Để sa mạc nở hoa
“Đất này, nước này là cuộc sống, là tương lai của tôi”, anh Ivan Azucena, người nông dân 25 tuổi ở El Salvador, đã thốt lên như vậy.
Cảnh khô hạn trên cánh đồng ở thị trấn Usulutan, El Salvador ngày 24/7/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhớ lại khoảng thời gian trước đây, anh kể về nỗi ám ảnh của vùng đất chết, nơi mà hạn hán đã bóp nghẹt hy vọng và niềm tin. “Mọi người sợ trồng trọt, vì sợ gieo cả mùa vụ lẫn ước mơ mà không gặt hái được gì”, anh Ivan Azucena nói.
Hạn hán không chỉ là kẻ thù của ruộng đồng khiến đất khô cằn như bị rút cạn sức sống mà còn là bóng tối che phủ cả tương lai, khiến những người trẻ như Ivan đối mặt với lựa chọn đầy đau đớn: bám trụ với vùng đất ngày càng bị suy thoái thậm chí sa mạc hoá, hay rời đi tìm kiếm một vùng đất mới có thể đem lại tương lai tươi sáng hơn.
Anh Ivan Azucena chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh nhuốm màu tối của “Hành lang khô”, vùng đất chiếm hơn 30% diện tích và nơi sinh sống của 25% dân số Trung Mỹ, trải dài từ bang Chiapas của Mexico đến tỉnh Guanacaste ở Costa Rica, bao trùm Guatemala, El Salvador, Honduras và Nicaragua. Mặc dù được gọi tên theo đặc điểm khí hậu của vùng đất này, nhưng “Hành lang khô” đang ngày càng mong manh trước tác động của biến đổi khí hậu khi hạn hán và những cơn mưa dữ dội luân phiên cướp đi sinh kế của người dân.
Trong khi những vụ mùa ngô và đậu – nguồn sống căn bản của người nông dân đang ngày càng hiếm hoi thì những mảnh đất khô cằn cũng ngày càng oằn mình trước áp lực dân số làm tăng nhu cầu trồng trọt chăn nuôi. Năm 2019, khu vực này đã trải qua 5 năm liên tiếp hạn hán khiến 1,2 triệu người dân nơi đây rơi vào cảnh đói và cần viện trợ lương thực. Tại nhiều làng quê, người dân phải rời bỏ nhà cửa, gia tăng làn sóng di cư về phía Bắc nhằm tìm kiếm nguồn sống mới.
Số liệu của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy thực trạng đáng báo động trên thế giới, với 40% diện tích đất toàn cầu đã bị thoái hóa, gây tác động nặng nề đến cuộc sống của khoảng 3,2 tỷ người, tương đương gần một nửa dân số thế giới. Mỗi năm, khoảng 100 triệu ha (tương đương diện tích của Ai Cập) đất đai màu mỡ bị suy thoái.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu, phương thức sản xuất nông nghiệp không bền vững, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và thiếu nguồn lực và kỹ năng quản lý đất đai. Tình trạng suy thoái đất này không chỉ xảy ra tại các khu vực khô cằn, mà còn trên khắp thế giới, từ suy thoái rừng và đất ở Haiti, đến sự biến mất dần của hồ Chad ở khu vực Sahel (vùng đất khô cằn phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi) và đất canh tác khô cằn ở Gruzia (Đông Âu).
Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại Brazil, nơi đầm lầy lớn nhất thế giới Pantanal đối mặt với nguy cơ biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ này do lượng mưa thấp và nước bốc hơi mạnh. Cháy rừng lan rộng càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái đất và hệ sinh thái tại đây. Tại Mỹ, thành phố Phoenix thuộc bang Arizona đã trải qua kỷ lục 113 ngày liên tiếp có mức nhiệt trên 38 độ C, khiến đất đai khô cằn, hàng trăm người tử vong do nắng nóng và cháy rừng thiêu trụi nhiều khu vực.
Các nhà khoa học lưu ý mất rừng và suy thoái đất đang làm giảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái trước biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Một hậu quả khác là sa mạc hóa đất đang đè nặng tương lai của người nông dân trên khắp thế giới. Đất đai suy thoái đồng nghĩa với việc năng suất nông nghiệp giảm mạnh, đẩy hàng triệu nông dân vào cảnh mất sinh kế. Nhiều cộng đồng phụ thuộc vào nông nghiệp bị đẩy vào vòng xoáy nghèo đói, buộc người dân phải di cư tìm kiếm cơ hội sinh sống mới. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gia tăng áp lực di cư ở các khu vực như Sahel (châu Phi), Mỹ Latinh hay Trung Đông.
