Đề kiểm tra ‘bạn là ai khi 25 tuổi’, học sinh viết gì?
Trong bài kiểm tra ‘ bạn là ai khi 25 tuổi’, học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An (TP.HCM) cho biết sẽ phát triển quán ốc của gia đình, làm nhân viên vệ sinh môi trường, hay là một giáo viên…
Đề kiểm tra ‘bạn là ai khi 25 tuổi’ khiến học sinh hứng thú – THÚY DIỆU
Đây là đề kiểm tra một tiết dành cho học sinh khối 10 và 11 môn giáo dục công dân của Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An. Đề thi cụ thể như sau:
“Khi bạn 25 tuổi
Bạn sẽ là ai?
Bạn sẽ làm công việc gì?
Những bằng cấp, kỹ năng và phẩm chất nào cần có để làm được công việc đó?
Ngay từ bây giờ, bạn phải trang bị những gì để hiện thực hóa ước mơ năm 25 tuổi?”
Theo cô Nguyễn Thị Thúy Diệu, giáo viên tổ bộ môn giáo dục công dân của trường, đề thi nhằm định hướng ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của học sinh dựa trên khả năng, sở trường của bản thân; sự am hiểu về công việc tương lai cũng như lộ trình thực hiện ước mơ từ nay cho đến năm 25 tuổi.
Một học sinh tự vẽ giấc mơ của mình ở tuổi 25 trong bài kiểm tra
Với đề thi “Tưởng tượng mình là ai và ước mơ tuổi 25″, học sinh các lớp đã thoả sức “bay bổng” với ước mơ của mình. Các em làm bài trên một tờ giấy A3, trong đó mặt trong các em sẽ chia sẻ lại giấc mơ cũng như hoạch định quá trình thực hiện giấc mơ của mình. Còn mặt ngoài là nơi các em thỏa sức thể hiện giấc mơ bằng năng khiếu của mình. Xem hàng trăm bài viết nộp về, cô Thúy Diệu cho biết rất bất ngờ với những giấc mơ của học trò.
Có em có giấc mơ rất thực tế, đó là muốn kế nghiệp bán ốc. Quán ốc của gia đình đã mở được hơn 30 năm, do vậy em sẽ đi học thêm về ẩm thực và phát triển quán ốc.
“Có em vì thần tượng thầy giáo dạy hóa của mình nên cho biết sẽ quyết tâm học thật giỏi để có thể trở thành giáo viên và truyền đạt kiến thức, tâm huyết với học trờ như thầy của mình. Khi đọc những bài viết của các em mình rất xúc động, vì không ngờ với đề kiểm tra này, các em lại có cơ hội chia sẻ về giấc mơ của mình. Những điều này khi nói chuyện với nhau, có thể các em không chia sẻ, tâm sự”, cô Diệu nói.
Vũ Đào Mỹ Duyên, học sinh lớp 10.A4, cho biết giấc mơ ở tuổi 25 của mình là một luật sư giỏi. Để thực hiện giấc mơ này, Duyên đã vạch ra lộ trình học tập cho mình ngay từ bây giờ. Từ việc học như thế nào, đối diện với các kỳ thi ra sao để có thể vào học được ở trường luật trước khi hoàn thành giấc mơ này vào tuổi 25.
Giấc mơ trở thành luật sư của một học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An
Trong khi đó, một nam sinh khác ở lớp 11.A4 lại có giấc mơ rất giản dị. “Ai trong đời cũng có ước mơ. Em năm 25 tuổi sẽ làm nhân viên vệ sinh môi trường. Ước mơ này xuất phát từ người anh của em. Nghe thì rất tầm thường, nhưng công việc nào cũng tốt, quan trọng là luôn tử tế và gắn bó với nó”, nam sinh này viết.
Những em khác thì cho biết sẽ trở thành giáo viên mỹ thuật, có em thì mong muốn trở thành nhà thiết kế dày thể thao và mong muốn có thể làm nên thương hiệu riêng cho mình.
Em Nhựt Quang, học sinh lớp 10A2 với giấc mơ làm chủ một shop thời trang
Còn Ngọc Mai, lớp 11A8 thì mong muốn trở thành một diễn viên múa
“Tuổi 25 là một dấu mốc quan trọng để đánh giá sự nghiệp của mỗi người, đây là mốc tuổi đủ chín để mỗi người có thể định hình được giấc mơ của mình. Do vậy, em thấy đề kiểm tra này cực kỳ ý nghĩa với học sinh, bọn em có thời gian để suy ngẫm vạch ra kế hoạch cho bản thân”, một học sinh viết
Bỏ sổ hộ khẩu, cơ hội tuyển sinh theo nơi cư trú
Khi chuyển quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân, theo nhiều chuyên gia, đây cũng là cơ hội để chuyển từ tuyển sinh theo hộ khẩu sang theo nơi cư trú với sự tiến bộ của công nghệ.
