Để môn Lịch sử hấp dẫn hơn

Theo dõi VGT trên

Ngày 27/11, Quốc hội thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới.

Bà Đỗ Thị Kim Sinh, giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), nói rằng, từng dạy ở nhiều trường THPT, bà thấm thía cảnh nhiều học sinh không hứng thú với môn học.

Theo bà Sinh, chương trình sách giáo khoa hiện nay quá nặng về số liệu, dường như vô cảm khi tường thuật sự kiện, cách biên soạn có nhiều chỗ chưa hợp lý, trùng lặp hoặc sơ sài.

Sách Lịch sử lớp 12 hiện hành, học sinh rất thích học lịch sử quân sự phần kháng chiến chống Mỹ, nhưng phần hậu phương lại quá sơ sài. Chỉ một đoạn ngắn lại có hơn chục số liệu khó nhớ. Chặng đường lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước rất hấp dẫn, nhưng lại được viết một cách khô khan, ngắn ngủi, bà Sinh nhận định.

Ông Nguyễn Vũ, Trường THPT Chuyên Quốc học Huế, cho rằng, kiến thức trong sách thừa chữ, thừa con số, nhưng thiếu hình ảnh, khiến giáo viên rất vất vả nếu muốn xây dựng các bài giảng riêng.

Thạc sỹ Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), khẳng định: “Lâu nay, học sinh không chán lịch sử và môn Sử. Đến giờ học Sử, các em vẫn thích nghe giáo viên kể chuyện về lịch sử. Nếu học sinh không muốn học thì đó là lỗi của giáo viên”.

Để môn Lịch sử hấp dẫn hơn - Hình 1

Môn Lịch sử hấp dẫn hơn nếu được giảng dạy kèm hình ảnh sống động.

Cần nhiều hình ảnh trực quan

Nhiều giáo viên đề nghị đổi mới các yếu tố liên quan sách giáo khoa, cách đánh giá và phương pháp dạy học để học sinh hứng thú hơn với môn Lịch sử. Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy, tránh truyền thụ kiến thức một chiều.

Bà Sinh chia sẻ: “Có những sự kiện lịch sử, mình dạy hoàn toàn bằng video. Cho học sinh xem cận cảnh, nghe từng tiếng bom rền, pháo rít, nhìn đoàn người băng trong mưa và thậm chí cả cái chết… để hiểu độ tàn khốc của chiến tranh. Sau đó, học sinh sẽ tranh luận, giáo viên là người tổng kết, rút là bài học cuối cùng”.

“Vì sao chúng ta không dám nhìn thẳng vào một sự thật rằng, đến giờ Sử của cô giáo này, học sinh rất thích, trong khi đến tiết Sử của thầy giáo kia, học sinh lại chán? Vốn kiến thức, nghệ thuật sư phạm và sự tâm huyết của từng người thầy dạy Sử sẽ dẫn đến hai thái cực đó”.

Video đang HOT

Thạc sỹ Trần Trung Hiếu – giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

Dạy Sử bằng hình ảnh trực quan như học ở bảo tàng, địa chỉ đỏ, khu di tích lịch sử… khiến học sinh có nhiều cảm xúc để từ đó yêu quý môn học hơn. Một giáo viên Lịch sử khác kể, khi giảng bài cho học sinh trên lớp về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, giáo viên đã dùng mọi lời lẽ để diễn tả lại mức độ cam go của cuộc chiến, học sinh chăm chú lắng nghe. Đến khi được đi thực tế ở Điện Biên Phủ, được mô tả lại trận chiến năm xưa, nhiều học sinh đã khóc.

Bà Nguyễn Thị Nhung, giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), cho rằng, sách giáo khoa nên viết theo tiến trình lịch sử Việt Nam. Cần đưa nhiều hình ảnh, thậm chí in đĩa đi kèm để học sinh được tiếp cận thông tin phong phú, bỏ bớt những phần không cần thiết. Những nhân tố mang tính biểu tượng cao như anh hùng Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót… cần được đưa vào sách với nhiều dữ liệu hơn. Theo bà Nhung, nên làm cả sách giáo khoa điện tử để học sinh học tập thuận tiện.

