Đề kiểm tra Ngữ văn có ngày càng “làm khó” học sinh?
Thời gian gần đây, một số trường trung học ra đề kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng “mở” có đề cập đến các sự kiện như cải tiến Tiếng Việt của PGS. Bùi Hiền, nhân vật biểu diễn Chi Pu… Nhiều ý kiến cho rằng, đây là những đề thi có phần lạm dụng, định hướng học sinh sai cách.
ảnh minh họa
“Loạn” đề thi Ngữ văn?
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận xoay quanh đề thi Văn cuối học kỳ I cho học sinh lớp 10 của Trường THPT Hà Hòa (Phú Thọ). Đề bài như sau: “Chi Pu tên thật là Nguyễn Thùy Chi. Cô bắt đầu nổi danh từ cuộc thi Miss Teen năm 2009, hiện là một hot girl được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tháng 10 vừa rồi, Chi Pu tung MV “Từ hôm nay” đánh dấu chuyển mình trở thành ca sĩ. Ngay lập tức, cô vấp phải nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Hương Tràm là người đầu tiên đưa ra quan điểm mạnh mẽ: “Không biết hát thì đừng mang nghề ca sĩ ra để kiếm tiền…”. Sau đó, yêu cầu của đề thi cho học sinh là “Hãy hóa thân vào Chi Pu, viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố biểu cảm kể về một ngày của mình sau khi ra mắt MV “Từ hôm nay”".
Nhiều tranh luận cho rằng, việc đưa nhân vật Chi Pu vào đề thi sẽ khiến các em học sinh không còn thường xuyên theo dõi các vấn đề xã hội, thay vào đó sẽ thường xuyên cập nhật thông tin giải trí với những tranh cãi của các nghệ sĩ, chiêu trò PR, nhảm nhí… Như vậy thì thật đáng lo về nhân cách, suy nghĩ của thế hệ học sinh. Chưa dừng lại ở việc đưa nhân vật giải trí, đề thi Ngữ văn của Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) đề cập văn hóa tranh luận, phản biện xoay quanh đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền.
Trong phần đọc hiểu, đề thi trích lại một đoạn phỏng vấn với TS Lương Hoài Nam xoay quanh đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền. Học sinh được hỏi vì sao phải khuyến khích tranh luận và tranh luận dựa trên điều gì. Đặc biệt, đề thi đưa ra câu hỏi rất lý thú nhưng khá hóc búa “Anh/chị hiểu như thế nào là tranh luận có văn hóa và chung sống với sự khác biệt quan điểm?”. Từ việc tranh luận đúng sai, đồng tình và phản đối, ở phần làm văn, đề thi yêu cầu học sinh trình bày quan điểm của mình về đề xuất cải tiến chữ viết bằng đoạn văn ngắn 200 chữ.
Theo thầy Đặng Ngọc Khương, Giáo viên luyện thi môn Ngữ văn THPT – Hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng, cá nhân thầy rất tán thành việc người ra đề phá bỏ tư duy “rào cản”, thoát khỏi ý thức “khuôn mẫu”, mạnh dạn cho học sinh được tiếp cận và bình luận về những vấn đề có tính xã hội. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngữ liệu, cách khai thác, cách đặt vấn đề để học sinh giải quyết đòi hỏi bản lĩnh, sự nhạy cảm của người ra đề. Thời gian qua một số nơi đã lạm dụng việc ra đề “mở” dẫn đến cách hiểu sai, hoặc vô tình “làm khó” học sinh khi đưa ra vấn đề khó hiểu, hoặc có thể gây nhầm lẫn.
Đề Văn “mở” ngày càng khó hiểu!
