Đề Ngoại ngữ không khó nhưng ít sĩ tử tin có điểm cao
Môn cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT không giòn giã tiếng cười như những ngày trước, sĩ tử cho rằng đề không quá khó, nhưng cũng chẳng dễ, ở mức độ “làm tạm được”.
15h20, tại Hội đồng thi trường THPT Lý Thái Tổ (Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều bậc phụ huynh đứng sát vào cánh cổng trường với tâm trạng khá lo lắng. Nếu như sáng nay, tại địa điểm thi này, sĩ tử ra trước gần 50% thì đến lúc này, chưa hề thấy một bóng dáng thí sinh nào bước ra khỏi phòng thi.
Phụ huynh lo lắng, trò chuyện với nhau về những trường hợp có thể xảy ra như “đề khó quá làm không được bài”, “sáng nay ra sớm làm ồn nên chiều giám thị bắt ở lại phòng thi” hoặc “buổi cuối nên phải làm nhiều thủ tục – không em nào được ra trước”.
Khi các thí sinh bước ra, ít có nụ cười, phần lớn là những gương mặt trầm lắng. “Đề ra không quá khó, nhưng không dễ dàng như Hóa hay Toán, em chỉ làm được ở mức trung bình. Đề này đối với em, học khối D nhưng vẫn khó mà đạt điểm 9″, một nữ sinh lớp 12 trường THPT Nhân Chính chia sẻ.
Em Nguyễn Văn Lanh, thì cho biết: “Chắc chắn là chúng em khó đạt điểm cao như môn Hóa rồi, nhưng đề ra như thế này đối với những bạn có học lực tiếng Anh trung bình thì làm cũng không quá tệ. Em học khối A và em nghĩ với bài làm hôm nay mình sẽ được khoảng 6 điểm, vì em nghĩ trong toàn bộ các câu hỏi thì em trả lời sai khoảng 20 câu”.
Kết thúc buổi thi này, cậu chàng sẽ cùng gia đình ra ngoài ăn tối hoặc có một bữa ăn thịnh soạn ở nhà để chúc mừng sĩ tử kết thúc kỳ thi tốt nghiệp.
Trong khi đó, em Tuấn Anh, lớp 12 chuyên Anh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam , tại Hội đồng thi trường THPT Chu Văn An cho biết mình làm bài rất tốt. Điểm số của Tuấn Anh chắc chắn trên 9, anh chàng cũng cho biết các bạn thi cùng phòng làm bài trắc nghiệm môn Ngoại ngữ rất thuận lợi. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi Hội đồng thi này gồm 3 trường THPT danh giá nhất Hà Nội là Chu Văn An, chuyên ngữ (trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) và chuyên Ams.
Sau khi môn thi cuối cùng kết thúc, Tuấn Anh và các bạn trường Ams của mình đang thăm thú khuôn viên trường Chu Văn An. “Ở đây phong cảnh rất đẹp, và chúng em xem như là buổi đi chơi thư giãn sau 3 ngày thi vừa qua”, Tuấn Anh cho biết.
Một số hình ảnh của sĩ tử sau môn thi cuối cùng:
Video đang HOT
Thí sinh đầu tiên bước ra với gương mặt không một chút… nhẹ nhõm.
Chiều nay, không có sự rộn ràng.
Các bạn khối D làm tương đối, tuy nhiên để đạt điểm trên 9 thì phải những bạn rất giỏi.
Cũng có những nụ cười tươi tắn khi nhìn thấy người thân.
Sĩ tử đã kết thúc 6 môn thi, sau đó, vào tháng 7 các em sẽ bước vào kỳ thi quan trọng hơn để vào đại học.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thi tốt nghiệp THPT 2010: Ngoại ngữ sẽ không bắt buộc
Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT dự kiến từ năm 2010 sẽ quy định thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT phải thi sáu môn.