Theo Nguyễn Hà/Báo Tiền Phong

Người thầy 'kêu cứu' cho môn Sử

Thầy Trần Trung Hiếu là người đầu tiên viết thư đề xuất Lịch sử là môn bắt buộc. Trong suốt quá trình đấu tranh đòi lại vị thế cho môn Sử, thầy không khi nào thôi hy vọng.

Nỗi niềm giáo viên... môn phụ

Những bài thi môn Lịch sử cười ra nước mắt với "cơn mưa" điểm 0. Hội đồng thi chỉ có một thí sinh làm bài Lịch sử. Học sinh nghĩ Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai anh em... Nhắc lại những câu chuyện đó, nét mặt thạc sĩ Trần Trung Hiếu (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) trùng xuống. Đôi mắt ông ánh lên một nỗi buồn.

Hai mươi năm đứng lớp nhưng có đến gần nửa số thời gian ấy, người thầy thấm nỗi buồn mỗi khi Lịch sử trở thành chủ đề nóng của dư luận.

Nhiều người cho rằng, học sinh ngày càng chán Sử, nhưng thầy Hiếu nghĩ khác: "Đa số học trò bây giờ không chán học, thậm chí vẫn thích, tò mò và muốn khám phá, nhưng các em không chọn Lịch sử là môn thi vì sợ điểm thấp, khó làm bài".

Theo đánh giá của giáo viên trường Phan, thực tế này do lỗi do hệ thống giáo dục coi đây là môn phụ.

Vị thế của môn Sử trong xã hội khiến nhiều thầy cô tâm huyết chạnh lòng. Không ít người tủi thân vì mình là giáo viên môn phụ.

Không buồn sao được khi dư luận phàn nàn cách dạy Sử. Học sinh không chọn thi Sử. Bộ GD&ĐT lên kế hoạch tích hợp môn Sử.

Rồi đây, môn Lịch sử sẽ về đâu khi bị "thôn tính"? Các thầy cô phải dạy thế nào nếu nó một lần nữa... xuống hạng, trở thành "môn phụ của môn phụ"? Thế hệ trẻ ra sao khi rất có thể ngày càng nhiều những học sinh tiếp tục nhầm tưởng Quang Trung là anh em với Nguyễn Huệ?... Những câu hỏi đó cũng là nỗi trăn trở của thầy giáo xứ Nghệ.

Người thầy &'kêu cứu' cho môn Sử - Hình 1

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu (bên trái) chụp ảnh cùng phó giáo sư Văn Như Cương.

"Các môn học khoa học xã hội đang bị quay lưng. Lịch sử bị hắt hủi. Số lượng học sinh theo học và thi khối C ngày càng giảm. Đó là những yếu tố tác động không nhỏ đến tâm lý và cả những điều tế nhị nhất trong đời thường của những giáo viên Sử", thầy Hiếu bày tỏ.

"Điều khiến tôi xót xa là những học sinh giỏi quốc gia không chọn theo ngành Sử. Nhiều cử nhân Lịch sử ra trường không xin được việc làm. Cơm áo gạo tiền buộc các em phải rẽ hướng khác, đó là sự phí phạm tài năng".

Thầy Trần Trung Hiếu

Đấu tranh đến cùng

Tâm tư như thế, khó khăn là vậy, nhưng thầy Hiếu bảo, nếu buông bỏ là thất bại. Chỉ có thể say mê hơn, cống hiến hơn, giáo viên mới kéo học sinh đến với môn học.

Làm việc tại Nghệ An nhưng nhiều hội thảo ở Hà Nội hay TP HCM, thầy đều bắt chuyến xe sớm nhất đến dự. Ngay sau đó, ông vội trở về trong đêm để sáng hôm sau kịp giờ giảng.

Vị thạc sĩ này chia sẻ, ngày Bộ GD&ĐT công khai Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó nêu tích hợp môn Lịch sử, ông đã vô cùng thất vọng. Tích hợp Lịch sử vào Công dân với Tổ quốc là "khai tử" bộ môn này.

Người thầy &'kêu cứu' cho môn Sử - Hình 2

Thầy Trần Trung Hiếu phát biểu tại Hội thảo khoa học "Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông", do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức ngày 15/11 ở Hà Nội.