Video đang HOT
Khi phân tích về các đề văn “mở” gần đây, thầy Đặng Ngọc Khương cho rằng, về vấn đề cải cách Tiếng Việt của PGS. Bùi Hiền là vấn đề văn hóa – xã hội lớn, cần quan tâm. Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng ngữ liệu liên quan để kiểm tra đánh giá cả kiến thức và thái độ của học sinh mà không phạm vào việc đẩy học sinh đến tình huống tranh luận trực tiếp vào vấn đề mà các em chưa hiểu đúng bản chất. Với hướng ra đề này Trường THPT Chuyên Tuyên Quang đã làm khá tốt khi chọn một trích đoạn bài viết của TS Bùi Thị Tuyết bàn về thái độ “Ném đá” khoa học, làm ngữ liệu đọc hiểu.
Cũng liên quan đến vấn đề cải tiến Tiếng Việt, còn có Trường Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) và một Trường THPT ở Tiền Giang cũng đưa vào đề thi. Tuy nhiên, cách khai thác vấn đề của 2 trường này theo quan điểm của thầy Đặng Ngọc Khương là chưa hợp lí. Chẳng hạn Trường Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) sau khi đưa một ngữ liệu liên quan đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và yêu cầu học sinh trình bày quan niệm về việc cải tiến, chẳng hạn “Tiếng Việt” của PGS.Bùi Hiền thành “Tiếq Việt”. Cách dẫn dắt vấn đề này dễ đẩy học sinh đến việc bàn luận theo hướng một chiều, cực đoạn.
Nhận xét về đề thi đưa nhân vật Chi Pu vào đề thi học kỳ và yêu cầu học sinh hóa thân vào nhân vật để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình khi bị dư luận chê bai, “ném đá’… thầy Khương cũng cho rằng chưa hợp lí. Theo thầy Khương, không phải học sinh nào cũng biết, cũng quan tâm đến Chi Pu hay các sản phẩm nghệ thuật của cô này nên khi yêu cầu các em hóa thân sẽ khiến các em khó có được một bài viết có xúc cảm. Bởi thông thường chúng ta chỉ có thể đặt địa vị mình vào người khác để “thử” bộc lộ thái độ, cảm xúc khi đã hiểu rất rõ về họ. Dù họ là nhân vật tích cực hay chưa tích cực…
về phương thức ra đề Văn theo hướng “mở”, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, thầy Đặng Ngọc Khương đưa ra đề xuất: “Theo tôi muốn kích thích tư duy học sinh, thì dù là đề Văn hay Toán cũng phải đặt học sinh vào những “tình huống có vấn đề” để học sinh có thể vừa sử dụng được kiến thức, hiểu biết để giải quyết vừa có khả năng bộc lộ được xúc cảm của mình. Tình huống đó có thể khó nhưng không được mơ hồ. Riêng với đề Văn thì việc giúp học sinh cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của đề và bộc lộ được những cảm xúc đẹp, tích cực khi giải quyết vấn đề lại càng quan trọng”.
Theo Giadinh.net
Thầy trò quận 3 'phát hoảng' với đề thi Ngữ văn lớp 8
Theo một giáo viên, nội dung phần 2 của đề Ngữ văn lớp 8 được lấy nguyên trong bộ đề thi chuyên Olympic 30/4 hàng năm dành cho học sinh giỏi từ lớp 10 trở lên.
ảnh minh họa
Sáng 15/12, nhiều học sinh và thậm chí giáo viên dạy Ngữ văn khối THCS tại quận 3, TP.HCM, "phát hoảng" khi đề thi lớp 8 được phát ra. Đây là đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017-2018 do Phòng GD&ĐT quận 3 ra đề.
Đề thi này có ba phần. Trong đó, phần 2 khiến thầy trò cảm thấy khó hiểu vì quá sức với các em lớp 8, cũng như không nằm trong chương trình học.
Cụ thể, đề đưa ra đoạn trích của nhà văn Nguyễn Khải:
"Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần. Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp sang trọng, tiện nghi hiện đại lắm, nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì..., chung quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng". (Nguyễn Khải)
Sau đó, đề yêu cầu học sinh viết văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về những điều gợi lên từ nội dung trên.
Ngay sau khi rời phòng thi, nhiều học sinh tỏ ra hoang mang vì đề ra quá mông lung và quá sức khiến các em không hiểu và không biết phải làm thế nào.
