Để ngăn chặn bệnh từ thực phẩm bẩn, đây chính là những điều bạn nên làm!
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 9,4 triệu người mắc bệnh vì tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có hơn 100.000 người mắc bệnh do tiêu thụ thực phẩm bẩn vào năm 2009-2015. Loại thực phẩm gây bệnh nhiều nhất là thịt gia cầm. Chúng là nguyên nhân khiến hơn 3.000 người phải nhập viện mỗi năm, tương đương 12% tổng số ca mắc bệnh.
Hơn 100000 người mắc bệnh do tiêu thụ thực phẩm bẩn vào năm 2009-2015.
Thịt lợn và rau củ là xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba ngay sau thịt gia cầm về khả năng gây bệnh. Hai loại thực phẩm này ảnh hưởng tới hơn 2500 người mỗi năm, tương đương 10% tổng số ca mắc bệnh. Theo các chuyên gia phân tích, cá và sữa có khả năng gây bệnh nhiều hơn các nhóm thực phẩm khác. Tuy nhiên, các bệnh liên quan tới loại thực phẩm này lại ít ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và thường không gây nguy hiểm.
Gần đây, ngộ độc thực phẩm đã cướp đi sinh mạng của hai phụ nữ khi họ dùng bữa trưa ở khách sạn tại Hy Lạp. Theo báo cáo, vi khuẩn E.coli trong thịt gia cầm sống là nguyên nhân chính gây tử vong.
Theo báo cáo và thống kê tử vong hàng tuần về dịch tễ đến từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, chỉ một con số nhỏ trong tổng 9,4 triệu trường hợp mắc bệnh do ngộ độc thực phẩm được báo cáo mỗi năm.
Ngộ độc thực phẩm đã cướp đi sinh mạng của hai phụ nữ khi họ dùng bữa trưa ở khách sạn tại Hy Lạp.
Giữa năm 2009-2015, Mỹ đã phát hiện 5760 ổ dịch bệnh gia cầm. Dịch bệnh đã khiến 100.939 người mắc bệnh, 5,699 người phải nhập viện và gây 145 ca tử vong. Khu vực xuất hiện ổ dịch bao quát tới 50 tiểu bang Mỹ, trong đó bao gồm hai thành phố lớn là Washington D.C và Puerto Rico.
Virus, vi khuẩn và các loại độc tố khác là những nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh. Norovirus có khả năng tấn công cơ thể khi bạn cầm nắm và tiêu thụ thực phẩm nhiễm bẩn. Để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với thức ăn bằng tay và rửa tay với xà phòng trước khi tiêu thụ thực phẩm.
Ngoài ra, Salmonella cũng là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh đứng sau virus. Đây là loại vi khuẩn thường có mặt trong thịt gia cầm sống, trứng, thịt đỏ và các sản phẩm bị nhiễm bẩn. Dịch bệnh do Listeria, Salmonella và E.coli gây nên đã khiến 82% tổng số người mắc bệnh phải nhập viện mỗi năm.
Video đang HOT
Salmonella cũng là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh đứng sau virus.
Theo các báo cáo, ngộ độc thực phẩm thường xảy ra ở những địa điểm như nhà hàng, khách sạn. Các cơ quan tổ chức như trường học ít khi xuất hiện ổ dịch. Tuy nhiên, một khi ngộ độc thực phẩm tấn công, rất nhiều người sẽ bị ảnh hưởng.
Các vụ bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ thực phẩm đã được báo cáo lần đầu tiên vào những năm 1960 tại Mỹ. Tuy nhiên, mãi đến năm 2009, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ mới tiến hành công bố trên mạng. Báo cáo đã đề cập đến vài đợt bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ các loại thực phẩm như dưa chuột, trứng, dưa đỏ, táo caramel, bí và gia cầm.
Tất cả đều có khả năng mắc bệnh
Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, dịch bệnh bùng phát bắt nguồn từ thực phẩm vẫn là bài toán nan giải, dù nước này đạt trình độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao và có nhiều tiến bộ về y học. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất phát từ cácloại thực phẩm khác nhau ngoài thịt gia cầm sống.
Byron Chaves-Elizondo, phó giáo sư kiêm chuyên gia tư vấn an toàn thực phẩm tại Đại học Nebraska-Lincoln cho biết, mọi người không thể hoàn toàn đổ lỗi cho thịt gia cầm. Cá, sữa hoặc rau củ cũng có khả năng gây bệnh.
Ngộ độc thực phẩm có thể xuất phát từ cácloại thực phẩm khác nhau ngoài thịt gia cầm sống.
Trên thực tế, mọi người có xu hướng ăn ở nhà hàng khi tổ chức các bữa tiệc hay mời khách. Thói quen này sẽ vô tình khiến bạn tiến gần hơn tới các bệnh do thực phẩm gây nên. Dù vậy, nấu ăn tại nhà cũng không thể bảo đảm hoàn toàn. Vi khuẩn có thể bám ở mọi thực phẩm nên nếu không biết cách chế biến sạch sẽ, chúng chắc chắn sẽ tấn công cơ thể bạn.
