Để không lệ thuộc sách giáo khoa
Dư luận xôn xao về những bất cập trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới. Những bất cập đó đặt ra vấn đề lớn với giáo viên là làm thế nào để dạy tốt với cuốn sách giáo khoa như vậy.
Học sinh tìm mua sách giáo khoa, sách tham khảo tại một nhà sách ở Q.5, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
Chẳng lẽ phải chờ các tác giả chỉnh sửa xong, rồi Bộ GD-ĐT thẩm định lại mới tiến hành dạy học?
Vấn đề quả thực nan giải với những ai vẫn quen dạy học theo sách giáo khoa (SGK), xuất phát từ quan điểm xưa cũ “SGK là pháp lệnh”. Tuy nhiên, khi Bộ GD-ĐT đã thực hiện nguyên tắc “một chương trình – nhiều bộ SGK” thì cũng có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn quan điểm “SGK là pháp lệnh” để chuyển sang quan điểm mới “chương trình là pháp lệnh”. Tức là giáo viên sẽ dạy học theo chương trình, chứ không phải theo SGK.
Như vậy, văn bản chương trình học là cơ sở trọng yếu để giáo viên chiếu theo đó tiến hành việc dạy học của mình, còn SGK chỉ là công cụ trợ giúp giáo viên (và học sinh) thực hiện dạy học. Dựa trên chương trình học, giáo viên sẽ thiết kế bài học (tức giáo án) cho học sinh; còn việc dùng hay không dùng SGK, chọn dùng SGK nào là do giáo viên quyết định.
Khi đã dạy học theo chương trình thì giá trị cao thấp và những bất cập trong SGK không cản trở quá nhiều đối với việc dạy học. Những bất cập trong cuốn SGK Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều được giải quyết thế nào sẽ do Bộ GD-ĐT quyết định, còn giáo viên vẫn có thể dạy học bình thường theo chương trình hiện hành.
Tuy thế, việc chuyển từ “dạy học theo SGK” sang “dạy học theo chương trình” không phải là vấn đề đơn giản. Do thói quen xưa cũ, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vẫn lẫn lộn chương trình học với SGK trong một thuật ngữ kép là “chương trình SGK”. Vì vậy, Bộ GD-ĐT vẫn quan tâm trước hết đến việc biên soạn, lựa chọn và phát hành các bộ SGK cho giáo viên.
Còn việc tập huấn chương trình học mới chỉ được tiến hành chậm trễ với nhiều tầng nấc khác nhau theo kiểu “tuyên truyền” từ trên xuống. Nên đa số giáo viên vẫn chưa hiểu “dạy học theo chương trình” là như thế nào (thậm chí họ chưa nhận được văn bản chương trình mới của Bộ GD-ĐT). Thêm nữa, giáo viên vẫn chưa biết cách thiết kế bài học của riêng mình cho học sinh mà không cần dựa vào SGK là như thế nào!
Bộ GD-ĐT cần nhanh chóng in ấn và phát hành văn bản chương trình giáo dục phổ thông mới (đã có hiệu lực từ năm 2018) cho tất cả giáo viên các cấp học phổ thông, để các thầy cô dùng nó làm tài liệu dạy học cơ bản mà không lệ thuộc vào SGK; đồng thời khẩn trương tập huấn giảng dạy chương trình đó dựa trên khoa học giáo dục hiện đại với các bộ môn phát triển chương trình học, phương pháp dạy học, đo lường và đánh giá, thiết kế bài học…
Chỉ đến khi tất cả giáo viên đứng lớp tiếp cận được với khoa học giáo dục hiện đại thì công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông mới thực sự bắt đầu.
Mua sách nhưng chưa một lần mở ra
Video đang HOT
Sách Giáo dục thể chất lớp 1 mới có nội dung kiến thức đa dạng các hình thức tập luyện, phong phú các trò chơi vận động cho học sinh. Các nhà biên soạn kỳ vọng sẽ giúp học sinh hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, tập thói quen luyện tập thể dục thể thao. Thông qua những hoạt động đó, học sinh sẽ được hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
Thế nhưng trong thực tế học cả tháng nhưng cuốn sách Giáo dục thể chất vẫn chưa một lần được học sinh sử dụng. Giáo viên thể dục cũng nói rằng tiết học thể dục chủ yếu tổ chức ngoài trời. Học sinh lớp 1 chủ yếu làm theo mẫu nên không cần SGK. Mà có cần cũng không thể học vì các em đã biết chữ đâu để đọc nội dung hay hiệu lệnh? Giáo viên lại phải hướng dẫn thì cần sách làm gì cho rắc rối?
Nâng cao chất lượng cho môn học không phải học sinh có bộ sách thể dục, mà chính là việc đầu tư sân bãi, phòng tập cho các em bài bản, chu đáo. Việc phát hành thêm bộ SGK thể dục chỉ làm ngân sách nhà nước phải chi thêm một khoản tiền không nhỏ cho việc viết sách, thẩm định, xuất bản. Đồng thời làm tăng thêm gánh nặng tiền bạc cho phụ huynh, trong khi họ đã phải mua quá nhiều từ SGK đến các loại sách tham khảo.
Phạm Ngọc Huyền
Nhiều trường chủ động chỉnh sửa SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều
Trong khi chờ điều chỉnh nội dung SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều, một số trường tiểu học ở Vĩnh Phúc chủ động điều chỉnh nội dung dạy học.
