Đề nghị miễn, giảm học phí
Cử tri quận Bình Thủy và huyện Phong Điền đề nghị thành phố xem xét có chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh bậc học mầm non và giáo dục phổ thông. Nội dung trả lời của UBND thành phố như sau:
Ảnh minh họa
Hiện nay, mức thu học phí trên địa bàn thành phố đối với chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, giáo dục phổ thông công lập được thực hiện theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 12-7-2019 của HĐND thành phố. Các chính sách miễn, giảm học phí được thực hiện theo các quy định hiện hành, như: Luật Giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và các Thông tư hướng dẫn có liên quan…
Trong thời gian tới, khi có hướng dẫn của các cơ quan Trung ương về thực hiện Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14-6-2019 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2021, UBND thành phố sẽ chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng chính sách miễn, giảm học phí theo lộ trình đúng quy định.
Theo baocantho
Những gì trường tư thục làm được thì Nhà nước nên để họ làm
Cần đổi mới cơ chế quản lý các trường công lập để cho các trường chủ động, nhất là đối với các vùng có điều kiện kinh tế tốt như Hà Nội và các thành phố lớn.
Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 04/06/2019 của Chính phủ phân tích khá đầy đủ các thành tích, cũng như những yếu kém của trường tư thục trong vài chục năm qua thì cũng có lúc thăng trầm, nhưng gần đây đã xuất hiện những dấu hiệu khá tích cực của giáo dục ngoài công lập,
Xã hội cũng đã bắt đầu có lòng tin, một số điểm sáng của giáo dục ngoài công lập ở Hà Nội cũng đã được ghi nhận. Các triết lý phát triển của các trường tư thục cũng rất khác, không phải họ chỉ tập trung vào đối tượng con nhà giàu, mà là tất cả các đối tượng học sinh.
Video đang HOT
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: "Tôi thấy việc này nên để các doanh nghiệp lớn họ đầu tư xã hội hóa, nhà nước nên bỏ bớt các thủ tục hành chính thì mới khai thông được, chứ bây giờ các nhà đầu tư họ rất ngại vì phải lách, phải chi phí nhiều cửa, cứ gây cản trở thủ tục như vậy thì họ sẽ không làm". Ảnh: Tùng Dương.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo), hiện là Thành viên Tổ tư vấn Ủy ban đổi mới Giáo dục - Đào tạo, chia sẻ về các giải pháp thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào giáo dục theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ:
"Tôi thấy có một bất cập về chính sách là ở các cấp địa phương chưa thật quyết liệt vào cuộc. Cách đây nhiều năm chúng tôi đã giúp cho Bình Định quy hoạch phát triển giáo dục, và cũng có ý định thí điểm phân tầng chất lượng giáo dục phổ thông.
Những trường chất lượng cao có khả năng thì nên thúc đẩy họ tự chủ, để có thể áp được mức học phí cao hơn, thu hút những người có điều kiện. Nhưng việc đó lại vấp phải một phản ứng khác của xã hội, bởi vấn đề giáo dục không chỉ nằm trong mục tiêu kinh tế mà là về cả chính trị (giáo dục được xem như phúc lợi xã hội). Giáo dục phổ thông là phổ cập hết trung học cơ sở thì nhà nước phải lo, người dân có tư duy như vậy, mặc dù nhà nước lo không xuể.
Về mặt quy hoạch thì hiện nay vẫn đang là bài toán khó, không phải chỉ giáo dục phổ thông mà còn liên quan đến công tác dự báo và con người vào làm quy hoạch trong khi luật quy hoạch đã có hiệu lực.
Về chính sách thì phải có dự báo, phải biết rằng khu vực dân cư này, quận huyện này... thì cần phải có bao nhiêu trường công lập để bố trí bằng nguồn lực của nhà nước, còn lại bao nhiêu trường không có ngân sách thì phải thông báo hết sức minh bạch cho các nhà đầu tư xã hội hóa cùng thực hiện.
Ngay như việc nâng cấp xã hội hóa lên mức cao hơn nữa thì chúng ta cũng có nhiều bất cập về chính sách, rất nhiều trường nói với tôi là muốn xin lên cao đẳng nhưng lại rất khó khăn, vậy thì xã hội hóa thế nào? Ý tôi muốn nói là các nhà đầu tư giáo dục vướng mắc rất nhiều về mặt thủ tục hành chính.
Hơn nữa chính sách của chúng ta vẫn nặng về tâm lý bao cấp, tiền của nhà nước tiêu nó dễ, chứ không như tiền của tư nhân, không ai lại đi tham nhũng tiền của chính họ trong việc đầu tư.
Quan điểm của tôi nhất quán là những gì trường tư thục làm được thì hãy để cho trường tư làm, những ngành nghề đào tạo nên để trường tư làm, còn nhà nước chỉ kiểm soát chất lượng và quy hoạch.
Lòng tin thì không phải bỗng nhiên mà có, về vấn đề này thì các trường ngoài công lập cần cố gắng hơn nữa để có chất lượng thuyết phục hơn đối với toàn xã hội".
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: "Vậy nên Hà Nội bây giờ cần phải có những đổi mới rất mạnh, phải ràng buộc trách nhiệm giải trình cho lãnh đạo ngành giáo dục của tỉnh, của quận, huyện...chứ làm sao lại để đến mức khi chuyển cấp thì học sinh gặp quá nhiều khó khăn, và thi vào lớp 10 còn căng thẳng hơn thi đại học". Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Trường công và trường tư phải được cạnh tranh bình đẳng
Cũng theo ông Hoàng Ngọc Vinh: "Các Sở Giáo dục và Đào tạo không nên phân biệt về chuyện tuyển sinh trường công lập trước, trường tư thục sau.
