Đề nghị xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên

Theo dõi VGT trên

Ngày 27/10, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, ghi nhận ý kiến trao đổi của đại biểu về vấn đề thiếu giáo viên và giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có ý kiến phát biểu làm rõ hơn thực trạng và biện pháp giải quyết.

Đề nghị xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên - Hình 1

Một tiết học của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội)

Tăng hơn 3 triệu học sinh nhưng chỉ tăng hơn 100.000 giáo viên

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết giải pháp đang được ngành Giáo dục tích cực triển khai là xác định nguyên nhân, xây dựng các chính sách ưu đãi, thu hút giáo viên để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc.

Ngành Giáo dục đã phối hợp với ngành Nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên từ nay đến năm 2026 cần phải bù đắp, bổ sung là 107.000 người. Con số này có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc và cũng cần tính toán để bảo đảm vừa duy trì hoạt động dạy, học bình thường và thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên như bỏ việc, giảm biên chế, do nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số cần, do thừa, thiếu cục bộ, do tăng dân số… Trong khi năm học 2015-2016, tổng số học sinh là trên 19 triệu thì đến tháng 9/2022, số học sinh là trên 23 triệu. Trong khi đó, số giáo viên của tháng 9/2015 là 1.000.156 người, đến tháng 9-2022 là 1.227.000 người. Tức là số giáo viên chỉ tăng thêm hơn 100.000 người, trong khi số học sinh tăng trên 3 triệu. Đây là thiếu hụt do tăng dân số tự nhiên.

Ngoài ra, thiếu giáo viên còn do biến động vùng miền, dân số dồn về thành phố lớn, các khu công nghiệp. Thiếu giáo viên do tình hình dịch bệnh, tác động đến các trường mầm non, do dịch bệnh các trường mầm non đóng cửa rất lớn. Thiếu do nhu cầu do nhu cầu phổ cập mầm non; thiếu do chuẩn tỷ lệ giáo viên/học sinh, số học sinh/lớp cần đảm bảo…

Muốn nâng cao chất lượng thì không thể duy trì số lượng học sinh quá lớn. Nếu số lượng lớp học mà 60-65 học sinh/lớp thì sẽ rất khó nâng cao chất lượng dạy và học.

Thiếu giáo viên còn do việc phải triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học. Năm học 2022-2023, học sinh lớp 3 bắt buộc học tin học, ngoại ngữ; học sinh THPT bắt đầu học môn mỹ thuật, âm nhạc. Theo thống kê, đến năm học 2024-2025, cả nước thiếu 26.228 giáo viên cho các môn học mới.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành Giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026. Ngoài ra, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển dụng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị, các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này.

Video đang HOT

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm, trong số 65.000 chỉ tiêu được giao, tuy là lộ trình đến năm 2026, nhưng ngành Giáo dục mong ngành Nội vụ phối hợp để dồn chỉ tiêu này cho năm 2023 và 2024, bởi đây là các năm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn. Nếu như sau năm 2024, chương trình giáo dục phổ thông mới đã triển khai xong thì việc tuyển dụng không còn nhiều ý nghĩa.

Tuy nhiên, việc dồn vào tuyển dụng cũng sẽ dẫn đến những khó khăn khác như nguồn tuyển và tăng chỉ tiêu đào tạo. Các địa phương cần tuyển ngay, tránh tình trạng để dồn 2-3 năm mới tuyển.

Tăng lương, tăng phụ cấp

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, tăng lương là giải pháp rất quan trọng để giáo viên ổn định đời sống và tâm lý, yên tâm công tác.

