Đề nghị xử lý cá nhân sai phạm vụ ‘nới lỏng chấm thi’
Ngày 24/6, Bộ GD&ĐT gửi công văn đến chủ tịch UBND 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý các tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc nới lỏng chấm thi tốt nghiệp THPT.
Công văn được gửi tới 11 tỉnh thành, bao gồm: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Văn bản nêu rõ, theo đề nghị của đại diện sở GD&ĐT các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, Bộ đã cho phép tổ chức cuộc họp lãnh đạo các hội đồng chấm thi của 11 tỉnh trong vùng để “thảo luận hướng dẫn chấm và biểu điểm môn thi tự luận”.
Tuy nhiên, lãnh đạo các hội đồng đã xây dựng văn bản thống nhất hướng dẫn chấm thi môn tự luận, khác với hướng dẫn chấm thi của Bộ. Văn bản này đã được sử dụng ở một số hội đồng chấm thi trong vùng.
Video đang HOT
Vụ nới lỏng chấm thi ở 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không phải là lỗi của thí sinh nên Bộ công nhận kết quả thi của các em. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà.
Khẳng định đây là việc làm sai, trái với quy chế thi, Bộ Giáo dục đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh thành chỉ đạo Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh và giám đốc Sở Giáo dục tổ chức kiểm điểm, xử lý các tập thể, cá nhân có sai phạm. Kết quả báo cáo về Bộ trước ngày 31/7.
Trao đổi với VnExpress, ông Thái Văn Long, Giám đốc Sở giáo dục Cà Mau cho biết, việc 11 Sở Giáo dục cùng họp để đi đến thống nhất hướng dẫn chấm thi đã được Bộ đồng ý. Bản thân việc này là cần thiết để tránh việc chấm chặt nơi này, lỏng nơi kia. Tuy nhiên, khi thực hiện thì không được như mục đích ban đầu.
“Hướng dẫn của khu vực đồng bằng song Cửu Long chỉ là đưa ra các phương án, tình huống giả định để nếu có thì giáo viên chấm bài áp dụng. Nhưng không phải học sinh nào cũng làm như đáp án”, ông Long giải thích và cho biết, dù sao vẫn tôn trọng quyết định của Bộ Giáo dục trong xử lý, kiểm điểm sai phạm này.
Trước đó Bộ Giáo dục quyết định không chấm thẩm định bài thi tốt nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long để tránh tạo tâm lý hoang mang cho học sinh.
Theo VNE
Bi hài chấm thi: Hễ có "đàn bà" là có điểm
Có thí sinh ghi đáp án là "người đàn ông đánh người đàn bà", hoàn toàn không dính gì đến đáp án, giám khảo không thể cho điểm nhưng thanh tra buộc phải cho điểm tối đa vì có "đàn bà" trong đáp án.
Theo kế hoạch của ngành GDĐT, chậm nhất trong ngày 16-6 việc chấm thi phải hoàn thành để ngày 18-6 công bố kết quả thi tốt nghiệp. Năm nay, lần đầu tiên, các sở GDĐT của 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã họp tại Cần Thơ và thống nhất đáp án chấm thi tốt nghiệp. Nhiều giáo viên khẳng định rất nhiều bài viết ngô nghê, lẽ ra chỉ đáng nhận 2 - 3 điểm, giám khảo đã phải chấm đến 7 - 8 điểm.
Liên quan đến đáp án câu 1 trong đề thi về đoạn cuối truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, nhiều thí sinh viết "người đàn bà bị chồng đánh" hoặc "người đàn bà ngăn cản con đánh chồng" cho dù so với câu hỏi thì đó là câu trả lời hoàn toàn không chính xác, giám khảo vẫn phải cho điểm!
Các giám khảo ở Long An chấm bài dựa vào "hướng dẫn" được ghi trên bảng
Bi hài hơn, có thí sinh ghi đáp án là "người đàn ông đánh người đàn bà", hoàn toàn không dính gì đến đáp án, giám khảo không thể cho điểm nhưng thanh tra buộc phải cho điểm tối đa vì có "đàn bà" trong đáp án. "Hễ có "đàn bà" là có điểm, có "đàn bà" mà lại có "hồng hồng" nữa thì càng điểm cao".
Cũng theo đáp án của khu vực ĐBSCL, học sinh được quyền viết dư, được sai lỗi chính tả và không tính điểm diễn đạt, nên nhiều bài viết trình độ còn thua học sinh... lớp 6, vẫn được điểm cao. Ở câu 3b: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân. Đáp án hướng dẫn: Sa vào kể chuyện, tóm tắt: Vẫn cho 3,0 điểm.
Nhiều giáo viên cho rằng chấm bài theo hướng "mở" là có lợi cho học sinh nhưng không có nghĩa là học sinh làm sai cũng có điểm.
"Đáp án kiểu này chẳng khác nào giết chết môn văn và làm dốt học sinh. Bản thân tôi cho đây chính là bệnh thành tích trong giáo dục, nhưng đáp án đã quy định như vậy, chúng tôi chấm đúng thực chất thanh tra cũng không cho phép" - một giáo viên nổi tiếng dạy giỏi ở Trường THPT Tân An (Long An) nói.
Theo BĐVN
Đi chấm thi: Xin lãnh đạo, chừa tôi ra! Trước cảnh nhốn nháo của kỳ thi TN năm 2010, nhiều giáo viên từ chối đi coi thi và chấm thi TN bằng 1 kỳ nghỉ phép. "Xin lãnh đạo "chừa" tôi ra!" Ngày từ đầu tháng 5, các đơn vị nhà trường lập danh sách giáo viên làm công tác coi thi và chấm thi TN, gửi lên Sở GD&ĐT. Nhưng năm...