Có thể áp dụng công nghệ định vị địa điểm cư trú của học sinh để tuyển sinh - ĐÀO NGỌC THẠCH
Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An, cho biết ông từng đọc tài liệu, trao đổi với nhiều người ở nước ngoài thì các nước đa số đều tuyển sinh theo địa bàn, dựa vào chỗ ở thực tế. Học sinh (HS) ở đâu thì sẽ học trường gần đó. "Nếu không muốn học trường này mà đăng ký học trường khác thì phải ra học trường tư. Rất sòng phẳng và không có thân quen gì cả", ông Hoàng nói.
Nhưng cũng theo ông Hoàng, nếu tuyển sinh theo chỗ ở thì sẽ nảy sinh một vấn đề: HS quận này vào học tại trường gần nhà ở quận khác. "Muốn phân học theo chỗ ở thì "nhạc trưởng" giải quyết phải là Sở GD-ĐT. Lúc này cần phải xác định lại về vai trò quản lý nhà nước. Lâu nay, vai trò quản lý trong việc phân chỗ học cho trẻ thuộc về UBND các quận, huyện. Sở GD-ĐT cần có toàn quyền khi phân bố chỗ học theo chỗ ở.
Bộ trưởng Bộ Công an trình quốc hội việc bỏ sổ hộ khẩu
Theo ông Đỗ Minh Hoàng, với mã số định danh, rất dễ dàng áp dụng công nghệ để phân chỗ học cho HS. Cơ quan quản lý sẽ áp dụng công nghệ khảo sát để định vị vị trí của trẻ trên toàn thành phố. Từ đó, phần mềm sẽ xác định trẻ học ở đâu dựa vào vị trí chỗ ở của trẻ ứng với vị trí của trường học. Việc chuyển hộ khẩu bằng giấy sang mã số định danh là cơ hội để thực hiện thay đổi cách tuyển sinh theo hộ khẩu lâu nay. Vì chỉ cần đưa mã số định danh vào một phần mềm là có thể phân chỗ học theo chỗ ở dễ dàng.
Ông Trần Việt Quân, Giám đốc Công ty ứng dụng điện thoại Di động xanh, sở hữu phần mềm chấm công Tanca, cho biết ứng dụng này xác định vị trí của nhân sự công ty qua thiết bị di động. Mỗi người hiện nay đều sử dụng điện thoại nên rất dễ biết được họ đang ở đâu, làm việc thế nào... để chấm công. Áp dụng công nghệ để phân chỗ học cho HS càng đơn giản hơn vì dữ liệu cư trú của HS đã nằm ở một đơn vị quản lý là công an. Cơ quan quản lý về giáo dục sẽ kết hợp cùng công an để đưa phần mềm vào quét, xác định một trường học cụ thể gọi bao nhiêu HS. Việc tuyển sinh các lớp đầu cấp sẽ đơn giản hơn nhiều và không xảy ra những bất cập như hiện nay chúng ta đang thấy.
Ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc điều hành VietAI (Tổ chức Trí tuệ nhân tạo Việt), cũng cho rằng xét về ứng dụng công nghệ, để thực hiện việc phân chỗ học cho trẻ theo địa điểm cư trú rất đơn giản. Một người sử dụng điện thoại, không cần có internet thì nhà mạng cũng có thể truy xuất IP, xác định được địa điểm người đó chính xác. Xác định địa điểm cư trú của HS thì càng đơn giản hơn nhiều với ứng dụng công nghệ.
Sổ hộ khẩu: Bạn có bị ám ảnh không? - Video tư liệu
Cuộc đối thoại 'sòng phẳng' giữa học sinh và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế Cuộc gặp mặt, đối thoại định hướng nghề nghiệp lần đầu tiên giữa lãnh đạo tỉnh và những người có trách nhiệm tại Thừa Thiên -Huế với gần 500 học sinh diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, sòng phẳng và hết sức thiết thực . Học sinh nêu ra nhiều câu hỏi thẳng thắn với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế - ẢNH:...