H.V., học sinh lớp 8 trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, cho biết em thấy phần 2 của đề thi khó hiểu quá, không biết nói về vấn đề gì là chính. Em chưa thấy và chưa biết đến dạng đề này trong quá trình học nên không biết làm thế nào là đúng. Đã vậy, đề còn yêu cầu viết cả một trang giấy mà em không biết viết làm sao.
Các học sinh cũng tranh luận với nhau, cho là đề này viết về tính tự lập, em thì nói viết về tính giản dị, bạn khác cho rằng bàn về nhân cách!
Đề thi được lên mạng xã hội đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Hầu hết ý kiến từ phụ huynh đều cho rằng đề quá khó hiểu và phức tạp. Nội dung quá tầm với HS lớp 8 và phù hợp với HS chuyên của THPT hơn.
Cô N., một giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THCS ở quận 3, cho rằng cô rất bất ngờ với đề văn lớp 8 năm nay vì rất mơ hồ, không rõ nghĩa.
Theo cô N., nội dung phần 2 của đề Ngữ văn lớp 8 được lấy nguyên trong bộ đề thi chuyên văn Olympic 30/4 hàng năm dành cho học sinh giỏi văn từ lớp 10 trở lên. Các em thi học kỳ đề này mới lớp 8 làm sao làm được. Hơn nữa, đây là dạng đề nghị luận nhưng trong học kỳ I, các em không học về nghị luận tư tưởng, đạo lý hay đời sống.
Theo cô N., hầu như năm nào cũng ra dạng đề nghị luận như vậy với lớp 8. Có thể các em không học nhưng việc ra đề nghị luận như vậy cũng tạm chấp nhận vì để làm quen với lớp 9. Tuy nhiên, dạng đề nên thật nhẹ để học sinh làm quen, nội dung phải gần gũi để các em nhận diện vấn đề.
"Với đề này, ngay cả giáo viên như mình ngồi nghĩ thật lâu cũng không biết làm được gì. Ngay vào đoạn trích đã đề cập vấn đề của 'thanh niên' trong khi các em lớp 8 chỉ mới là thiếu niên thì làm sao làm được. Nếu có, học sinh cũng chỉ làm qua loa thôi.
Trong khi đó, yêu cầu dạng đề này đòi hỏi HS phải có kiến thức xã hội thật rộng, đồng thời phải nắm chắc kỹ năng làm bài nghị luận xã hội và phải đào sâu các lớp ngôn từ mới tư duy được", cô N. bày tỏ.
Nội dung đề của khối THPT chuyên được sử dụng trong đề lớp 8 tại quận 3.
Ngoài ra, theo cô N., không chỉ đề Ngữ văn lớp 8, đề Ngữ văn lớp 9 cũng có một lỗi gây khó cho HS, khiến giáo viên cảm thấy rất khó chịu.
Cụ thể, phần 1 chiếm 3 điểm của đề Ngữ văn lớp 9 có một đoạn trích trong sách giáo khoa môn Giáo dục Công dân lớp 7, để trong ngoặc kép nhưng lại yêu cầu HS sửa lỗi chính tả đoạn trích này.
Theo cô N., như thế là khó chấp nhận, đề đã ghi rất rõ đoạn trích từ sách giáo khoa thì đương nhiên phải chính xác vì sách giáo khoa là pháp lệnh. Nhưng người ra đề lại cố tình để sai lỗi chính tả và yêu cầu HS phải điều chỉnh lỗi dùng từ sai.
Theo Zing
Sở GDvàĐT yêu cầu trường trao đổi việc ra đề thi Ngữ văn có Chi Pu Đại diện Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết đang đề nghị nhà trường chia sẻ về việc ra đề thi Ngữ văn có Chi Pu đã được hiệu trưởng phê duyệt chưa. đề thi Ngữ văn có Chi Pu Câu hỏi 7 điểm trong đề thi cuối học kỳ I cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Hạ Hòa, Phú Thọ, sử...