộ quản lý hiểu và nhận thức đúng, từ đó trở thành một tuyên truyền viên về đổi mới chương trình, SGK. Giai đoạn này vẫn là giai đoạn chuyển tiếp, việc hiểu chưa nhất quán nên tuyên truyền càng cần thực hiện đồng bộ.

Đổi mới giáo dục: Quá trình lâu dài nhưng kết quả bước đầu có nhiều nỗ lực - Hình 1

Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK... (Ảnh: T.F)

Quá trình đổi mới đã đi đúng hướng

Theo Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Phan Thanh Bình, công tác chỉ đạo của Chính phủ và triển khai của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết 88 cố gắng này đã đi đến kết quả tốt.

Đại biểu Chu Lê Chinh cho rằng, 3 kết quả nổi bật của ngành giáo dục trong năm học 2019-2020 phải kể đến: Trước tiên là việc toàn ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa hoàn thành kế hoạch năm học, thực hiện tốt chủ trương "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên, học sinh sinh viên. Tiếp theo là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức thành công, an toàn. Và cuối cùng là việc chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai chương trình, SGK mới, được phụ huynh, học sinh đón nhận với tâm thế chủ động.

Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai đánh giá, trong nhiệm kỳ này, Bộ GD&ĐT đã làm được rất nhiều việc, một trong số đó là đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục.

Tạo động lực cho giáo viên bằng các cơ chế chính sách về tuyển dụng, sử dụng hợp lý, trong đó có thể tính đến việc xây dựng một đề án riêng về phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng cho quá trình đổi mới; tiếp tục bố trí, sử dụng hợp lý các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; không thực hiện sáp nhập trường lớp theo cách cơ học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục... cũng là những vấn đề được các đại biều Quốc hội đề cập và kiến nghị tới Chính phủ, Bộ GD&ĐT.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, toàn ngành đã rất nỗ lực để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội. Theo Bộ trưởng, đổi mới giáo dục là một quá trình lâu dài, đặc biệt với một chủ trương lớn như Nghị quyết 88 thì qua 6 năm chưa thể có nhiều kết quả ngay.

Tuy nhiên, với những kết quả đạt được có thể thấy, ngành giáo dục đã đi đúng hướng, đúng tinh thần của Nghị quyết. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu toàn bộ những nhận xét, đánh giá trong báo cáo và những góp ý của các đại biểu để có kế hoạch, chương trình hành động tiếp theo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặngVụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặng
21:21:33 04/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tốVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tố
21:24:58 04/05/2025
Sỹ Toàn: Tôi và Ngọc Tiên như vợ chồng son, không áp lực chuyện con cáiSỹ Toàn: Tôi và Ngọc Tiên như vợ chồng son, không áp lực chuyện con cái
23:08:08 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
23:39:11 04/05/2025
"Cha đẻ" bản hit 3 tỷ lượt xem dở khóc dở cười vì bị nhầm là... cố nhạc sĩ"Cha đẻ" bản hit 3 tỷ lượt xem dở khóc dở cười vì bị nhầm là... cố nhạc sĩ
21:46:50 04/05/2025
Tạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho conTạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho con
21:55:31 04/05/2025
Nữ NSND mang quân hàm Đại tá gây sốt với bức ảnh mặc quân phục ở tuổi 56Nữ NSND mang quân hàm Đại tá gây sốt với bức ảnh mặc quân phục ở tuổi 56
22:44:10 04/05/2025
Nữ diễn viên được mẹ chồng thương hơn con ruột, muốn cuối đời vẫn làm vợ Anh ĐứcNữ diễn viên được mẹ chồng thương hơn con ruột, muốn cuối đời vẫn làm vợ Anh Đức
22:32:03 04/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc thăm dò Mỹ về vấn đề fentanyl

Trung Quốc thăm dò Mỹ về vấn đề fentanyl

Thế giới

07:26:01 05/05/2025
Trung Quốc được cho là đang cân nhắc các cách giải quyết mối lo ngại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về vai trò của Bắc Kinh trong hoạt động buôn bán fentanyl nhằm mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại.
Cường Đô La cập nhật hình ảnh mới nhất của Subeo, hé lộ chi tiết đặc biệt về chuyện du học

Cường Đô La cập nhật hình ảnh mới nhất của Subeo, hé lộ chi tiết đặc biệt về chuyện du học

Sao việt

07:22:46 05/05/2025
Subeo và gia đình đang tập trung tìm hiểu về ngôi trường mà cậu chàng sẽ theo học sau khi kết thúc chương trình cấp 2.
Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói bí quyết sống lâu là 'không tranh cãi'

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói bí quyết sống lâu là 'không tranh cãi'

Lạ vui

07:22:25 05/05/2025
Cụ bà người Anh Ethel Caterham (115 tuổi), người lớn tuổi nhất thế giới, đã chia sẻ bí quyết trường thọ là không tranh cãi với bất kỳ ai .
Siêu mẫu bị 1 Thiên vương ví như giày rách, nay có cái kết bất ngờ bên chồng đại gia

Siêu mẫu bị 1 Thiên vương ví như giày rách, nay có cái kết bất ngờ bên chồng đại gia

Sao châu á

07:17:51 05/05/2025
Quách Phú Thành quá phũ phàng khi ám chỉ người phụ nữ đã dâng hiến 7 năm thanh xuân đẹp nhất cho anh là đôi giày cũ không vừa chân .
Vụ xe tải cán bé gái 14 tuổi ở Vĩnh Long: Phi lý đến nực cười!

Vụ xe tải cán bé gái 14 tuổi ở Vĩnh Long: Phi lý đến nực cười!

Pháp luật

07:15:20 05/05/2025
Nếu tài xế thực sự có lỗi thì các cơ quan bảo vệ pháp luật trong vụ việc này quá vô cảm. Cần làm rõ có hay không việc cố ý làm trái, bao che người phạm tội , độc giả bình luận.
Sinh nhật quý tử Văn Hậu: Ông nội hiếm hoi lộ diện, "bơ" cháu vì con Quang Hải?

Sinh nhật quý tử Văn Hậu: Ông nội hiếm hoi lộ diện, "bơ" cháu vì con Quang Hải?

Netizen

06:51:27 05/05/2025
Vừa qua, Lúa - con trai Doãn Hải My và Đoàn Văn Hậu đã chính thức tròn 1 tuổi. Để kỷ niệm cho dịp đặc biệt này, đôi vợ chồng hot nhất nhì làng thể thao Việt đã tổ chức tiệc sinh nhật hoành tráng cho nhóc tỳ.
Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn

Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn

Ẩm thực

05:49:47 05/05/2025
Hãy cùng thử ngay 4 món ăn chế biến kiểu cơm lười với măng tươi - vừa ngon vừa gọn, hợp lý cho những ngày bận rộn.
Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc

Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc

Hậu trường phim

05:46:23 05/05/2025
Nhìn lại nhan sắc tuổi 17 của Lưu Thi Thi mới thấy không phải tự dưng cô lại trở thành một trong những nàng ngọc nữ của làng giải trí Trung Quốc.
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều

Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều

Tv show

23:05:05 04/05/2025
Cho thấy sự tiến bộ trong tập 7 Đánh thức đam mê , Đang Đang được Ngọc Sơn khen ngợi về giọng hát, đồng thời khuyên cô cần trau dồi nhiều hơn khi làm nghề.
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo

Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo

Sao thể thao

23:02:43 04/05/2025
Trent Alexander-Arnold nhiều khả năng sẽ gia nhập Real Madrid ngay trước khi FIFA Club World Cup 2025 khởi tranh, với mức phí chuyển nhượng chưa đến 1 triệu bảng.
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại

3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại

Nhạc việt

22:36:44 04/05/2025
Tuấn Ngọc, Trung Quân Idol và Nguyên Thảo đều sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, có giọng hát mang theo âm hưởng đặc trưng của phố núi, tạo nên phong cách biểu diễn riêng biệt.