Đề nghị công nhận giáo sư cho một trường hợp đặc biệt
Có 441 cá nhân thuộc 26 hội đồng ngành được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019. Hai hội đồng ngành Khoa học an ninh và Khoa học quân sự chưa công bố danh sách.
Hội đồng giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên được HĐGS ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019
Theo đó có 441 cá nhân thuộc 26 hội đồng ngành được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019. Có hai hội đồng ngành chưa công bố là Khoa học an ninh và Khoa học quân sự.
Đáng lưu ý có 1 ứng viên được công nhận giáo sư thuộc trường hợp đặc biệt là PGS Phạm Đức Chính, hiện công tác tại Viện cơ học, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông Chính được đề nghị xét theo Điều 21, Quyết định 37 là trường hợp đặc biệt.
Lý do xét theo Điều 21 là ông Chính không đạt điều kiện tại Khoản 5, Điều 5 của Quyết định 37, cụ thể là chù trì biên soạn sách phục vụ đào tạo (0,63 điểm). Tuy nhiên ông Chính đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu 2019 và có số lượng lớn bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín với tổng điểm công trình khoa học rất cao (207,16 điểm).
Số lượng ứng viên được Hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị công nhận như sau:
Liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản: 2 GS, 5 PGS
Ngành Cơ học: 4 GS, 8 PGS
Liên ngành Cơ khí – Động lực: 2 GS, 20 PGS
Ngành Công nghệ Thông tin: 2 GS, 18 PGS
Ngành Dược học: 6 GS, 7 PGS
Liên ngành Điện – Điện tử – Tự động hóa: 3 GS, 14 PGS
Ngành Giao thông Vận tải: 15 PGS
Ngành Giáo dục học: 7 PGS
Video đang HOT
Liên ngành Hóa học – Công nghệ thực phẩm: 7 GS , 45 PGS
Liên ngành Khoa học Trái đất – Mỏ: 4 GS, 17 PGS
Ngành Kinh tế 5 GS, 25 PGS
Ngành Luật học: 5 PGS
Ngành, liên ngành Luyện kim: 1 GS, 3 PGS
Ngành Ngôn ngữ học: 3 PGS
Liên ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp: 3 GS, 11 PGS
Ngành Sinh học 8 GS, 20 PGS
Liên ngành Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học: 1 GS, 3 PGS
Ngành Tâm lý học: 1 GS, 1 PGS
Ngành Thủy lợi: 3 GS, 7 PGS
Ngành Toán học: 5 GS, 21 PGS;
Liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học: 2 GS, 3 PGS
Liên ngành Văn hóa – Nghệ thuật – Thể dục Thể thao: 1 GS, 16 PGS
Ngành Văn học: 1 GS, 3 PGS
Ngành Vật lý: 11 GS, 32 PGS
Liên ngành Xây dựng – Kiến trúc: 1 GS, 19 PGS;
Ngành Y học: 10 GS, 29 PGS.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Ít người đăng ký xét GS, PGS hơn: Khó hơn!
Số ứng viên giảm mạnh cho thấy việc xét công nhận GS, PGS đang đi đúng hướng, đúng với yêu cầu GS, PGS phải tiếp cận với trình độ quốc tế.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố 555 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2019.
Trong đó, 105 người được đề nghị công nhận đạt chuẩn chức danh GS và 450 người là PGS.
Theo công bố, có nhiều ngành không có ứng viên được công nhận đạt chuẩn GS như ngành Giao thông Vận tải (chỉ có 19 PGS); ngành Giáo dục học (có 12 PGS).
Ba ngành có số lượng ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn GS, PGS ít nhất là ngành, liên ngành Luyện kim (4 cá nhân), Ngôn ngữ học (4), Tâm lý học (3).
4 ngành, liên ngành có số ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn nhiều nhất là: liên ngành Hóa học-Công nghệ thực phẩm (57 cá nhân), Vật lý (46), Y học (48) và Kinh tế (42).
Những con số trên cho thấy năm nay số ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn GS, PGS giảm mạnh so với năm 2017 - năm cuối cùng thực hiện xét GS, PGS theo Quyết định 174 được coi là "chuyến tàu vét" khi số ứng viên ứng cử chức danh GS, PGS là 1.537 người và có 1.226 người đạt chuẩn GS, PGS.
