Để không còn nỗi ám ảnh học sinh
Để nhà vệ sinh không còn là nỗi ám ảnh của HS, ngoài việc cải tạo, xây dựng, đầu tư thiết bị, rất cần ý thức giữ gìn chung của mọi người.
Tới đây, nhà vệ sinh trường học sẽ là tiêu chí quan trọng trong đánh giá thi đua. Nếu khâu quản lý, sử dụng các nhà vệ sinh không tốt, không bảo đảm cho HS, sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở GD.
Nhà vệ sinh của Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Việt Trì, Phú Thọ). Ảnh: T.G
22,8% nhà vệ sinh bán kiên cố, xuống cấp
Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT), vẫn còn 22,8% nhà vệ sinh bán kiên cố, xuống cấp tại các trường học mầm non và phổ thông. Số lượng nhà vệ sinh đủ nước sạch và xà phòng rửa tay chỉ chiếm khoảng 65,6%; Số trường có đủ nước uống và nước sinh hoạt đạt khoảng 62,8%. Đặc biệt, các điểm trường, ở những vùng sâu, vùng khó khăn, công tác bảo đảm điều kiện nhà vệ sinh trường học vẫn gặp khó khăn, bất cập.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Hùng Anh – Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) cho rằng, nhà vệ sinh trường học là một trong những loại hình đặc thù, bởi tần suất sử dụng thường ở cùng một thời điểm, với số lượng người rất lớn. Chẳng hạn: Một trường học có 1.000 – 1.500 HS, thời điểm ra chơi, hầu hết các em đều có nhu cầu đi vệ sinh. Do đó, chỉ cần một nhóm HS đi trước không có ý thức giữ vệ sinh, đến nhóm thứ hai là không muốn vào nhà vệ sinh nữa.
Ảnh minh họa/ Internet
Video đang HOT
Quan trọng là khâu tổ chức quản lý
Ông Phạm Hùng Anh cho biết: Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt trong việc bảo đảm nhà vệ sinh trường học. Điều đó được thể hiện qua 2 nghị quyết của phiên họp Chính phủ, trong đó yêu cầu các cơ sở GD phải bảo đảm nhà vệ sinh trường học an toàn, sạch sẽ. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng và sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GD&ĐT, nhà vệ sinh trường học nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trong năm học vừa qua, cả nước đã bổ sung khoảng 60.000 công trình vệ sinh trường học các loại.
Theo ông Phạm Hùng Anh, nói về nhà vệ sinh trường học, chúng ta cũng phải nhìn nhận ở hai góc độ. Thứ nhất, cơ sở vật chất trường lớp hiện nay còn thiếu nên nhiều địa phương ưu tiên dành kinh phí để khắc phục tình trạng thiếu trường, lớp học, khắc phục tình trạng phòng học tạm, tranh tre, nứa lá nên chưa có điều kiện, kinh phí để quan tâm đến nhà vệ sinh trường học.
Thứ hai, khâu tổ chức quản lý, sử dụng và làm vệ sinh nhà vệ sinh mới là quan trọng. Bởi nếu chúng ta có đầu tư, xây mới rất đẹp, chất lượng nhưng nếu quản lý, làm vệ sinh không tốt thì nhà vệ sinh đó vẫn không được bảo đảm. Nhưng những trường học thuộc vùng sâu, vùng xa, nhà vệ sinh xây rất đơn giản, ở không gian thoáng và được quản lý, làm vệ sinh thường xuyên thì nhà vệ sinh đó vẫn bảo đảm yêu cầu.
Hiện nay, các địa phương thường áp dụng 3 biện pháp để quản lý, khai thác sử dụng nhà vệ sinh trường học. Cụ thể, ở một số thành phố lớn, chẳng hạn như quận Hà Đông (Hà Nội), họ bỏ kinh phí thuê một công ty dịch vụ để quản lý, khai thác, sử dụng nhà vệ sinh trường học.
Toàn bộ kinh phí do quận chi trả. Mô hình này, đang được nhiều quận, thành phố của các địa phương áp dụng nên nhà vệ sinh trường học bảo đảm yêu cầu. Một mô hình tổ chức khác là, khi các trường học ký hợp đồng thuê bảo vệ, họ giao nhiệm vụ luôn cho bảo vệ kiêm luôn việc dọn dẹp nhà vệ sinh. Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất là, các trường tổ chức phát động trong toàn thể HS, GV phong trào ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi sử dụng nhà vệ sinh.
Bộ GD&ĐT cũng phát động và đẩy mạnh các phong trào bảo quản sử dụng nhà vệ sinh trong HS và GV. Đặc biệt, chú trọng GD ý thức cho HS. Nếu các em có ý thức giữ gìn vệ sinh chung thì nhà vệ sinh trường học sẽ bảo đảm. Đó cũng là cách để GD cho HS về ý thức lao động.
“Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các sở GD&ĐT thực hiện quyết liệt việc này. Tới đây, chúng tôi đưa ra những tiêu chí về cơ sở vật chất và tiêu chí về nhà vệ sinh trường học vào đánh giá thi đua. Như vậy, nếu địa phương nào làm chưa tốt, sẽ ảnh hưởng đến phong trào thi đua của địa phương mình. Đối với các cơ sở GD, nếu khâu quản lý, sử dụng nhà vệ sinh không tốt, không bảo đảm yêu cầu cho HS sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu” - ông Phạm Hùng Anh nhấn mạnh.
Minh Phong
Theo GDTĐ
Tạo điểm nhấn trong môi trường sư phạm
Nhà vệ sinh học đường một thời gian dài chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, thậm chí còn được xem là "công trình phụ". Thế nhưng, hiện nay, công trình nhà vệ sinh trường học đã thực sự trở thành một điểm nhấn trong môi trường sư phạm.
Em Nguyễn Thùy Dương vui vẻ khi có nhà vệ sinh thân thiện. Ảnh: TG
"Ngôi nhà nhỏ" được thay áo mới, k hông còn nỗi lo mùa dịch bệnh
Đầu năm học mới, học sinh Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) ngỡ ngàng bởi khu nhà vệ sinh đã "lột xác". Mỗi tầng đều có 2 khu vệ sinh, một dành cho nam và một dành cho nữ. Bên trong các buồng vệ sinh có vách ngăn riêng biệt. Ở mỗi khu đều có bồn rửa tay, máy sấy tay, gương soi và cây xanh. Giấy vệ sinh được đựng gọn gàng trong hộp gắn trên tường và luôn được bổ sung khi hết. Xà phòng rửa tay được đặt tại nhiều vị trí thuận tiện cho học sinh sử dụng.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 184/KH-UBND, triển khai công tác y tế trường học năm học 2019 - 2020 trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, năm học 2019 - 2020, toàn thành phố đặt mục tiêu: 100% trường học và các cơ sở giáo dục có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, thuận tiện công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh.
Nằm ở trung tâm TP, Trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) mới xây dựng thêm dãy nhà mới. Đặc biệt, khu nhà vệ sinh cho GV, HS được thiết kế hiện đại, phần lớn được bố trí liên hoàn, khép kín cùng với các dãy phòng học khá tiện nghi. Các khu NVS đều được bố trí hợp lý, nam - nữ riêng, có bồn, vòi nước rửa tay, xà phòng... để phục vụ HS.
Bày tỏ sự vui mừng với công trình vệ sinh công cộng hiện đại, tiện nghi trong ngôi trường mới, em Phạm Gia Khiêm, HS lớp 7, Trường THCS Trưng Vương chia sẻ: "Năm học mới, có nhà vệ sinh mới sạch sẽ và an toàn. Chúng con rất vui và cùng bảo nhau giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Nhà vệ sinh sạch giúp cho sức khỏe chúng em được đảm bảo hơn mỗi khi tới trường".
Nhà vệ sinh của Trường THCS Trưng Vương. Ảnh: TG
Giáo dục ý thức HS nơi công cộng
Đề cập đến vấn đề đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, cô Trần Thị Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa cho biết: Nhà trường luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của nhà vệ sinh trong trường học. Nhà vệ sinh sạch đẹp, có cây xanh và thậm chí thoảng mùi thơm dịu sẽ khiến các em HS thấy thoải mái, an toàn khi sử dụng, từ đó việc học tập ở trường sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, kinh phí là một trong những "nút thắt" quan trọng để các trường tháo gỡ những vướng mắc trong việc hoàn thiện, nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh học đường. Được sự quan tâm của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội và các cấp ban ngành, trường đã đầu tư kinh phí sửa chữa, cải tạo nhà vệ sinh trong năm học 2018 - 2019.
Cô Hợp chia sẻ: Có được khu vệ sinh mới, đẹp hợp chuẩn đã khó mà việc sử dụng, gìn giữ, bảo quản sao cho luôn sạch sẽ gọn gàng lại càng khó hơn. Nhà trường đã phân công nhân viên lao công quét dọn, làm sạch bên trong và bên ngoài hàng ngày. Và đặc biệt, nhà trường luôn giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh chung và sử dụng công trình công cộng hiệu quả, đúng mục đích.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
WC học đường - đừng xem là chuyện nhỏ! Trước thềm năm học mới 2019-2020, trong muôn vàn câu chuyện liên quan đến "sự nghiệp" học hành của con trẻ, nhiều phụ huynh âu lo, than phiền về chất lượng, về thiết kế hệ thống wc trường học chưa đạt tiêu chuẩn, thậm chí có nơi đã quá lỗi thời. Có phụ huynh (PH) cho biết, con em họ thường xuyên "nín...