‘Đệ nhất quan tham Bắc Kinh’ vơ vét của công, cung phụng tình trẻ
Diêm Vĩnh Hỉ nổi tiếng về mức độ tham nhũng khi đương chức Phó Chủ tịch quận Mentougou đến nỗi ông ta có biệt danh “Đệ nhất tham quan Bắc Kinh” khi mới 48 tuổi.
Người tình xinh đẹp của tham quan họ Diêm tên là Mao Húc Đông, ít hơn ông ta 15 tuổi. Là người ham mê sắc dục, Diêm Vĩnh Hỉ đã phải lòng cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên và họ nhanh chóng cặp kè với nhau.
Diêm Vĩnh Hỉ và Mao Húc Đông ra hầu tòa. (Ảnh: China Daily).
Quá mê chân dài họ Mao, Diêm Vĩnh Hỉ cho thành lập liền 2 công ty thuộc chính quyền quận Mentougou rồi đưa người tình lên làm đại diện pháp nhân. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ một công chức quèn, Mao Húc Đông trở thành một nữ giám đốc giàu có và đầy quyền lực.
Vào tháng 1/2011, cả Diêm Vĩnh Hỉ và nhân tình bị đưa ra xét xử. Theo tài liệu của tòa, có tới 36 triệu trong số 42 triệu Nhân dân tệ tiền tham ô của vị quan này có liên quan tới vợ bé 32 tuổi họ Mao.
Thủ đoạn kiếm tiền của cặp đôi này là Hỉ tạo điều kiện giúp người khác làm ăn rồi tiền được chia chuyển cho Đông. Theo nội dung cáo trạng, động cơ dẫn đến mọi tội lỗi của Diêm Vĩnh Hỷ là ông ta muốn cho người tình hưởng giàu sang sung sướng.
Video đang HOT
Diêm Vĩnh Hỉ và Mao Húc Đông ra hầu tòa.
Khi phải ra vành móng ngựa, Diêm Vĩnh Hỉ một mực kêu “Tôi được đồng nào đâu, đều chuyển cho cô ta đấy chứ”. Trong khi đó, Mao Húc Đông luôn mồm nói: “Tôi không biết”, “Tôi chỉ ký thôi”…
Vào tháng 9/2011, Tòa án Nhân dân trung cấp số 1 Bắc Kinh tuyên phạt Diêm Vĩnh Hỉ án chung thân vì tội tham nhũng, ăn hối lộ và biển thủ công quỹ tổng số tiền 26 triệu Nhân dân tệ. Tham quan này kháng án nhưng không thành công khi tòa án cấp cao Bắc Kinh tuyên y án vào tháng 10/2012.
Mao Húc Đông lĩnh án 20 năm tù nhờ thật thà khai báo và tố giác.
Nguồn: Vietnamnet
Ngoại trưởng Malaysia gọi Ngoại trưởng Trung Quốc là 'anh trai'
Ngoại trưởng Malaysia gọi người đồng cấp Trung Quốc là "anh trai", khẳng định hài lòng với kết quả về một cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông.
"Để kết thúc cho cuộc gặp lần này, hai bên chúng tôi đồng ý thiết lập một cơ chế tham vấn song phương cho các vấn đề hàng hải, một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác cho cả hai bên", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah tại Bắc Kinh, ngày 12/9.
Ông Abdullah, người gọi ông Vương là "anh trai của tôi", cho biết cơ chế này sẽ do bộ ngoại giao hai nước lãnh đạo.
Ngoại trưởng Malaysia (trái) và người đồng cấp Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
"Các quan chức của chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết, nhưng tôi nghĩ đây là một kết quả quan trọng của cuộc gặp hôm nay và cũng nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao của chúng tôi", lãnh đạo Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết.
Việc Trung Quốc quân sự hóa trái phép trên Biển Đông, vùng biển chiến lược với hơn 3,4 nghìn tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua hàng năm, gặp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Theo Reuters, Malaysia cũng chỉ trích quan điểm của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng gần đây không mấy gay gắt. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Sabu nói với Reuters vào tháng 8 rằng Malaysia thường xuyên theo dõi các tàu hải quân và hải cảnh Trung Quốc vào lãnh hải Malaysia, nhưng Trung Quốc tôn trọng Malaysia và "không làm bất cứ điều gì gây rắc rối cho chúng tôi, cho đến nay".
Trong khoảng thời gian từ ngày 10-27/5/2019, tàu hải cảnh Haijing 35111 của Trung Quốc đã tiến hành tuần tra xung quanh cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông, nơi có lô dầu khí SK 308 mà công ty Sarawak Shell có trụ ở ở Kuala Lumpur, Malaysia được cấp phép thăm dò. Malaysia khẳng định cụm bãi cạn Luconia nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và từ năm 2013 thường xuyên duy trì sự hiện diện quanh bãi cạn này.
Ngoại trưởng Malaysia tháng 7 nhắc lại tuyên bố hồi tháng 5 của Thủ tướng Mahathir Mohamad rằng Kuala Lumpur tôn trọng việc các tàu biển, kể cả chiến hạm, di chuyển qua Biển Đông nhưng phản đối việc triển khai lực lượng đóng quân tại đó. Ông khẳng định chính phủ mới của Malaysia sẽ áp dụng lập trường cứng rắn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Mới đây, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố DOC và phấn đấu sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả và ràng buộc pháp lý.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Microsoft bị hỏi vì sao không làm gián điệp giúp chính phủ Mỹ Một cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đặt câu hỏi vì sao hãng Microsoft không theo dõi, gián điệp người dùng thế giới thay mặt cho chính phủ Mỹ. Ảnh: Reuters Đây là tiết lộ của chủ tịch kiêm giám đốc pháp lý Microsoft Brad Smith, giữa lúc Washington vẫn tiếp tục chiến dịch chống Huawei Technologies của Trung Quốc...