Riêng đối với giáo viên mầm non là thiếu nhiều nhất, bỏ việc nhiều nhất, chiếm đến 40%. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non. Ông đề nghị mức tốt nhất là tăng phụ cấp ưu đãi cho nhóm giáo viên mầm non được hưởng tương tự như mức phụ cấp ưu đãi so với y tế cấp cơ sở. Nếu không thì cũng tăng tối thiểu lên ngang mức ưu đãi cũ của y tế cấp cơ sở, ở mức 75%.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hiện còn chính sách rất quan trọng để có thể giảm được tỷ lệ thiếu giáo viên là cân nhắc việc giảm biên chế 10%. Đồng thời phải giám sát thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng để đảm bảo công bằng, công khai minh bạch, tránh phát sinh tiêu cực trong thi tuyển giáo viên.

Ông cũng đề nghị các địa phương dùng ngân sách của địa phương để ký các hợp đồng đối với giáo viên không thuộc chỉ tiêu biên chế. Hiện nay, việc này còn thiếu căn cứ pháp lý để triển khai. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để có cơ chế cho các địa phương thực hiện nội dung này.

Bộ Giáo dục nói về việc giáo viên nghỉ việc, chuyển việc

Trước việc thiếu giáo viên và giáo viên bỏ việc, chuyển việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có lý giải.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, về việc thiếu giáo viên, ngành Giáo dục đã phối hợp với ngành Nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên từ nay đến năm 2026 cần phải bù đắp, bổ sung là 107.000 giáo viên.

Bộ Giáo dục nói về việc giáo viên nghỉ việc, chuyển việc - Hình 1

Trước việc thiếu giáo viên và giáo viên bỏ việc, chuyển việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có lý giải.

Con số có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc. Về nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên, có thể nói, thiếu giáo viên vốn do từ nhiều năm về trước đã thiếu, do số lượng bỏ việc, giảm biên chế, do nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số cần, do thừa thiếu cục bộ khó điều tiết, thiếu do tăng dân số tự nhiên.

Nếu lấy mốc thời gian từ tháng 9/2015, khi bắt đầu năm học 2015-2016 thì tổng số học sinh là trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 thì số học sinh là trên 23 triệu. Trong khi đó, số giáo viên tại tháng 9/2015 là 1.156.000 giáo viên bậc mầm non đến phổ thông, đến thời điểm tháng 9/2022, cả nước có 1.227.000 giáo viên.

Số giáo viên như vậy chỉ nhích thêm khoảng 71.000 người, trong khi số học sinh đã tăng trên 3 triệu. Thiếu giáo viên do biến động dồn dịch về dân số, một số vùng miền dồn về các thành phố lớn và các khu công nghiệp.

Thiếu giáo viên do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là các nhóm trẻ tư thục số lượng đóng cửa rất lớn. Thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non 5 t.uổi.

Thiếu do việc tăng từ học 1 buổi lên 2 buổi/ngày. Thiếu do chuẩn về tỷ lệ giáo viên trên học sinh và số học sinh trên lớp để đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở bậc trung học.

Chuẩn này đã được xác định từ năm 2010 và đến năm 2019, trong điều lệ trường tiểu học, điều lệ trường trung học đã nhắc lại.

Có thể nói, muốn nâng cao chất lượng thì không thể duy trì số lượng học sinh quá lớn trên lớp. Nếu số lượng học sinh/lớp mà 60 - 65, thậm chí hơn thế thì rất khó để nâng cao chất lượng dạy và học.

Người đứng đầu ngành Giáo dục cho rằng, thiếu giáo viên còn do nhiều nguyên nhân như một thời gian dài không tuyển, không tuyển được, nhiều nơi dồn vài ba năm mới tuyển.

Mặt khác còn vấn đề thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các ngành khác.

Thiếu giáo viên do phải triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học. Chẳng hạn, như môn Tin học, Ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 vào năm 2022, còn học sinh THPT học môn Mỹ thuật, Âm nhạc.

Theo con số thống kê thì chỉ số giáo viên dành cho các môn học mới đến năm 2025, 2026 thiếu 26.228 giáo viên để đảm bảo cho các môn.

Về giải pháp, vừa qua Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành Giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. Các Sở Nội vụ của các địa phương đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên.