Số lượng ứng viên xét công nhận GS, PGS năm nay giảm mạnh
Trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Trần Văn Sung, Chủ tịch Hội đồng liên ngành Hóa học-Công nghệ thực phẩm, Hội đồng mới nhận được danh sách tổng kết từ các hội đồng cơ sở gửi lên mà chưa biết sau khi hội đồng cơ sở xét xong sẽ còn lại bao nhiêu ứng viên.
Năm 2019 là năm đầu tiên thực hiện xét công nhận chức danh GS, PGS theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS của Thủ tướng Chính phủ.
Dù năm 2018, Hội đồng Giáo sư Nhà nước không thực hiện xét GS và PGS do phải hoàn thiện cơ chế song sang năm 2019, số lượng ứng viên giảm mạnh. Theo GS Sung, riêng Hội đồng liên ngành Hóa học-Công nghệ thực phẩm chỉ còn khoảng 60-65% số lượng ứng viên so với năm 2017.
Cũng theo GS.TSKH Trần Văn Sung, năm nay việc xét công nhận GS, PGS có những tiêu chuẩn cao hơn và cũng có những tiêu chuẩn dễ hơn.
Riêng tiêu chuẩn cao hơn, ông dẫn chứng: giảng viên các trường đại học được yêu cầu điểm số cao bằng giảng viên thỉnh giảng ở các viện nghiên cứu.
Năm 2017, giảng viên ở các trường đại học chỉ yêu cầu 6 điểm; còn nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu là 10 điểm, nhưng năm nay điểm số hai bên bằng nhau nên số lượng ứng viên là giảng viên các trường đại học đăng ký xét công nhận GS, PGS giảm nhiều.
Điểm thứ hai liên quan đến bài báo quốc tế. Tiêu chí mới yêu cầu ứng viên phải là tác giả chính của ít nhất 3 bài báo quốc tế (đối với GS) hoặc 2 bài báo quốc tế (đối với PGS).
Ở điểm này, GS.TSKH Trần Văn Sung cho rằng, yêu cầu về bài báo quốc tế đối với các ứng viên GS, PGS trong các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ không phải là cao. Bởi lẽ, muốn đạt trình độ GS, PGS thì ứng viên phải đọc được tài liệu nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Nếu không nắm được tiếng Anh, không đọc được, không viết được bài báo tiếng Anh thì chưa đạt.
Riêng đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, yêu cầu bài báo quốc tế thấp hơn.
Bên cạnh đó, yêu cầu về tổng số các điểm quy đổi từ các bài báo khoa học ra chiếm 60% cũng là một cái hạn chế vì chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp giờ không được chấp nhận nữa.
Chủ tịch Hội đồng liên ngành Hóa học-Công nghệ thực phẩm đánh giá, các tiêu chuẩn xét công nhận GS, PGS trong Quyết định 37 đã tiến bộ lên rất nhiều, đi vào trình độ thực chất của GS, PGS hơn.
"Nó cho thấy việc xét công nhận GS, PGS của chúng ta đang đi đúng hướng và đúng với yêu cầu GS, PGS phải tiếp cận với trình độ quốc tế", GS.TSKH Trần Văn Sung nói.
Ông dẫn ví dụ, trước đây có những thầy là thủ trưởng các đơn vị chủ nhiệm các đề tài các cấp rất nhiều, cứ đăng ký được đề tài lập tức thầy đó đứng ra làm chủ nhiệm, có người làm chủ nhiệm từ mười mấy đến hàng chục đề tài nên điểm rất cao, trong khi đó các bài báo khoa học quốc tế lại không nhiều.
Giờ đây, quy chế mới đã cân đối lại, đề tài các cấp là trách nhiệm, không tính điểm. Tương tự, việc hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng thế, đã là GS thì phải hướng dẫn nghiên cứu sinh, không được tính điểm.
"Như vậy, trình độ các GS, PGS ngày càng thực chất hơn", GS.TSKH Trần Văn Sung nhấn mạnh.
Thành Luân
Theo baodatviet
Xét Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2019: Ứng viên thừa tiêu chuẩn sẽ không bị bỏ phiếu thấp? Cần công tâm, khách quan, không để tình trạng ứng viên vượt xa yêu cầu các tiêu chuẩn theo qui định, được Hội đồng nhận xét đánh giá tốt mà lại bị bỏ phiếu thấp, gây bức xúc.. là một trong các lưu ý của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng giáo sư Nhà...