Để không bị đào thải, ‘thủ sẵn’ lợi thế cạnh tranh nếu chọn Tài chính-ngân hàng
Những năm gần đây, quá trình tái cấu trúc các định chế tài chính diễn ra mạnh mẽ, các ngân hàng, công ty tài chính vươn mình phát triển không ngừng.
Lúc này, để cân bằng giữa “lượng” và “chất”, các đơn vị tuyển dụng sẽ trở nên nghiêm khắc hơn, yêu cầu đội ngũ nhân sự phải có chuyên môn, kỹ năng bài bản. Những ai thiếu “chất” sẽ nhanh chóng bị đào thải.
Bên cạnh kiến thức – kỹ năng, ngoại ngữ được xem là lợi thế cạnh tranh của sinh viên
“Khát” nguồn nhân lực vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ
Thực tiễn cho thấy, quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế luôn cần nguồn lực thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng để góp phần phát triển kinh tế vĩ mô. Hiện nay, bài toán mà lĩnh vực này phải đối mặt chính là kiến tạo một đội ngũ nhân lực xứng tầm nhằm bắt kịp cuộc đua công nghệ mà trọng tâm là “chuyển đổi số” với nhiều lợi ích to lớn mà nó mang lại.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành tài chính ngân hàng giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người. Đến năm 2020 này, tổng số nhân lực làm việc trong ngành Ngân hàng khoảng 300.000 người.
Các chuyên gia cũng nhận định, lĩnh vực tài chính ngân hàng rất cần nguồn nhân lực vững chuyên môn, thuần thục kỹ năng, đặc biệt là sở hữu được vốn ngoại ngữ tốt – đây chính là công cụ cũng như yếu tố “sống còn” để các bạn trẻ cạnh tranh trước xu hướng hội nhập. Vì vậy, đòi hỏi các trường đào tạo lĩnh vực tài chính ngân hàng cần chú trọng tăng cường đào tạo ngoại ngữ giao tiếp và cả chuyên môn.
Chọn điểm khởi đầu cho lộ trình vươn đến thành công
Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) được biết đến với thế mạnh đào tạo nhóm ngành kinh doanh, quản lý, tài chính ngân hàng và đã trở thành nơi khởi đầu nghề nghiệp vững chắc của nhiều bạn trẻ trước xu hướng hội nhập.
Video đang HOT
Chương trình đào tạo Tài chính ngân hàng của UEF được đánh giá cao với mô hình đào tạo song ngữ hiện đại, xây dựng theo chuẩn các đại học tiên tiến của Anh, Mỹ. Thông qua chương trình, sinh viên được lĩnh hội nền tảng kiến thức cốt lõi về phân tích, đánh giá, đầu tư tài chính, tiền tệ cùng các bí quyết làm chủ kỹ năng quản lý rủi ro trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Kiến thức dễ được “thẩm thấu” hơn với môi trường giàu cảm hứng
Với chương trình song ngữ, các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập. Ngay từ năm nhất, sinh viên được tăng cường đào tạo tiếng Anh nhằm tạo nền tảng vững chắc để sinh viên bước vào chương trình tiếng Anh chuyên ngành ở các năm học tiếp theo. Tốt nghiệp, sinh viên đạt trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 trở lên, tự tin đảm nhận tốt công việc tại các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính trong và ngoài nước.
Đồng thời, với khả năng tiếng Anh lưu loát cùng chương trình được quốc tế công nhận, sinh viên có cơ hội trải nghiệm các chương trình đào tạo quốc tế ngay tại UEF cũng như các trường đối tác uy tín của UEF trên thế giới. Đây là chiến lược xây dựng nên công dân toàn cầu nhằm mang đến cơ hội trải nghiệm quốc tế cho sinh viên trước xu hướng hội nhập.
Tự tin tiến xa với những giá trị thực
Được đánh giá là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho các đơn vị sử dụng lao động hàng đầu như ACB, Sacombank, Big 4, Ernst & Young,… UEF đã mang lại niềm tin cho các nhà sử dụng lao động cũng như người học trong suốt những năm qua.
Có được kết quả đáng ghi nhận đó, ngoài việc được thụ hưởng chương trình giáo dục toàn diện, các bạn còn trải nghiệm điều kiện học tập tốt tại khu vực trung tâm thành phố cùng cơ sở vật chất hiện đại. Lớp học ưu việt khoảng 30 sinh viên, tạo môi trường học tập, sinh hoạt thân thiện.
