Đề nghị truy tố 4 cựu cán bộ chủ chốt của Trường Chính trị Phú Yên
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã có kết luận điều tra, đề nghị VKSND tỉnh này truy tố 4 bị can đều là cựu cán bộ Trường Chính trị Phú Yên với các tội danh tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai bị can bị đề nghị truy tố tội tham ô tài sản gồm Vũ Thị Kim Hoa, kế toán; Trịnh Thị Hoa, thủ quỹ.
Ba người bị đề nghị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm : Lê Văn Sự, hiệu phó Trường Chính trị Phú Yên; Nguyễn Thị Tuyết Nga, hiệu phó Trường Chính trị Phú Yên và kế toán Vũ Thị Kim Hoa.
Trường Chính trị Phú Yên – nơi xảy ra vụ án tham ô trong thời gian dài
Theo kết quả điều tra, từ tháng 11/2008 đến tháng 6/2015, Vũ Thị Kim Hoa (kế toán) và Trịnh Thị Hoa (thủ quỹ) đã lập khống chứng từ chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên một số lớp trung cấp Lý luận chính trị – hành chính do Trường Chính trị tỉnh Phú Yên đảm nhận đào tạo; giả mạo chữ ký học viên, giáo viên; lập khống danh sách học viên một số lớp học; tẩy xóa, thay đổi một số chứng từ liên quan đến việc thu chi tài chính của học viên… chiếm đoạt gần 3,2 tỉ đồng. Trong đó, hai người chia nhau hơn 2,5 tỉ đồng
Video đang HOT
Riêng thủ quỹ Thị Hoa còn tự chiếm đoạt hơn 578 triệu đồng trong quỹ của trường. Tài liệu còn cho thấy sau khi chiếm đoạt, Trịnh Thị Hoa dùng tiền hàng mã loại 500.000 đồng xếp thành xấp rồi dùng tiền thật mệnh giá 500.000 đồng bọc bên ngoài để đối phó khi kiểm tra. Khi thủ quỹ Hoa bị phát hiện, kế toán Hoa còn tiếp tục tự lập khống ba bộ chứng từ thanh toán để chiếm đoạt riêng hàng chục triệu đồng.
Trong quá trình điều tra vụ tham ô tài sản trên, cơ quan điều tra đã phát hiện, làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý tài chính, gây hậu quả thiệt hại tài sản của Nhà nước của nhiều cán bộ lãnh đạo Trường Chính trị Phú Yên.
Theo đó, từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2012, hiệu phó Lê Văn Sự đã ký duyệt 66 bộ chứng từ thanh toán chế độ tiền ăn cho học viên. Còn hiệu phó Nguyễn Thị Tuyết Nga cũng ký duyệt 46 bộ chứng từ thanh toán tiền ăn cho học viên, tính từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2015. Cơ quan điều tra xác định hai hiệu phó này đã thiếu kiểm tra, đối chiếu giữa chứng từ thanh toán so với lịch học của học viên nên không phát hiện kế toán, thủ quỹ lập khống chứng từ nâng số ngày học của học viên cao hơn thực tế để chiếm đoạt tiền nhà nước.
Cũng theo cơ quan điều tra, đến nay các bị can, nhiều cán bộ Trường Chính trị Phú Yên liên quan vụ án này đã nộp lại hơn 2 tỉ đồng. Trong đó, riêng bà Nguyễn Thị Tuyết Nga nộp gần 220 triệu đồng, bà Hạnh nộp gần 230 triệu đồng…
Trung Thi
Theo Dantri
Tại sao không truy tố Huyền Như tội tham ô?
Theo cơ quan điều tra, không có căn cứ để thay đổi tội danh từ lừa đảo chiếm đoạt tài sản sang tham ô tài sản đối với Huyền Như theo yêu cầu của tòa.
Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đa có kết luận điều tra lần thứ 3, đề nghị truy tố Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh TPHCM - VietinBank chi nhánh TPHCM) và Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ VietinBank chi nhánh TPHCM) về cùng tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Huyền Như tại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần thứ nhất 2015.
Theo nôi dung vu an, từ năm 2007, Huyền Như đã đứng ra vay rất nhiều tiền của nhiều tổ chức, cá nhân với lãi suất rất cao. Ngoài ra, Như còn vay của nhiều ngân hàng khác trên 200 tỷ đồng. Do việc kinh doanh bất động sản thua lỗ, đến năm 2010, Như không còn khả năng thanh toán.
Để có tiền trả nợ ngân hàng và các khoản nợ, lãi bên ngoài, Như đã lợi dụng chức danh là kiểm soát viên - quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ (Vietinbank chi nhánh TPHCM) đi gặp gỡ và giao dịch với đối tượng môi giới, người đại diện của 5 công ty TMCP đầu tư Hưng Yên, An Lộc, Bảo hiểm Toàn Cầu, Chứng khoán Saigonbank- Berjaya (SBBS) và Phương Đông.
Để thuyết phục các khách hàng, Như thoả thuận sẽ chi lãi suất ưu đãi vượt lãi suất trần nhà nước quy định. Vì lòng tham nên những đơn vị đồng ý gửi tiền vào Vietinbank.
Tuy nhiên, khi các đơn vị này vừa chuyển tiền vào tài khoản thanh toán tại Vietinbank, Như đã lập chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống (là kiểm soát viên, trưởng phòng giao dịch) tiến hành các thao tác chuyển tiền từ tài khoản khách hàng sang tài khoản của Như. Với thủ đoạn nêu trên, Như đã chiếm đoạt trên 1.085 tỷ đồng của 5 công ty nói trên...
Trước đó, TAND TPHCM cũng đã có quyết định trả hồ sơ lần thứ hai, đề nghị Viện KSND tối cao định lại tội danh của Huỳnh Thị Huyền Như. Theo quyết định này, hành vi này đã phạm vào tội tham ô tài sản (tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 278 Bộ luật hình sự) chứ không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như Viện KSND tối cao đã truy tố.
Ngoai ra, TAND TPHCM cũng đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an xác minh tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với số tiền các đơn vị gửi tại Vietinbank đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra (CQĐT) xác định: Qua xem xét đầy đủ yếu tố lỗi của 5 công ty khi thực hiện thoả thuận trái pháp luật với Như trong việc gửi tiền hưởng lãi suất vượt trần trái quy định nhà nước, lỗi trong quá trình thực hiện giao dịch gửi tiền vào Vietinbank, lỗi không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ tài khoản trong việc quản lý, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật của Như; đồng thời xem xét lỗi của Vietinbank trong việc giám sát, quản lý tiền gửi của khách hàng thì xét cả quá trình từ khi Như hình thành ý thức chiếm đoạt đến khi tội phạm hoàn thành, xuyên suốt vụ án Huyền Như là hành vi lừa đảo chiêm đoat tai san.
Theo Dân Trí
Vụ án Trần Phương Bình: Dùng tiền ngân hàng mua cổ phần cho mình Bằng thủ đoạn chỉ đạo nhân viên lập chứng từ thu khống, sau đó ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á) dùng "số tiền ảo" trên giấy tờ đó để mua cổ phần của chính ngân hàng Đông Á cho mình và cho người thân trong nhà. Ngày 4/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã...