Biến đổi khí hậu: LHQ cảnh báo thế giới sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hành động
Ngày 24/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo nhân loại sẽ “phải trả giá khủng khiếp” vì không hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu, trong khi thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.
Cánh đồng ngô hứng chịu nắng nóng, khô hạn tại Rushinga, Zimbabwe ngày 3/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo về Khoảng cách Phát thải của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố cùng ngày cho biết nếu mức độ ứng phó với biến đổi khí hậu như hiện nay, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng thêm 3,1 độ C trong thế kỷ này, gấp đôi mức tăng nhiệt đã được nhất trí trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký kết gần 10 năm trước tại Paris (Pháp). Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện tăng thêm khoảng 1,3 độ C.
Theo báo cáo, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu đã tăng 1,3% từ năm 2022-2023, lên mức cao mới là 57,1 gigaton CO2 tương đương. Với các cam kết hiện tại, nhiệt độ vẫn được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2,6 độ C – 2,8 độ C vào năm 2100. Điều này tương tự như những phát hiện trong 3 năm qua.
Báo cáo nhấn mạnh thập kỷ tới rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nếu không hành động, hy vọng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C có nguy cơ sẽ tiêu tan.
UNEP đánh giá về mặt kỹ thuật, mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 1,5 độ C vẫn khả thi, nhưng chỉ có thể đạt được khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm đáng kể vào năm 2035. Báo cáo cho rằng các quốc gia phải cùng nhau cam kết và thực hiện cắt giảm 42% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hằng năm vào năm 2030 và đạt 57% vào năm 2035 thì mới có hy vọng ngăn đà tăng nhiệt ở mức dưới 1,5 độ C.
Video đang HOT
UNEP cho biết những tiến bộ về năng lượng mặt trời và gió, 2 công nghệ đã được chứng minh tiết kiệm chi phí, có thể giúp giảm mạnh khí thải, nhưng đầu tư vào các giải pháp cắt giảm carbon này cần tăng gấp 6 lần để đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt ở 1,5 độ C. Với quy mô như vậy, giới khoa học và các nhà hoạch định chính sách cho rằng thế giới khó có thể đạt được mục tiêu này.
Ông Guterres bày tỏ lo ngại cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Tổng thư ký Guterres nhận định các quốc gia thuộc Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nói riêng sẽ cần thể hiện nhiều tham vọng hơn nữa trong vòng cam kết về khí hậu tiếp theo, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), dự kiến diễn ra vào tháng 2/2025.
Ông David King, thuộc Nhóm tư vấn về khủng hoảng khí hậu, cho biết những cam kết này là “cơ hội cuối cùng tốt nhất của chúng ta để thay đổi lộ trình. Nhằm tránh viễn cảnh nhân loại phải chật vật để tồn tại, các quốc gia phải tận dụng cơ hội trong năm tới”.
Một hồ nước khô cạn do nắng nóng kéo dài tại Ajmer, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi trên được đưa ra chỉ vài tuần trước khi các quốc gia tham dự Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan vào tháng 11 tới để xây dựng thỏa thuận đã đạt được vào năm 2023 về quá trình chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch. Các cuộc đàm phán ở Baku sẽ giúp cung cấp thông tin về chiến lược NDC. Giám đốc điều hành của UNEP, ông Inger Andersen hối thúc các nước tận dụng các cuộc đàm phán tại Baku để tăng cường hành động nhằm cắt giảm khí thải.
Liên hợp quốc thúc đẩy nâng cao tính minh bạch và tin cậy trong quan hệ quốc tế
Trong bối cảnh thảm họa khí hậu ngày càng gia tăng, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai kéo dài hai ngày 22 và 23/9, tập trung vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu lớn như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, và những khủng hoảng kinh tế.
Toàn cảnh phiên họp tại Hội nghị cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79 ở New York, Mỹ ngày 22/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia, nâng cao tính minh bạch và tin cậy trong quan hệ quốc tế. Các nhà lãnh đạo cùng thảo luận về việc tăng cường tài chính cho khí hậu, cải cách các tổ chức toàn cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, và thiết lập các cam kết mới để ứng phó hiệu quả hơn với các vấn đề như thiên tai và khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
Phát biểu tại sự kiện này, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo: "Các thách thức quốc tế đang diễn ra nhanh hơn khả năng ứng phó của chúng ta. Các cuộc khủng hoảng đan xen nhau và tiếp thêm sức mạnh cho nhau. Ví dụ, khi công nghệ số làm lan rộng những thông tin sai lệch về khí hậu, điều này làm sâu sắc thêm sự nghi ngờ và gia tăng sự phân cực xã hội".
Bày tỏ sự đồng tình với Tổng thư ký LHQ, Thủ tướng Barbados Mia Mottley kêu gọi cần thiết lập lại cách thức quản trị các tổ chức toàn cầu để có thể ứng phó tốt hơn trước các cuộc khủng hoảng và hỗ trợ cho những nơi cấp bách nhất. Bà nhấn mạnh: "Sự bất ổn trong các thể chế quản trị cùng với sự thiếu lòng tin giữa lãnh đạo và người dân sẽ tiếp tục gia tăng tình trạng xa cách xã hội trên toàn cầu".
Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai sẽ được tiếp tục trong ngày 23/9 với những bài phát biểu từ lãnh đạo các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Dự kiến sẽ có khoảng 900 sự kiện liên quan khí hậu diễn ra tại thành phố New York nhân Tuần lễ Khí hậu năm nay, thu hút sự tham gia của nhiều tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức phi lợi nhuận và các nhà hoạt động vì khí hậu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phát biểu tại một sự kiện có sự tham gia của nữ diễn viên và nhà hoạt động khí hậu Jane Fonda cùng Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga.
Trong khi đó, một sự kiện khác do Quỹ Clinton tổ chức sẽ có sự góp mặt của Hoàng tử Harry của Anh và tài tử Matt Damon - một nhà hoạt động về nguồn nước sạch.
Các hội nghị và sự kiện về khí hậu như Tuần lễ Khí hậu tại New York đã trở nên cấp bách hơn trong những năm gần đây, khi nhiệt độ tăng cao gây ra các thảm họa cực đoan như sóng nhiệt và bão. Nhiều quan sát viên trong các cuộc đàm phán về khí hậu đã bày tỏ sự tiếc nuối khi Hiệp ước cho tương lai được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai sáng 22/9 không thể đạt bước tiến xa hơn so với Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) ở Dubai (Các tiểu vương quốc Arập thống nhất - UAE) trong việc khẳng định cam kết chuyển đổi khỏi năng lượng hóa thạch.
Các nhà lãnh đạo cũng đang phải đối mặt thách thức khẩn cấp hơn trên chương trình nghị sự khí hậu. Chỉ còn hai tháng nữa là đến Hội nghị COP29 tại Baku (Azerbaijan), việc đạt được mục tiêu tài chính toàn cầu mới để thay thế cam kết 100 tỷ USD hằng năm sẽ hết hạn vào năm 2025 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh một số cơ quan LHQ ước tính rằng nhu cầu tài chính hằng năm sẽ lên tới hàng nghìn tỷ USD, các nhà lãnh đạo đang tìm kiếm các biện pháp để gia tăng nguồn tài chính khí hậu ngoài ngân sách của chính quốc gia mình. Ngân hàng Thế giới (WB) và các ngân hàng phát triển đa phương khác đang trong quá trình cải cách, có thể cho phép họ cung cấp nhiều tài trợ hơn hoặc chấp nhận rủi ro liên quan đến khí hậu nhiều hơn.
Dưới sáng kiến của Barbados, Pháp và Kenya, các quốc gia cũng tiếp tục thảo luận về việc áp dụng các loại thuế toàn cầu mới để hỗ trợ tài chính khí hậu, chẳng hạn như thuế giao dịch tài chính hoặc thuế vận tải.
Tổng thư ký Khối Thịnh vượng chung Patricia Scotland nhấn mạnh rằng một số quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải đối mặt với các thảm họa do khí hậu gây ra, cùng với gánh nặng nợ nần tăng lên. Bà nêu rõ: "Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để hiểu rõ sự bất công cơ bản của cuộc khủng hoảng nợ mà hầu hết các quốc gia đang phát triển đang phải chịu đựng".
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Tương lai để giải quyết thách thức toàn cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi các quốc gia đang bị chia rẽ trên toàn cầu thỏa hiệp để thông qua Hiệp ước Tương lai - một kế hoạch nhằm giải quyết những thách thức toàn cầu từ biến đổi khí hậu, xung đột, đến trí tuệ nhân tạo (AI) và cải cách các tổ chức tài...