Cũng lưu ý, ngoài việc thiếu chỉ tiêu, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển dụng. Đề nghị các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này.

Trong số 65.000 chỉ tiêu, tuy là rải rác đến năm 2026 nhưng cũng mong ngành Nội vụ phối hợp với ngành Giáo dục để dồn chỉ tiêu này cho năm 2023 và năm 2024.

Bởi đây là các năm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn và nếu như sau năm 2024, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã xong thì việc tuyển dụng không còn nhiều ý nghĩa.

Tuy nhiên, việc dồn vào tuyển dụng cũng sẽ dẫn đến những khó khăn khác như nguồn tuyển và tăng chỉ tiêu đào tạo. Các địa phương cần tuyển ngay, tránh tình trạng để dồn 2-3 năm mới tuyển.

Một trong các chính sách rất quan trọng là tăng lương cho giáo viên, chính sách này đang được Chính phủ tính toán, sẽ là giải pháp quan trọng để giải quyết đời sống, tâm lý giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác.

Đặc biệt, giáo viên thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất là ở bậc mầm non, số nghỉ việc ở bậc mầm non chiếm trên 40%.

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non.

Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non đang tính 35%, nếu tốt nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non tương tự như phụ cấp ưu đãi của y tế cấp cơ sở, nếu không thì cũng tối thiểu tăng 35% lên 70% ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cơ sở.

Về phía ngành Giáo dục chúng tôi kiến nghị và rất mong muốn tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non. Một chính sách nữa để giải quyết thiếu giáo viên, đó là cân nhắc việc giảm biên chế 10%.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng đảm bảo việc tuyển dụng công khai, công bằng, tránh phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên.

Nếu phát sinh vấn đế tiêu cực trong tuyển dụng có thể là một trong những lý do khiến nhiều người không muốn ứng tuyển. Đây là điều hết sức lưu ý, đề phòng.

"Đề nghị các địa phương tăng cường dùng ngân sách địa phương để ký các hợp đồng đối với giáo viên mà không thuộc các chỉ tiêu biên chế. Hiện còn thiếu căn cứ pháp lý cho việc này", tư lệnh ngành Giáo dục và Đào tạo nêu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vừa ra khỏi phòng thi tốt nghiệp THPT, con riêng của chồng nói một câu biến tôi thành "tội đồ" trong mắt nhà chồng
18:32:28 27/06/2024
Hồ Ngọc Hà - Kim Lý kỷ niệm 7 năm cứ ngỡ cầu hôn lần nữa, gọi nhau bằng danh xưng đặc biệt
23:40:22 27/06/2024
MC Hạnh Phúc VTV 9 năm ăn chay trường, phải hủy tiệc cưới vào phút chót
20:35:39 27/06/2024
Mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Dạy con thành tài, giúp chồng đại gia trả nợ
19:54:15 27/06/2024
Dàn nam thần Hoa ngữ bị vợ công khai "nói xấu": Người bị chê khô khan, người bị nói diễn từ trong phim ra đời thực
23:04:13 27/06/2024
Minh Hằng sinh nhật t.uổi 37: Chồng tặng vàng khối, du lịch sang chảnh
19:57:43 27/06/2024
Cách đáp trả từ bạn trai kém t.uổi của Thiều Bảo Trâm khi đi đâu cũng bị quay lại cảnh tình tứ
22:27:29 27/06/2024
Một buổi chiều chồng trở về nhà, đặt 3 tỷ lên bàn và hỏi tôi: "Em có thể ly hôn với anh không?"
18:25:02 27/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một điểm đến ở Việt Nam vào danh sách những nơi bỏ hoang nhưng đẹp kỳ lạ

Du lịch

00:16:45 28/06/2024
Nhiều tờ báo quốc tế gần đây bình chọn danh sách những điểm đến bỏ hoang nhưng đẹp một cách khác thường và kỳ lạ nhất thế giới, như Time Out hay tạp chí chuyên về du lịch AFAR.