Chủ động điều chỉnh
Trước phản ánh về việc sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 Cánh diều (do GS. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp thu góp ý và yêu cầu chỉnh sửa.
Trong khi chờ hiệu chỉnh, nhiều giáo viên chủ động thay thế các từ ngữ, bài học trong SGK sao cho phù hợp với địa phương.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 19/10, cô Nguyễn Thị Hải Quyên, chủ nhiệm lớp 1A3, khối trưởng khối 1, Trường tiểu học Kim Ngọc, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc cho biết, với những từ khó hiểu, giáo viên tự tìm hiểu tư liệu trên mạng để chỉnh sửa, tìm từ thay thế hoặc hình ảnh chiếu màn hình cho học sinh dễ tiếp cận.
Trước khi chờ đợi chỉnh sửa từ phía tác giả và NXB, giáo viên đã tự tìm tòi từ ngữ, lựa chọn các văn bản khác để thay thế cho học sinh dễ hiểu hơn.
Về ý kiến một số bài học dạy học sinh thói khôn lỏi, thiếu bài học mang tính nhân ái, cô Quyên cho hay, nếu đặt mục tiêu bài học đó các con đánh vần được chữ gì, giáo viên sẽ chỉ dạy các con đánh vần, thay vì quan tâm nặng nề tới ngữ nghĩa.
Là giáo viên nhiều sáng kiến kinh nghiệm dạy lớp 1, cô Nguyễn Thị Thanh Hoa, chủ nhiệm lớp 1A4, Trường tiểu học Kim Ngọc cũng đồng tình với quan điểm, nếu từ ngữ chưa phù hợp có thể thay thế, chỉnh sửa để SGK tốt hơn.
"Ngay từ đầu năm học, chúng tôi được biết, SGK giờ không còn là pháp lệnh nữa nên giáo viên có thể linh hoạt thay đổi bài học, không quá lệ thuộc.
Trước khi chờ đợi chỉnh sửa từ phía tác giả và NXB, tôi đã tự tìm tòi từ ngữ, lựa chọn các văn bản khác để thay thế cho học sinh dễ hiểu hơn.
Các văn bản này được tham khảo từ bộ sách khác, các tài liệu cũ hoặc một câu chuyện bất kì nào đó sao cho phù hợp với học sinh và địa phương", cô Hoa chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Thu Trinh, chủ nhiệm lớp 1A1 Trường Tiểu học Lưu Quý An, TP Vĩnh Yên cũng tham khảo một số SGK khác để chỉnh sửa từ ngữ, các bài đọc hơi khó trong SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo các trường cho giáo viên linh động chỉnh sửa ngữ liệu bài học sao cho phù hợp.
Giáo viên chưa quen được "cởi trói"
Ông Nguyễn Lê Huy, Trưởng Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết, năm nay toàn tỉnh có hơn 20 trường học sử dụng SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều.
Sau khi có "lùm xùm" về bộ sách này, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo các trường cho giáo viên linh động chỉnh sửa ngữ liệu bài học sao cho học sinh dễ hiểu.
"Lần đầu tiên chúng ta triển khai chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, có nhiều bộ SGK khác nhau theo cùng một chương trình thống nhất.
Trong đó, SGK có vài trò là tài liệu để các nhà trường, giáo viên chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.
Kể cả khi chưa có phản ứng của cộng đồng mạng, trong quá trình dạy, phần nào chưa ổn, giáo viên và nhà trường có thể thiết kế lại.
Học sinh trong giờ tiếng Việt lớp 1, SGK Cánh diều ở Vĩnh Phúc.
Việc này chúng tôi đã tập huấn rất kĩ. Thậm chí cùng một bài học nhưng giáo viên lớp này dạy thời lượng một tiết, giáo viên kia dạy 1,5 tiết đều được", ông Huy khẳng định.
Thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Ngọc bày tỏ, vài tuần đầu học chương trình SGK mới, giáo viên lớp 1 chưa quen được "cởi trói" nên vẫn giao nhiều bài tập về nhà cho học sinh.
Thầy trao đổi với các cô, cần thay đổi phương pháp để giáo viên, học sinh và cả phụ huynh không áp lực.
Với yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để GV có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với HS lớp 1, theo thầy Mạnh đây là sự cầu thị, trách nhiệm tiếp thu ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.
Quan điểm của hiệu trưởng này, những "hạt sạn" trọng SGK tiếng Việt 1 Cánh diều không phức tạp và hoàn toàn có thể khắc phục bằng nhiều cách.
Ví dụ bài A có ngữ liệu không hợp thì nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên có thể cùng ngồi lại bàn bạc lấy ngữ liệu khác phù hợp thay thế.
Đồng quan điểm này, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lưu Quý An cũng mong muốn chỉnh sửa một vài ngữ liệu.
Trước mắt, nhà trường khuyến khích giáo viên điều chỉnh những từ khó hiểu, gây hiểu nhầm hoặc thay thế các văn bản trong SGK tiếng Việt Cánh diều còn gây tranh cãi.
Thời gian chờ Tiếng Việt 1 chỉnh sửa, học sinh sẽ học thế nào? Nhiều phụ huynh lo lắng, liệu học sinh có bị ảnh hưởng, chậm tiến độ môn học trong quá trình chờ chỉnh sửa nội dung sách Tiếng Việt 1? Sau những tranh cãi về "sạn" trong sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà xuất bản, tác giả sách xây dựng phương án chỉnh sửa nội dung không...