Để lọt giáo trình có ‘đường lưỡi bò’: Bộ GD&ĐT cũng có trách nhiệm khi kiểm duyệt
Để lọt giáo trình có đường lưỡi bò, Bộ GD&ĐT cũng có trách nhiệm khi kiểm duyệt giáo trình – Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo Chính phủ thường kì tháng 10/2019.
Theo đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, liên quan đến việc gần đây một số sản phẩm, ấn phẩm, phim ảnh, ô tô, phần mềm, sách giáo khoa… có hình ảnh “đường lưỡi bò” là việc ta phải suy nghĩ. Đối với việc ô tô nhập khẩu có hình lưỡi bò, theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, kiểm tra theo lô. Đây là cải cách để tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu. Nhưng trước hết, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có vấn đề xảy ra. Việc hoàn thiện thể chế, quy định Bộ Tư pháp cũng đã đề xuất với Chính phủ vì từ trước đến nay không xảy ra những việc tương tự.
Với việc sách giáo trình để lọt đường lưỡi bò thì Bộ GD&ĐT cũng có trách nhiệm khi kiểm duyệt giáo trình. “Chúng ta phải khuyến cáo người dân khi dùng sản phẩm nước ngoài vì không thể để xảy ra việc phát tán những sản phẩm có “đường lưỡi bò” tràn lan trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta phải cảnh giác cao độ. Chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng để có giải pháp ứng phó kịp thời với những vấn đề này”, Bộ trưởng thông tin.
Để lọt giáo trình có đường lưỡi bò: Bộ GD&ĐT cũng có trách nhiệm khi kiểm duyệt giáo trình.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng nêu quan điểm: Điều 36 Luật Giáo dục đại học có nêu: Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tô chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyêt giáo trình giáo dục đại học đê sử dụng làm tài liêu giảng dạy, học tâp trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thâm định của Hôi đông thâm định giáo trình do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lâp.
Bộ GD&ĐT đã có Thông tư về việc biên soạn, sử dụng giáo trình có ghi rõ Hội đồng thẩm định giáo trình lựa chọn giáo trình để đưa lên Hiệu trưởng trường xem xét, quyết định. Do đó, trách nhiệm của việc này đầu tiên thuộc về Hội đồng thẩm định giáo trình và Hiệu trưởng trường đại học.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Đại học Kinh doanh và Công nghệ dừng ngay việc sử dụng giáo trình này; yêu cầu Trường thực hiện thẩm định lại toàn bộ giáo trình đang lưu hành, đồng thời tiến hành xem xét kiểm điểm và kỷ luật các cá nhân liên quan đúng theo quy định.
Như tin đã đưa, cuốn giáo trình có bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp xuất hiện trong bài 7 của cuốn sách “Developing Chinese” do Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh phát hành. Cuốn sách này do phía đối tác Trung Quốc tặng các giảng viên, sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ khi đoàn sang Trung Quốc. Khoa Trung – Nhật đã tự thẩm định cuốn sách và đưa vào giảng dạy mà không đưa lên Hội đồng thẩm định của nhà trường.
Việc phát hiện “đường lưỡi bò” phi pháp trong cuốn giáo trình này là do sinh viên phản ánh. Ngay sau đó, Hội đồng thẩm định nhà trường đã thẩm định cuốn sách và thấy phần nội dung tiếng Trung thì không vấn đề gì nhưng phía Trung Quốc đã cài cắm đưa “đường lưỡi bò” phi pháp vào sách, nhà trường đã yêu cầu không đưa vào sử dụng và tiêu hủy toàn bộ.
Video đang HOT
Được biết, Khoa Trung – Nhật đã photo 716 cuốn bán cho sinh viên với giá 30.000 đồng/cuốn. Hiện toàn bộ số giáo trình photo này đã được nhà trường thu hồi, trả lại tiền cho sinh viên.
Nam Dương
Theo daidoanket
Giải pháp nào giữ vị thế cho chữ Mông Việt Nam
Hiện nay, bộ chữ Mông Việt Nam đang được đưa vào dạy học trong trường học. Tuy nhiên có quá ít tài liệu, ấn phẩm, phương tiện sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, dẫn đến việc phổ biến và ứng dụng còn hạn chế.
Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD&ĐT) đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm giúp bộ chữ Mông Việt Nam phát huy, phát triển đáp ứng nhu cầu sử dụng của đồng bào Mông.
Trẻ em người Mông cần đọc truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố... bằng chữ Mông Việt Nam. Ảnh minh họa
Nhiều ưu điểm bộ chữ Mông Việt Nam
Theo Vụ giáo dục dân tộc, hiện đang có một bộ chữ Mông khác gọi là chữ Mông Mỹ được sử dụng rộng rãi trong các văn bản Kinh thánh (Tin Lành), trang mạng Internet, băng đĩa Karaoke, truyện tranh, tờ rơi... Do tần suất sử dụng nhiều và rộng rãi nên bộ chữ Mông Mỹ có nhiều người biết và sử dụng.
Tuy nhiên, nếu đem so sánh bộ chữ Mông Việt Nam và bộ chữ Mông Mỹ, bộ chữ Mông Việt Nam có ưu điểm vượt trội.
Chữ Mông Việt Nam cần được đưa vào cuộc sống nhiều hơn - (ảnh minh họa)
Chẳng hạn như bộ chữ Mông Việt Nam có hệ thống ký tự đơn giản hơn (số âm ghi bằng 3, 4 ký tự ít hơn), có bộ vần nhiều hơn (nhiều gấp 5 lần).
Đặc biệt chữ Mông Việt Nam có khả năng ghi âm đầy đủ và chính xác tiếng của 5 ngành Mông (chữ Mông Mỹ chỉ ghi âm được tiếng Mông Trắng)...
Từ những ưu điểm của chữ Mông Việt Nam, chắc chắn sẽ đảm bảo cho việc thống nhất và phát triển ngôn ngữ dân tộc Mông.
Để ưu thế được phát huy
Để bộ chữ Mông Việt Nam, ngày càng được phát huy, phát triển đáp ứng nhu cầu sử dụng của đồng bào Mông, Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD&ĐT) đã chỉ ra yêu cầu triển khai một số vấn đề trong thực tế.
Trước hết, cần tiếp tục mở rộng quy mô dạy học tiếng Mông trong trường phổ thông, trong trung tâm giáo dục thường xuyên.
Cùng đó, đẩy mạnh việc đào tạo GV dạy tiếng Mông trong các trường sư phạm vùng dân tộc Mông, đảm bảo cung cấp đội ngũ GV dạy tiếng Mông chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu học tiếng Mông của trẻ em dân tộc Mông.
Mặt khác, tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tiếng Mông và chữ Mông Việt Nam cho đội ngũ cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc Mông, nhất là đội ngũ GV. Các hoạt động dạy và học sẽ góp phần tích cực trong việc mở rộng không gian sử dụng, thực hành tiếng Mông và chữ Mông Việt Nam.
Chính quyền các địa phương vùng dân tộc Mông cần quan tâm công tác tuyên truyền về chữ Mông Việt Nam. Đẩy mạnh nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Mông.
Chú trọng công tác sưu tầm văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Tổ chức công bố, giới thiệu các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, văn học, phong tục tập quán, sinh hoạt của người Mông.
Cần đảm bảo số lượng GV biết tiếng Mông ở những vùng có nhiều HS người Mông (ảnh minh họa)
Việc xuất bản các ấn phẩm văn hóa bằng chữ Mông Việt Nam để đồng bào Mông được thường xuyên tiếp xúc với chữ Mông Việt Nam cũng cần được đẩy mạnh.
Đặc biệt, các cơ quan văn hóa, giáo dục, y tế, nông - lâm nghiệp... của các địa phương vùng đồng bào Mông cần tích cực và năng động sáng tạo trong việc biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu, ấn phẩm, phim ảnh, tờ rơi... bằng chữ Mông Việt Nam.
Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu sử dụng chữ Mông đang đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn thể đồng bào Mông tiếp tục chung tay xây dựng môi trường ngôn ngữ và đẩy mạnh sử dụng chữ viết để chữ Mông Việt Nam ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và giữ vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Mông ở Việt Nam.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Thẩm định sách giáo khoa lớp 1: Cần tiếp cận hiện đại Theo Điều 32 Luật Giáo dục quy định, sách giáo khoa (SGK) phải cụ thể hóa Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT). Theo đó, trong đổi mới căn bản phương pháp dạy học hướng tới việc chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận hình thành, phát triển năng lực học sinh (HS). Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang tiến hành thẩm...