Biện pháp an toàn nấu ăn tại nhà
Hai giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ an toàn thực phẩm là luôn nấu chín thịt gia cầm, thịt bò và giữ thức ăn thừa ở nhiệt độ thấp. Đun nóng thức ăn là lựa chọn tuyệt vời để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong thực phẩm. Nấu chín thịt gia cầm ở 145 độ và thịt đỏ ở 160 độ sẽ giết chết hầu hết các tác nhân gây bệnh.
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm làm từ trứng sống như mayonnaise, nước chấm salad và kem tươi. Nếu ướp thịt sống hoặc thịt gia cầm, hãy sử dụng tủ lạnh và không uống các loại nước trái cây để lâu đã mở nắp.
Đun nóng thức ăn là lựa chọn tuyệt vời để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong thực phẩm.
Mọi người cũng cần nâng cao cảnh giác với một số loại vi khuẩn có khả năng lây lan mạnh mẽ. Bạn không nên rửa trứng gà trước khi nấu vì nước còn sót lại trên bề mặt bồn rửa sẽ tạo môi trường lây lan vi khuẩn Salmonella và Campylobacter. Đồng thời, hãy thường xuyên vứt rác và làm sạch dụng cụ nấu ăn trong nhà bếp.
Bạn không nên sử dụng nước luộc gà vì chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella nếu con gà bị bệnh. Hơn nữa, hãy cách ly thịt gia cầm sống với các thực phẩm khác trong nhà bếp và sử dụng bao tay, thớt riêng trong quá trình chế biến. Cuối cùng, khi kết thúc quá trình chế biến, hãy rửa tay kỹ với xà phòng.
(Nguồn: Health)
Theo Helino
Người sau đột quỵ nên ăn uống như thế nào
Sau đột quỵ, người bệnh hay bị khó nuốt nên thức ăn cần dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa..., hạn chế mặn và đường.
Sau đột quỵ, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Thực đơn cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate. Người bệnh nên ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày, không ép ăn nhiều một lúc mà chia nhỏ các bữa ăn ra.
Thực đơn các bữa ăn trong tuần đảm bảo như sau:
- Bữa sáng: Ăn bánh mì, uống sữa lúa mạch hoặc bánh quy chấm sữa. Có thể chế biến yến mạch dưới dạng lỏng cùng với sữa chua và sữa tươi. Nên thay đổi khẩu vị bằng món cháo, súp như cháo trai, cháo hàu. Đây là những thực phẩm có tính hàn giúp bình ổn huyết áp, rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ. Sau khi ăn, nên bổ sung thêm các loại trái cây như táo, cam, bưởi, hoặc ép trái cây thành nước uống để cơ thể dễ hấp thụ.
- Bữa trưa và tối: Đảm bảo bữa ăn có đầy đủ: thịt nạc mỗi ngày không quá 150 g, cá, rau xanh, trái cây. Thịt bò chứa nhiều protein rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ. Nên ăn các loại rau củ như cải bắp, cải bó xôi, củ cải, cải cúc, súp lơ, rau muống... Rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường máu lưu thông lên não, ổn định huyết áp. Thịt và rau nên luộc hoặc hấp là tốt nhất. Thịt nếu rang nên chú ý cho lượng dầu thực vật vừa phải, hạn chế tối đa dầu mỡ. Những loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ... có thể sốt hoặc hấp, đều đảm bảo dinh dưỡng.
- Các bữa phụ nên bổ sung trái cây, ăn các loại hạt hoặc chế biến ngũ cốc để uống.
Bệnh nhân đột quỵ nên uống sữa đậu nành hàng ngày vì chúng rất tốt cho sức khỏe mà không gây độc hay tác dụng phụ cho cơ thể. Mỗi ngày nên uống một cốc sữa đậu nành.
Người bị đột quỵ nên tránh những thực phẩm sau:
- Không ăn hoặc chế biến thực phẩm quá nhiều muối vì muối sẽ làm tăng huyết áp, nguy cơ tái phát đột quỵ.
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn.
- Hạn chế thực phẩm có đường như bánh ngọt, nước soda, nước ép trái cây, kẹo...
- Hạn chế các thức uống có cồn, rượu bia, không hút thuốc lá.
Sau đột quỵ, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe cho mình, ngăn chặn nguy cơ tái phát. Thực đơn cho người bệnh sau đột quỵ cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate. Người bệnh nên ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày.
Tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan
Theo Vnexpress
Chàng trai 26 tuổi sử dụng đến... 3 quả tim Jaren Winings đang sử dụng trái tim thứ ba trong cuộc đời. Sau khi trái tim thứ nhất trong cơ thể được thay, Winings đã sống nhiều năm với trái tim thứ hai. Mới đây, anh thay tim một lần nữa và sống với trái tim thứ ba. Ảnh minh họa Winings, 26 tuổi, mắc bệnh tim bẩm sinh và phải thay tim...