Ông Nghĩa cho biết, rút kinh nghiệm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, ngày 9/1 tới Bộ GD- ĐT tổ chức Hội nghị thi và tuyển sinh 2010. Theo đó, Bộ đưa ra những điều chỉnh cần thiết để các đại biểu thảo luận, góp ý nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi. Cụ thể:
Về môn thi: thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT phải thi 6 môn; trong đó, 2 môn ấn định hằng năm (bắt buộc) là Ngữ văn và Toán; 4 môn còn lại của kỳ thi mỗi năm sẽ được Bộ chọn luân phiên trong số 6 môn Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và được công bố chính thức vào cuối tháng 3 hằng năm.
Riêng thí sinh học ngoại ngữ không đủ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và thí sinh tại các vùng khó khăn về điều kiện dạy học có thể được thi môn thay thế cho môn Ngoại ngữ.
Điều chỉnh cấu trúc đề thi và quy định cho thí sinh: Đối với các môn thi mà đề thi có phần bắt buộc và phần tự chọn, thí sinh chỉ được chọn một phần tự chọn thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần tự chọn thì bài làm cả hai phần tự chọn đều không được chấm.
Về thi cụm: Kỳ thi 2010, vẫn tiếp tục tổ chức thi theo cụm trường như năm 2009; riêng đối với các địa phương vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo, địa bàn chia cắt, giao thông không thuận tiện hoặc các tỉnh miền núi, đông học sinh dân tộc, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, có thể báo cáo Bộ cho phép tự chọn phương án tổ chức thi.
Về chấm thi: vẫn tiếp tục tổ chức chấm chéo bài thi tự luận như năm 2009, có điều chỉnh theo hướng: Sở GDĐT có bài thi cử 01 giáo viên của mỗi môn thi tham gia thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm và chấm chung ít nhất 15 bài thi tại các tổ chấm thi của Hội đồng chấm thi ở nơi chấm bài thi cho đơn vị mình; nếu thấy việc chấm thi có xu hướng không đúng đáp án, biểu điểm thì đề nghị Chủ tịch Hội đồng chấm thi chỉ đạo hoặc báo cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh mình xin ý kiến chỉ đạo.
Rút ngắn thời gian phúc khảo bài thi và hạ mức điểm chênh lệch
Điều chỉnh quy định về việc làm phách tại Hội đồng chấm thi theo hướng: giao các đơn vị chủ động lựa chọn phương án thực hiện trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bảo mật và an toàn.
Rút ngắn thời hạn nộp đơn xin phúc khảo của thí sinh để đẩy nhanh tiến độ phúc khảo bài thi, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có đơn xin phúc khảo dự thi kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ; điều chỉnh điều kiện phúc khảo, hạ mức chênh giữa điểm bài thi và điểm tổng kết năm học lớp 12 của môn thi từ thấp hơn 2,0 điểm xuống còn thấp hơn 1,0 điểm để mở rộng diện phúc khảo, tạo điều kiện giải quyết tốt hơn các sai lệch trong chấm thi.
Hạ mức chuẩn chênh lệch để được điều chỉnh điểm sau phúc khảo để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh: điểm của bài thi các môn thi được điều chỉnh khi điểm chấm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 0,5 điểm trở lên. Riêng điểm của bài thi môn Ngữ văn được điều chỉnh khi điểm chấm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1,0 điểm trở lên.
Ông Nghĩa cũng cho biết, Bộ sẽ tổ chức lại các đoàn thanh tra của Bộ, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả: Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập các đoàn thanh tra của Bộ, mỗi đoàn khoảng từ 5-10 người gồm cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ và thanh tra của sở GD- ĐT đến làm nhiệm vụ tại các tỉnh, thành phố tổ chức thi.
Có gần 4.300 thí sinh bỏ thi tốt nghiệp ngày đầu tiên Trong số này, có 35 học sinh bị tai nạn giao thông không thể dự thi, 11 thí sinh đến chậm quá thời điểm tính giờ làm bài, gần 250 thí sinh bị ốm, gần 300 bạn bỏ thi vì các lý do khác. Số thí sinh bỏ thi không có lý do lên đến trên 3.700 học sinh. Ngoài ra, còn có...