Từ suy nghĩ đó, thầy Hiếu chủ động kết nối nhiều giáo viên và những người quan tâm Lịch sử qua điện thoại, email, Facebook. Sau khi nêu quan điểm trên các phương tiện truyền thông, thầy giáo trường Phan Bội Châu quyết định viết tâm thư gửi lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đề xuất Lịch sử phải là môn học bắt buộc và thi THPT quốc gia.

"Không biết lịch sử, điều gì sẽ xảy ra khi con cái không biết cha mẹ, ông bà tổ tiên, dòng họ mình là ai? Mình sinh ra và lớn lên ở đâu, không biết cội nguồn dân tộc?", tâm thư viết.

Thầy cho rằng, lẽ ra, Bộ GD&ĐT phải xác định được vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn Lịch sử đối với việc trồng người, giáo dục truyền thống, nhân cách cho học sinh. Xác định được như vậy sẽ bắt buộc các em phải học và thi chứ không phải để học theo kiểu "ứng thi", thích gì học nấy, không thi thì không học như hiện nay. Đó là cách học tai họa.

Tâm thư được sự đồng thuận của GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và nhiều chuyên gia khác. GS Lê khẳng định, sẽ đấu tranh đến cùng để giữ lại môn Lịch sử.

Từ lời "kêu cứu" đầu tiên của người thầy xứ Nghệ, vị trí môn Lịch sử trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, với nhiều cuộc họp bàn từ phía Bộ GD&ĐT. Đây cũng là vấn đề nóng trong phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT tại Quốc hội.

"Tôi vẫn chờ đợi sự cầu thị, tiếp thu của những người có trách nhiệm. Dù thế nào chúng ta cũng không được mất niềm tin, đặc biệt là khi có tình yêu với Lịch sử", thầy Hiếu nói.

Sau khi ý kiến cá nhân của thầy Trần Trung Hiếu được đăng tải trên báo chí, cùng sự phản ứng của nhiều chuyên gia, ngày 3/11, Bộ GD&ĐT làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng đại diện Ban Tuyên giáo TƯ và một số tổ chức liên quan về Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông, trong đó chủ đề chính là môn Lịch sử.

Ngày 15/11, "Hội nghị Diên Hồng" mang tên "Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức cũng thảo luận sôi nổi về vấn đề này.

Ngày 16/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT, các đại biểu Quốc hội xoáy sâu vấn đề "nóng" của môn Lịch sử.

Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng, tích hợp Lịch sử là "sự xáo trộn tận tâm can" và yêu cầu Bộ trưởng nêu quan điểm.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, đang tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, nếu không hợp lý sẽ không tích hợp môn Lịch sử.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bóVũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bó
21:07:57 10/01/2025
Hoa hậu Jennifer Phạm và chồng hôn nhau đắm đuối, MC Mai Ngọc du lịch Thái LanHoa hậu Jennifer Phạm và chồng hôn nhau đắm đuối, MC Mai Ngọc du lịch Thái Lan
22:14:34 10/01/2025
Loạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở CaliforniaLoạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở California
22:05:18 10/01/2025
Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương GiangNgoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang
23:48:46 10/01/2025
Sao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụiSao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụi
22:30:51 10/01/2025
9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ
20:45:48 10/01/2025
Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹpQuyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp
22:07:46 10/01/2025
Nữ NSƯT U100 vẫn được khen đẹp, minh mẫn, móng tay cắt tỉa, tạo kiểu điệu đàNữ NSƯT U100 vẫn được khen đẹp, minh mẫn, móng tay cắt tỉa, tạo kiểu điệu đà
22:36:24 10/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản bác nghi ngờ của Đài Loan về sự cố hỏng cáp thông tin

Trung Quốc phản bác nghi ngờ của Đài Loan về sự cố hỏng cáp thông tin

06:31:30 11/01/2025
Đài Loan và Trung Quốc đã có lời qua tiếng lại về nghi ngờ từ chính quyền Đài Bắc rằng một tàu có liên quan Trung Quốc làm hỏng một tuyến cáp thông tin ngầm ngoài khơi Đài Loan, theo Reuters.
Sao Việt 11/1: Kỳ Duyên khoe đường cong, Lương Thuỳ Linh rạng rỡ bên mẹ