Sinh viên UEF được thực tập thực tế tại doanh nghiệp trong từng môn học
Đặc biệt, quá trình học tập, cọ xát thực tế luôn được UEF chú trọng. Ngoài những chuyến tham quan ngân hàng, công ty tài chính gắn với từng môn học, chương trình “Từ giảng đường đến khởi nghiệp” được đo ni đóng giày cho sinh viên năm cuối.
Chương trình này tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm, làm quen môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp của ngân hàng.
Năm 2020, UEF dự kiến tuyển sinh ngành Tài chính ngân hàng dựa trên 4 phương thức: xét kết quả thi THPT quốc gia, xét điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, xét điểm tổng điểm trung bình học bạ 5 học kỳ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2020 của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Thí sinh tham gia xét tuyển vào UEF có cơ hội nhận được các suất học bổng hấp dẫn tương ứng 100%, 50% và 25% giá trị học phí.
Theo Tiền phong
Thẻ ATM và thẻ tín dụng bị siết quản lý
Thẻ tín dụng sẽ không được chuyển khoản vào tài khoản thanh toán, trừ trường hợp chuyển khoản vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ với mục đích thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.
Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước đang trình Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Trong đó, dự thảo bổ sung nhiều quy định theo hướng siết hoạt động của thẻ ATM và thẻ tín dụng bao gồm cả thẻ do ngân hàng và công ty tài chính phát hành.
Cụ thể, dự thảo quy định lại phạm vi sử dụng của thẻ tín dụng và thẻ trả trước vô danh. Thẻ tín dụng chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ.
Ngoài ra, chủ thẻ tín dụng sẽ không được chuyển khoản vào tài khoản thanh toán, thẻ trả trước, trừ trường hợp chuyển khoản vào tài khoản, thẻ trả trước của đơn vị chấp nhận thẻ với mục đích trả tiền hàng hóa, dịch vụ.
Tương tự, thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ ở Việt Nam và không được sử dụng để giao dịch trên Internet, thiết bị di động. Đồng thời, chủ thẻ trả trước vô danh cũng không được rút tiền mặt tại ATM.
Siết quản lý với tổ chức phát hành thẻ ATM và thẻ tín dụng nhằm hạn chế tình trạng gian lận thẻ đang có chiều hướng gia tăng gần đây. Ảnh: Duy Tín.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết để đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng, tổ chức phát hành thẻ phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của đơn vị chấp nhận thẻ trước khi ký kết hợp đồng.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải đánh giá, phân loại rủi ro lần đầu và định kỳ với đơn vị chấp nhận thẻ phù hợp với đặc điểm ngành, nghề kinh doanh. Trong đó, quy định tối thiểu phải gồm sàng lọc đơn vị chấp nhận thẻ, xác minh danh tính; kiểm tra thông tin ngành, nghề kinh doanh và chủ sở hữu; phân tích mô hình và hoạt động kinh doanh; phân tích nội dung trang điện tử (nếu có); kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu bảo mật đối với hệ thống thẻ; và đánh giá rủi ro tín dụng.
Ngoài các quy định bổ sung để quản lý hoạt động thẻ ATM, thẻ tín dụng, NHNN cũng bổ sung các hành vi bị cấm trong hoạt động thẻ. Cụ thể, cấm các cá nhân, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện giao dịch gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống.
Cấm sử dụng thẻ để thanh toán ra nước ngoài cho các giao dịch kinh doanh, mua bán ngoại tệ, chứng khoán trên sàn thương mại điện tử nước ngoài; cấm sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác..
Dự thảo cũng quy định về hạn mức tối đa của thẻ tín dụng do công ty tài chính phát hành. Theo đó, tổng hạn mức tín dụng qua thẻ do công ty tài chính phát hành cho một cá nhân sẽ không vượt quá tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty đó theo quy định của NHNN.
Quang Thắng
Theo Zing.vn
Không dễ để fintech được áp dụng cơ chế sandbox Để được phép tham gia sandbox, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính và ứng dụng công nghệ phải đáp ứng được rất nhiều các tiêu chí khắt khe... Ảnh minh họa. Chia sẻ tại Hội thảo Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ...