Đề nghị di dời hai khu dân cư trong quy hoạch sông Hồng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề nằm sát bờ sông Hồng dễ bị sạt lở, gây mất an toàn khi có lũ nên đề nghị di dời.
Trong góp ý gửi UBND Hà Nội về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, hiện trạng hai khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề đã được xác định trong Quy hoạch 257 của Thủ tướng về phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Khu dân cư Bắc Cầu tháng 6/2021. Ảnh: Lê Đoàn.
Đối khu dân cư Kim Lan – Văn Đức hiện có ở bãi sông, Bộ đồng ý với đề nghị giữ lại của thành phố. Đây là khu hiện có thuộc khu vực bãi sông Xuân Quan, Phụng Công, thị trấn Văn Giang, đã được xác định trong danh mục các khu vực dân cư tập trung hiện có.
Với đề nghị bổ sung danh mục giữ lại, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết các khu vực dân cư hiện có ở bãi sông thuộc các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng chưa có trong phụ lục của Quy hoạch 257, Bộ đánh giá là cần thiết và phù hợp.
Bản đồ vị trí các bãi sông Hồng trong khu vực quy hoạch. Đồ họa: Tiến Thành
Ba bãi sông Tàm Xá – Xuân Canh, Thượng Cát – Liên Mạc, Chu Phan – Tráng Việt được đánh giá thuộc danh mục được phép xây dựng và có thể nghiên cứu xây dựng. Tuy nhiên, hồ sơ Bộ nhận được không có thông số cụ thể về diện tích quy hoạch xây dựng tại các khu vực bãi sông nêu trên.
Dù vậy, bãi Tàm Xá – Xuân Canh, tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng (đất phát triển đô thị, đất công cộng đô thị, đất công cộng đơn vị ở, đất cơ quan, đất tôn giáo tín ngưỡng,…) vượt quá diện tích được xây dựng và chưa quy hoạch xây dựng về phía tuyến đê hiện tại.
Video đang HOT
Bãi Thượng Cát – Liên Mạc, Chu Phan – Tráng Việt đang có tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng vượt quá 5% phần diện tích bãi sông có thể nghiên cứu xây dựng. Một số diện tích đất quy hoạch xây dựng nằm ngoài phạm vi phần bãi sông có thể nghiên cứu xây dựng theo Quy hoạch 257 là không phù hợp.
Do đó, Bộ cho biết, bãi Tàm Xá – Xuân Canh chỉ được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại, diện tích xây dựng không được vượt quá 61,2 ha. Bãi Thượng Cát – Liên Mạc diện tích tối đa có thể nghiên cứu xây dựng là 3,45 ha; bãi Chu Phan – Tráng Việt là 18 ha.
Trước đó, cuối tháng 6, Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).
Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng bao phủ diện tích khoảng 11.000 ha; kéo dài khoảng 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện của Hà Nội. Trong tổng diện tích nghiên cứu khoảng 11.000 ha, sông Hồng chiếm 3.600 ha (33%), đất bãi sông trên 5.400 ha (50%); dân số tính toán theo quy hoạch từ 280.000 đến 320.000 người.
7 khó khăn, thách thức với bảo đảm an toàn đê tại Việt Nam
Các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã hiện đang có nguy cơ xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa lũ cao nhất trên cả nước.
Ông Trần Quang Hoài phát biểu tại Hội nghị "Tăng cường năng lực quản lý rủi ro lũ tổng hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu". Ảnh: Phạm Hiếu.
Nguy cơ rủi ro từ mưa lũ
Hiện nay biến đổi khí hậu, tình hình mưa lũ đã và đang diễn biến hết sức phức tạp tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Mưa lũ, ngập lụt do lũ đang là loại hình thiên tai nghiêm trọng và đứng đầu trong 22 loại hình thiên tai tại Việt Nam.
Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã hiện đang có nguy cơ xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa lũ cao nhất trên cả nước với hai lí do.
"Một là những khu vực này đều tập trung dân cư rất đông đúc trong đó có Thủ đô Hà Nội và rất nhiều các khu công nghiệp lớn khác. Hai là nền kinh tế được bảo vệ bởi hệ thống đê đều là những điểm trọng yếu. Nếu xảy ra ngập lụt, mưa lũ do vỡ đê thì thời gian ngập lụt, chiều sâu ngập lụt cũng như thiệt hại sẽ ở mức cao nhất và nặng nề nhất", ông Trần Quang Hoài nhận định.
"Vì hai lí do này mà trong nhiều năm qua, Chính phủ rất quan tâm đến việc xây dựng những công trình để đảm bảo an toàn trong lũ cho hệ thống các sông. Và hiện nay, việc phòng chống nguy cơ, rủi ro do lũ ở khu vực đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã đang ngày càng thiết yếu", lãnh đạo Tổng cục Phòng chống thiên tai nói.