Không dừng lại ở đó. Tình trạng suy thoái đất và sa mạc hóa dẫn đến căng thẳng về nguồn tài nguyên như nước và thực phẩm, gây ra xung đột giữa các cộng đồng, thậm chí giữa các quốc gia. Ví dụ điển hình là khu vực hồ Chad, nơi hàng triệu người phụ thuộc vào nguồn nước và đất canh tác đang chịu cảnh cạn kiệt tài nguyên nghiêm trọng, làm bùng phát bất ổn xã hội. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với các chính phủ trong việc duy trì ổn định và an ninh lương thực trên quy mô toàn cầu.
Tương lai nhân loại không thể tách rời sức khỏe của đất đai và nếu không hành động quyết liệt, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ đánh mất “nền tảng” của sự sống. Các sáng kiến đã và đang được triển khai như sáng kiến “Hành lang khô Trung Mỹ” hay “Bức tường xanh vĩ đại” chống tình trạng sa mạc hoá ngày càng nghiêm trọng ở vùng Sahel cùng với chương trình hành động của mỗi quốc gia đã chứng minh hiệu quả, nhưng vẫn cần được mở rộng và phối hợp chặt chẽ hơn.
Với chủ đề “Đất đai của chúng ta, tương lai của chúng ta”, Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước LHQ về chống sa mạc hoá ( COP16) diễn ra từ ngày 2-13/12 tại Riyadh của Saudi Arabia (Arập Xêút) là một sự tiếp nối đầy quyết tâm từ COP15, nơi các quốc gia cam kết phục hồi 1 tỷ ha đất bị suy thoái vào năm 2030.
Giờ đây, tham vọng này được mở rộng khi các bên tham gia Công ước LHQ về chống sa mạc hóa (UNCCD) – đại diện cho 196 quốc gia và Liên minh châu Âu đặt mục tiêu phục hồi 1,5 tỷ ha đất vào cuối thập niên này, như một phần của cuộc chiến chống lại khủng hoảng hạn hán, sa mạc hoá và biến đổi khí hậu. Sự tiếp nối này không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng của hành động toàn cầu, mà còn là sự mở rộng các sáng kiến hợp tác quốc tế quyết liệt hơn.
Những quốc gia dễ bị tổn thương nhất không còn phải chiến đấu đơn độc mà có sự hỗ trợ từ cộng đồng toàn cầu, thể hiện qua “Liên minh toàn cầu về chống chịu hạn hán” (IDRA) – sáng kiến đầu tiên tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Nhằm “hồi sinh những vùng đất chết”, chương trình nghị sự sẽ tập trung vào các chủ đề như cải tiến công nghệ quản lý đất, tăng cường nguồn tài chính cho các dự án phục hồi đất và xây dựng các chính sách quốc gia bền vững để ứng phó hiệu quả hơn với các hiện tượng đang gia tăng nghiêm trọng gồm hạn hán, bão cát và bụi.
Thư ký điều hành UNCCD, ông Ibrahim Thiaw, kỳ vọng các đại biểu dự COP16 sẽ đạt được một thỏa thuận toàn cầu nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi đất và đưa ra những giải pháp mang tính “chủ động” để ứng phó với hạn hán. Tổng Thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh ý nghĩa của hội nghị năm nay, gọi đây là “khoảnh khắc đột phá” để bảo vệ tài nguyên đất, phục hồi sinh thái và đối mặt với thách thức khí hậu khắc nghiệt.
Khi các đại diện thế giới bàn về các cam kết lớn, thì anh Ivan Azucena ở vùng “Hành lang khô” đã chứng kiến sự thay đổi nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của mình. Nhờ sự hỗ trợ của dự án Nâng cao Khả năng phục hồi khí hậu trong hệ sinh thái nông nghiệp Hành lang khô của El Salvador do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) triển khai, đất canh tác của anh giờ đã phục hồi. “Bây giờ, chúng tôi có cơ hội thu hoạch và thực phẩm”, anh Ivan Azucena mỉm cười, ánh mắt rạng ngời.