Không thích diện váy, nàng tóc ngắn hãy tham khảo 10 set quần dài thời thượng

Thời trang

23:33:00 27/06/2024
10 set quần dài sau đây không chỉ trẻ trung mà còn chuẩn thanh lịch, nàng tóc ngắn rất nên tham khảo.Bên cạnh váy vóc nhẹ mát, quần dài cũng được ưa chuộng trong mùa hè vì sự cá tính, phóng khoáng, đồng thời che nắng hiệu quả

MC Thành Trung tiết lộ cuộc sống hôn nhân với vợ là cựu tiếp viên hàng không

Tv show

23:29:23 27/06/2024
Thành Trung là một thí sinh trong show thực tế Anh trai vượt ngàn chông gai dù ca hát không phải thế mạnh. Quyết định của nam MC nhận được sự ủng hộ từ người bạn đời.

Tiến Đạt kể lý do rời showbiz và cuộc sống kín tiếng bên vợ kém 10 t.uổi

Sao việt

23:17:26 27/06/2024
Những năm rời xa sân khấu, Tiến Đạt tách mình hoàn toàn khỏi âm nhạc, tập trung sang mảng kinh doanh. Nam rapper được vợ động viên tái xuất, hỗ trợ hết mình khi tranh tài ở Anh trai vượt ngàn chông gai .

Lý do con gái Tom Cruise bỏ họ cha

Sao âu mỹ

23:14:50 27/06/2024
Suri - con gái của tài tử Tom Cruise với minh tinh Katie Holmes, hiện sử dụng tên Suri Noelle để tôn vinh mẹ, không còn muốn chịu ảnh hưởng bởi danh tiếng của người cha ghẻ lạnh.

Sao nam đình đám gây tranh cãi khi nhận quà của fan giữa nghi vấn đột nhập nhà Goo Hara

Sao châu á

22:54:40 27/06/2024
Sao nam được xem là quái vật nhạc số đang trở thành tâm đ.iểm gây chú ý trước nghi vấn là kẻ đột nhập nhà cố nghệ sĩ Goo Hara.

Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'

Tin nổi bật

22:38:00 27/06/2024
Ngày 27-6, ông Nguyễn Quang Lộc- Chủ tịch UBND xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, công an đang tiếp tục xác minh làm rõ về việc Chỉ huy trưởng Quân sự xã Kim Liên bị tố cầm cốc tấn công vào một người dân tại quán nhậu.

4 siêu phẩm hay nhất nửa đầu năm 2024: Cặp đôi Việt làm khán giả khóc đỏ mắt

Hậu trường phim

22:32:02 27/06/2024
Trong năm 2024, khán giả Việt đã được thưởng thức nhiều bộ phim điện ảnh chất lượng. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu xem đâu là những tác phẩm đáng để thưởng thức nhất.

Batman quay lại màn ảnh với phim hoạt hình mới

Phim âu mỹ

22:22:10 27/06/2024
Đoạn trailer mới nhất của bộ phim hoạt hình Batman: Caped Crusader vừa được giới thiệu đến khán giả trên toàn thế giới.

Hành trình tìm vật chất tối trên sao Mộc

Lạ vui

21:59:34 27/06/2024
Và nó cũng không phải là thứ hiếm hoi nếu không muốn nói là đầy ắp. Theo ước tính của các nhà khoa học, khoảng 70 đến 80% khối lượng vật chất trong vũ trụ được gọi là vật chất tối đầy bí ẩn.

Ryan's World: Youtuber lai Việt đ.ập hộp đồ chơi, kiếm nhiều t.iền nhất thế giới

Netizen

21:32:44 27/06/2024
Nhắc đến những sao nhí kiếm thu nhập khủng từ YouTube, nhiều người không khỏi nhớ đến cậu bé Ryan Kaji (sinh năm 2011) - chủ của kênh YouTube Ryan s World. Cho những ai chưa biết, Ryan là con lai Việt - Nhật.