Cần phải trao nhiều quyền hơn nữa, đổi mới cơ chế quản lý các trường công lập để cho các trường chủ động, nhất là đối với các vùng có điều kiện kinh tế tốt như Hà Nội và các thành phố lớn. Vậy nên việc đổi mới các trường phổ thông công lập rất là quan trọng.
Một điểm nữa là chất lượng, phải đảm bảo được cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa trường công lập và trường tư thục, cần có cơ chế giúp đỡ các trường tư thục trong thời gian đầu mới thành lập, nhưng về lâu dài họ phải được cạnh tranh bình đẳng, nhà nước phải cầm cân nảy mực ở chỗ này. Hiện nay các chính sách ban hành ra rồi nhưng việc thực hiện vẫn chưa đồng bộ từ cấp tỉnh, quận huyện, phường xã.
Ngay như ở Hà Nội tôi hiếm thấy lãnh đạo đi thăm các trường ngoài công lập, chính sách của chúng ta đôi khi không theo kịp sự phát triển của xã hội và thực tế là giáo dục ngoài công lập đã cung cấp hàng chục nghìn giáo viên, có như vậy thì mới đủ lượng giáo viên cho các thành phố lớn.
Năm 2010 Quốc hội phê duyệt Đề án phổ cập mầm non 5 tuổi, nhưng lúc đó chúng ta thiếu nhân lực trầm trọng, vậy làm thế nào để đào tạo giáo viên? Trong khi trường công lập không đủ.
Lúc bấy giờ cũng có gợi ý cho Hà Nội là hãy để cho trường ngoài công lập họ làm, miễn là kiểm soát chất lượng đầu ra cho tốt. Nhưng khi thực hiện lại vướng luật là đào tạo giáo viên thì không được thu học phí, trong khi đào tạo giáo viên cho nhà trẻ tư nhân thì phải mất học phí, vậy đành phải lách đề án là những người học ngành mầm non này được các trường tư nhân họ tài trợ học phí".
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: "Quan điểm của tôi nhất quán là những gì trường tư thục làm được thì hãy để cho trường tư làm, những ngành nghề đào tạo nên để trường tư làm, còn nhà nước chỉ kiểm soát chất lượng và quy hoạch". Ảnh minh họa: Tùng Dương.
"Những giáo viên ở các trường trung cấp thì có một đặc điểm là được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ rất tốt, họ có thể phục vụ trẻ mẫu giáo rất vất vả nhưng không hề thấy họ cáu gắt, về mặt này rõ ràng họ đào tạo giỏi hơn trường sư phạm, họ không cần nhiều lý luận, họ cần thực hành mang tính chuyên nghiệp.
Chúng ta đã chứng kiến trong Thủ Đức có cô giáo tốt nghiệp Đại học sư phạm mầm non nhưng lại dí trẻ vào thùng phi. Vậy nên các chính sách đôi khi nghĩ rằng cứ học cao lên thì chất lượng sẽ tốt, nhưng thực sự không hẳn đã phải như vậy. Theo tôi nên phân theo vị trí việc làm, mà rõ ràng việc này phải học bên giáo dục nghề nghiệp.
Tùy từng mô tả công việc, vị trí đó thì cần kiến thức gì, kỹ năng gì và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thế nào...để chúng ta gắn vào công việc đó cho có chất lượng, đúng yêu cầu tính chất.
Ở Hà Nội và một số địa phương khác so với Thành phố Hồ Chí Minh thì tôi thấy Thành phố Hồ Chí Minh họ năng động hơn, họ phát triển rất nhanh rất vững chắc, thực tế là nhiều tỉnh khác người dân cũng đã gửi con về Thành phố Hồ Chí Minh để học.
Vậy nên Hà Nội bây giờ cần phải có những đổi mới rất mạnh, phải ràng buộc trách nhiệm giải trình cho lãnh đạo ngành giáo dục của tỉnh, của quận, huyện...chứ làm sao lại để đến mức khi chuyển cấp thì học sinh gặp quá nhiều khó khăn, và thi vào lớp 10 còn căng thẳng hơn thi đại học.
Cuối cùng tôi vẫn muốn đẩy mạnh PPP (đối tác công - tư / nhà nước và tư nhân cùng làm) như vậy thì nguồn vốn sẽ được vận dụng hiệu quả, giảm thất thoát, hiện nay trên thế giới họ đang khuyến khích và thực hiện rất mạnh về vấn đề này.
Phải làm sao phát triển hài hòa giữa trường công lập và trường tư thục như Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra, và hiện nay đề tài quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học cũng đang rất khó, làm sao để phát triển hài hòa.
Tôi thấy việc này nên để các doanh nghiệp lớn họ đầu tư xã hội hóa, nhà nước nên bỏ bớt các thủ tục hành chính, quan chức bớt nhũng nhiễu thì mới khai thông được, chứ bây giờ các nhà đầu tư họ rất ngại vì phải lách, phải chi phí nhiều cửa, cứ gây cản trở thủ tục như vậy thì họ sẽ không làm",ông Vinh chia sẻ.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Nghỉ học kéo dài, có phải đóng học phí? Tính đến thời điểm này, trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS, THPT trên toàn quốc đã cho học sinh nghỉ học tròn 1 tháng. Căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn căng thẳng, các địa phương tiếp tục cho học sinh tiểu học, THCS và trẻ mầm non nghỉ học thêm 1-2 tuần. Tuy nhiên, tháng học sinh nghỉ...