COP16 là dấu mốc quan trọng không chỉ trong việc thúc đẩy cam kết phục hồi đất đai mà còn mở ra hy vọng cho những vùng đất cằn cỗi, những sa mạc khô hạn. Giống như sa mạc Atacama ở miền Bắc Chile, nổi tiếng là một trong những khu vực khô cằn nhất thế giới, nơi từng bất ngờ nở hoa sau những cơn mưa hiếm hoi, các sáng kiến và hành động từ hội nghị này chính là những giọt mưa mang lại sự thay đổi kỳ diệu cho những khu vực đang khắc khoải đợi chờ phục hồi, thắp sáng niềm tin vào tương lai bền vững.
Thủ đô mới của Indonesia: Hy vọng và cơ hội phát triển
Quốc hội Indonesia mới đây đã thông qua đạo luật quan trọng, chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta và chuyển thủ đô đến thành phố mới Nusantara, nằm trên đảo Borneo.
Quyết định này không chỉ thay đổi diện mạo chính trị mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giảm tải cho Jakarta và thúc đẩy sự phát triển khu vực phía Đông Indonesia.
Vòng xoay Bundaran HI, trung tâm Jakarta. Ảnh: Đỗ Quyên/TTXVN
Mới đây, Quốc hội Indonesia đã thông qua đạo luật chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta. Điều này có nghĩa là Indonesia sẽ chuyển thủ đô sang thành phố Nusantara, trong khi Jakarta sẽ trở thành một đặc khu, tiếp tục giữ vai trò là trung tâm kinh tế và văn hóa.
Trên thực tế, Indonesia đã nhiều lần xem xét việc chuyển thủ đô. Năm 2014, tổng thống thời điểm đó đã đề xuất ý tưởng này. Với diện tích hơn 1,9 triệu km và dân số lên tới 280 triệu người, Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới. Quốc gia này có hơn 17.000 hòn đảo và phần lớn trong số đó có đông đảo cư dân sinh sống như Sumatra và Borneo.
Tuy nhiên, theo trang thông tin news.cn, đảo Java, nơi có Jakarta, chỉ có diện tích khoảng 130.000 km, chiếm chưa đến 7% tổng diện tích của Indonesia, nhưng lại có tới 150 triệu người sinh sống. Sự đông đúc này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông và thiếu hụt nguồn lực y tế, giáo dục cùng với hạ tầng cơ sở bị quá tải.
Ngoài mật độ dân số cao, Jakarta còn đối mặt với các yếu tố tự nhiên nghiêm trọng, trong đó có tình trạng sụt lún đất với tốc độ hàng chục cm mỗi năm. Thành phố này cũng đang thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt do nguồn nước trên các đảo rất hạn chế; không có sông lớn hay hồ nước lớn, người dân chỉ có thể khai thác nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã dẫn đến hiện tượng sụt lún đất.
Theo nghiên cứu, trong 50 năm qua, Jakarta đã lún xuống khoảng 3 đến 4 mét. Nếu tình trạng khai thác nước ngầm không được cải thiện, đến năm 2025, khoảng 1/4 diện tích của Jakarta sẽ bị ngập trong nước biển.
Ngoài ra, Indonesia nằm ở giao điểm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với hoạt động địa chất mạnh mẽ, dẫn đến việc quốc gia này thường xuyên phải hứng chịu động đất và núi lửa phun trào. Tác động của động đất càng làm tăng tốc độ sụt lún của Jakarta. Vì vậy, Quốc hội Indonesia đã thông qua một đạo luật chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta.
Thủ đô mới Nusantara sẽ được đặt tại vùng ven biển Đông Nam của đảo Borneo, cách Jakarta hơn 1.200 km. Borneo là một trong ba hòn đảo lớn nhất thế giới nhưng lại có tốc độ phát triển kinh tế chậm dù sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với tỷ lệ che phủ rừng lên tới 80%.
Hiện tại, khoảng 80% dân số Indonesia sống trên hai hòn đảo là Java và Sumatra, dẫn đến sự không đồng đều trong phát triển kinh tế giữa các khu vực. Do đó, việc xây dựng thủ đô tại Borneo không chỉ giúp giảm tải cho Jakarta mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho khu vực này.
Trung Quốc hoàn thiện dự án 'xanh hóa' sa mạc với 3.000 km cây cối Trung Quốc đã kết thúc dự án kéo dài 46 năm nhằm phủ xanh sa mạc bằng vành đai cây cối bao quanh kéo dài 3.000 km. Theo Reuters ngày 29.11, dự án trên là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chấm dứt tình trạng sa mạc hóa và hạn chế những cơn bão cát hoành hành ở một số...