Sao Việt 11/1: Kỳ Duyên khoe đường cong, Lương Thuỳ Linh rạng rỡ bên mẹ

Sao việt

06:31:12 11/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên khoe đường cong nóng bỏng trong khung cảnh hoàng hôn lãng mạn, Hoa hậu Lương Thuỳ Linh cùng mẹ đi chụp ảnh áo dài đón Tết.
Lộ diện mỹ nam Han So Hee công khai thể hiện sự quan tâm hậu chia tay Ryu Jun Yeol

Lộ diện mỹ nam Han So Hee công khai thể hiện sự quan tâm hậu chia tay Ryu Jun Yeol

Sao châu á

06:28:01 11/01/2025
Mới đây mỹ nhân họ Han đã gửi xe cafe và đồ ăn nhẹ đến phim trường The Manipulated của D.O.. Chiếc xe này không chỉ phục vụ cafe, mà còn dán rất nhiều meme vui nhộn của thành viên EXO.
Ông Biden tin vẫn có thể đánh bại ông Trump nếu tiếp tục tranh cử tổng thống

Ông Biden tin vẫn có thể đánh bại ông Trump nếu tiếp tục tranh cử tổng thống

Thế giới

06:19:59 11/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng lẽ ra ông đã có thể giành chiến thắng nếu tiếp tục tham gia cuộc đua giành chức tổng thống năm 2024.
Kim Se Jeong 'hoán đổi cơ thể' với Kang Tae Oh

Kim Se Jeong 'hoán đổi cơ thể' với Kang Tae Oh

Hậu trường phim

06:14:41 11/01/2025
Mới đây, Kang Tae Oh và Kim Sejeong xác nhận sẽ đóng vai chính trong dự án phim sắp tới The moon flows in this river của đài MBC.
Phim Hàn 19+ lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, nữ chính xinh như mộng còn có cảnh nóng gây sốc

Phim Hàn 19+ lập kỷ lục 5 năm mới có 1 lần, nữ chính xinh như mộng còn có cảnh nóng gây sốc

Phim châu á

06:12:23 11/01/2025
Hidden Face là bộ phim Hàn Quốc gắn mác 19+ làm mưa làm gió tại quê nhà thời điểm cuối 2024, đầu 2025. Phim ghi nhận hơn 1 triệu vé khi phát hành ở Hàn và hơn 4 triệu vé khi ra mắt trên thị trường quốc tế.
Xuân Son nói lời xúc động tại Cúp Chiến thắng

Xuân Son nói lời xúc động tại Cúp Chiến thắng

Sao thể thao

06:09:49 11/01/2025
Nguyễn Xuân Son chia xẻ xúc động khi làm nhân vật chính cho Hình ảnh, khoảnh khắc thể thao ấn tượng của năm tại gala Cúp Chiến thắng 2024.
Cách làm lẩu đuôi bò mềm ngon

Cách làm lẩu đuôi bò mềm ngon

Ẩm thực

06:00:54 11/01/2025
Lẩu đuôi bò là một món ăn ngon, bổ dưỡng và rất thích hợp để thưởng thức cùng gia đình, bạn bè mỗi dịp sum vầy tiệc tùng.
Khởi tố gần 20 đối tượng về tội gây rối trật tự công cộng

Khởi tố gần 20 đối tượng về tội gây rối trật tự công cộng

Pháp luật

05:57:30 11/01/2025
Trong nhóm, còn một đối tượng khác, tại thời điểm thực hiện hành vi, đối tượng này chưa đủ 16 tuổi, Cơ quan CSĐT đã áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

Phim việt

22:40:28 10/01/2025
Phim điện ảnh Đèn âm hồn với những hình ảnh ma mị, kỳ bí đan xen với yếu tố văn hóa dân gian độc đáo chắc hẳn sẽ là lựa chọn thú vị để các khán giả yêu thích dòng phim tâm linh khai rạp đầu năm.
Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

22:25:47 10/01/2025
Năm 2025 là năm vô cùng đặc biệt với BTS và những người hâm mộ khi đánh dấu sự trở lại của đầy đủ 7 thành viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình.