COP16 tìm giải pháp ngăn suy giảm đa dạng sinh học
Thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có: Tình trạng suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ở tốc độ chóng mặt.
Để tìm kiếm giải pháp, các nhà lãnh đạo môi trường toàn cầu đã tập trung tại Cali, Colombia, tham dự Hội nghị Đa dạng sinh học lần thứ 16 ( COP16).
COP16, diễn ra từ ngày 21/10, là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá tình hình thực tế và thúc đẩy việc thực hiện các cam kết bảo vệ đa dạng sinh học đã được đưa ra tại Hội nghị Montreal năm 2022. Ảnh: undp.org
COP16, diễn ra từ ngày 21/10, là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá tình hình thực tế và thúc đẩy việc thực hiện các cam kết bảo vệ đa dạng sinh học đã được đưa ra tại Hội nghị Montreal năm 2022. Theo đó, 196 quốc gia đã ký một hiệp ước lịch sử, đặt mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đất và biển vào năm 2030.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (The Nature Conservancy), số lượng và phân bố của các loài đang giảm sút đáng kể. Cụ thể, báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc chỉ ra thế giới đang phải trải qua tổn thất lớn nhất kể từ thời khủng long, với khoảng 1 triệu loài thực vật và động vật hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Trong khi đó, báo cáo hai năm một lần Living Planet của Tổ chức Hoang dã thế giới (WWF) và Hiệp hội Động vật học London công bố trong tháng này chỉ ra rằng quần thể động vật hoang dã toàn cầu đã giảm trung bình 73% trong 50 năm. Báo cáo cho biết khu vực Mỹ Latinh và Caribe ghi nhận mức giảm trung bình 95% về số lượng động vật hoang dã. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do hoạt động của con người như phá rừng, săn bắn, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Rừng Amazon, lá phổi xanh của Trái đất, đang phải đối mặt với nhiều áp lực. Việc mở rộng diện tích canh tác, xây dựng đường sá, cháy rừng và hạn hán đã đẩy nhiều loài động thực vật đến bờ vực tuyệt chủng.
Bà Laura Rico, Giám đốc chiến dịch tại Avaaz, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động toàn cầu, bày tỏ hi vọng COP16 sẽ là cơ hội để các quốc gia bắt tay vào hành động và tập trung vào các cơ chế thực hiện, giám sát và tuân thủ, sau đó được ứng dụng phát triển tại các quốc gia cũng như kế hoạch quốc gia của các nước.
Về giải pháp, các chuyên gia cho rằng người bản địa đang ở tuyến đầu trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu bởi họ là người đã chăm sóc đất đai, chữa lành đất đai thông qua hệ thống quản lý, hệ thống chăm sóc và lối sống.
Là nước chủ nhà của COP16, Colombia đã cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Bộ trưởng Môi trường Colombia, bà Susana Muhamad, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển bền vững và khẳng định rằng bảo vệ đa dạng sinh học không hề mâu thuẫn với phát triển kinh tế.
Liên hợp quốc kêu gọi kêu gọi đầu tư mạnh mẽ vào bảo tồn thiên nhiên
Ngày 20/10, tại Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học (COP16) diễn ra ở Cali, Colombia, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi các quốc gia thành viên đầu tư mạnh mẽ vào quỹ bảo tồn và phục hồi thiên nhiên.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu trong cuộc họp báo ở New York, Mỹ ngày 16/8/2024. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong thông điệp bằng video được gửi đến các đại biểu tham dự COP16, chính thức bắt đầu vào ngày 21/10, Tổng thư ký LHQ đã nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.
Ông Guterres nhấn mạnh việc hủy hoại thiên nhiên sẽ làm gia tăng xung đột về tài nguyên, nạn đói và bệnh tật, gây ra nghèo đói và làm giảm GDP. Sự sụp đổ của các "dịch vụ" mà thiên nhiên ban tặng như như cung cấp nước sạch và thúc đẩy sự thụ phấn không chỉ gây ra thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỷ USD mỗi năm mà còn đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người, đặc biệt là những người nghèo nhất trên hành tinh.
Để ngăn chặn một tương lai như vậy, ông Guterres nhấn mạnh thế giới cần hành động ngay bây giờ. Điều này có nghĩa là các quốc gia cần tuân thủ các cam kết tài chính, tăng cường hợp tác quốc tế và hỗ trợ các nước đang phát triển. Người đứng đầu LHQ đồng thời kêu gọi các nước thành viên đóng góp những khoản "đầu tư quan trọng" cho Quỹ Khung đa dạng sinh học toàn cầu (GBFF).
GBFF được thành lập vào năm 2023 để hỗ trợ các quốc gia đạt được mục tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (GBF) được thông qua tại COP15 diễn ra ở Canada hồi năm 2022, trong đó đưa ra lộ trình đầy tham vọng để đạt được tầm nhìn toàn cầu về một thế giới sống hòa hợp với thiên nhiên vào năm 2050. Nội dung chính của GBF đặt ra 23 mục tiêu nhằm ngăn chặn và đảo ngược tình trạng suy giảm đa dạng sinh học từ nay đến năm 2030. Trong số 23 chỉ tiêu mà GBF đề ra có việc khôi phục và bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và biển của hành tinh từ nay đến năm 2030 và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài động, thực vật do các hành động của con người gây ra . Theo các cơ quan giám sát tiến độ, cho đến nay, các quốc gia đã cam kết đóng góp khoảng 250 triệu USD cho quỹ này.
Độc đáo phiên bản quốc ca Colombia tại hội nghị về đa dạng sinh học Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, trước thềm Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học (COP 16), dự kiến diễn ra từ ngày 21/10 - 1/11 tới, Colombia đã ghi lại thanh âm của 41 con chim thuộc các loài khác nhau trong môi trường sống tự nhiên để...