Ông Trần Quang Hoài cho biết, theo đánh giá trong năm 2020, trên các tuyến sông có trên 300 vị trí trọng điểm xung yếu bắt buộc phải được xây dựng kịch bản để sẵn sàng ứng phó.
Mưa lũ, ngập lụt do lũ đang là loại hình thiên tai nghiêm trọng và đứng đầu trong 22 loại hình thiên tai tại Việt Nam.
"Những vị trí này không chỉ là trọng điểm xung yếu của một tỉnh mà còn là trọng điểm xung yếu của cả hệ thống, vì một khi đã vỡ đê thì thiệt hại do ngập lụt là không có giới hạn. Chính vì thế mà hàng năm, Việt Nam đều phải xác định các vị trí trọng điểm xung yếu và sẵn sàng cho việc hộ đê, bảo vệ an toàn các tuyến đê trong mưa lũ", Tổng cục trưởng Trần Quang Hoài nhấn mạnh.
7 khó khăn, thách thức với bảo đảm an toàn đê
Theo thống kê của Tổng cục Phòng chống thiên tai, an toàn hệ thống đê điều tại Việt Nam đang gặp phải 7 khó khăn, thách thức.
Một là hệ thống đê điều hiện đang xuống cấp. Hiện nay hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt xuất hiện nhiều công trình bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn đê chống lũ bão như thiết kế...
Hai là hiện nay, tình hình vi phạm xảy ra rất phức tạp, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép bãi sông để xây nhà ở, nhà xưởng, công trình cũng như việc xe quá tải trọng được phép đi trên đê làm hư hỏng mặt đê, gây ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn đê, thoát lũ.
Ba là nhiều sự cố đê điều đặc biệt nguy hiểm nhưng không được xử lý triệt để dẫn đến việc nguy cơ vỡ đê là hiện hữu khi xảy ra lũ lớn.
Bốn là công tác quản lý đê điều ở các địa phương chưa được sát sao. Trong công tác hộ đê việc phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu sự cố đê điều mang tính quyết định. Tuy nhiên qua theo dõi những năm gần đây, việc tổ chức và thực hiện công tác tuần tra canh gác đê theo cấp báo động nhằm bảo đảm an toàn đê đang bị lơ là, xem nhẹ và hình thức.
Phương án bảo vệ trọng điểm, phương án hộ đê chưa sát thực tế, tình huống có thể xảy ra; lực lượng tham gia hộ đê không thực chất; công tác chuẩn bị vật tư dự trữ nhất là các loại vật tư truyền thống như rong rào, phên tre, phên nứa, rơm rạ,.. hiện nay là không khả thi.
Do hạn chế về biên chế nên các địa phương không bố trí đủ cán bộ làm công tác chuyên trách quản lý đê theo quy định của Luật Đê điều và xếp ngạch không phù hợp dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ không đảm bảo theo quy định và còn nhiều bất cập (như trong xử phạt vi phạm hành chính).
Việc bảo vệ an toàn hệ thống đê điều tại Việt Nam hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: Phạm Hiếu.
Năm là nhiều nơi chính quyền địa phương và người dân còn nhận thức không đầy đủ, cho rằng khi xây dựng các hồ chứa thủy điện lớn trên các hệ thống sông để phục vụ điều tiết lũ và phát điện thì dưới vùng hạ du không còn lũ, dẫn đến tình trạng chủ quan và xem nhẹ vai trò của hệ thống đê điều. Các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức trong đầu tư, duy tu bảo dưỡng đê điều cũng như chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định.
Sáu là chất lượng công tác thiết kế, thi công các công trình đê điều chưa tốt. Trong những năm vừa qua, công tác thiết kế, thi công các công trình đê điều xảy ra nhiều vấn đề như đơn vị thiết kế, thi công đê, kè, cống không có chuyên môn, trong đó đặc biệt là công tác thiết kế dẫn đến công trình vừa hoàn thành chưa kịp đưa vào chống lũ đã bị hư hỏng nặng.
Bảy là nguy cơ lũ lớn do mưa, lũ lớn cực đoan .
Nước từ thượng nguồn đổ về, lũ sông Hồng đang lên nhanh Sáng 21/7, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, đây là trận lũ cao nhất xuất hiện trên sông Hồng, tính từ đầu mùa mưa 2021 đến nay. Hình ảnh lũ trên sông Hồng đoạn qua TP Lào Cai sáng nay, 21/7. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai dự báo đỉnh lũ sông Hồng lên cao nhất có...