Để học và hành thật tốt kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” làm tăng hiệu quả học tập.
Môi trường làm việc nghiêm túc, năng động đầy đủ phương tiện ở bậc đại học đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng tôi phát huy kỹ năng thuyết trình ở mức tốt nhất. Nếu các bạn học sinh phổ thông cũng áp dụng những kinh nghiệm dưới đây, thì chất lượng học tập sẽ được nâng lên đáng kể.
Qua rồi cái thời học sinh chỉ biết thụ động đọc – chép. Phương tiện giảng dạy hiện đại luôn có sẵn, nội dung bài học luôn đòi hỏi các bạn phải tích cực tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu thêm, hoặc ứng dụng thực tiễn. Do vậy, thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” nhằm làm tăng hiệu quả học tập.
Sau đây là một số kỹ năng thuyết trình bằng giáo án điện tử mà các bạn học sinh thường ít chú ý và hay mắc sai sót. Để đạt được hiệu quả tuyệt đối, các bạn nên
Đoàn kết và có trách nhiệm
Các bạn học sinh phổ thông thường có thói quen làm việc lẻ tẻ, dù có chia nhóm thì đa phần nhóm trưởng đảm trách rất nhiều công việc, thậm chí còn “ôm sô toàn bộ”. Vì vậy, chỉ có nhóm trưởng đạt điểm cao, các thành viên khác chỉ việc “hưởng thụ”, không đóng góp chút công sức nào.
Lên đại học, bạn không thể làm việc kiểu đó. Một nhóm thuyết trình ở bậc đại học có thể tận 30 người nhưng họ vẫn làm việc hoàn toàn nghiêm túc, từ nhóm trưởng đến các thành viên, ai cũng có trách nhiệm như nhau. Cả nhóm luôn phải thường xuyên hội ý, bàn giao công việc cho từng người và mọi thứ đều trao đổi qua email. Mọi người luôn phải nội tài liệu đúng thời hạn. Không ai bảo ai, nhưng họ đều có ý thức tốt, có tinh thần đồng đội, hết mình vì giáo án điện tử của mình. Khi tác phẩm được hoàn thành, mọi người cùng hội ý, bàn lại để chỉnh sửa.
Video đang HOT
Phân công “lao động”
Như đã nói, từng thành viên trong nhóm đều có việc phải làm. Bạn có thể chia ra và phân công cho mỗi người một trong những việc sau: tìm tư liệu ở một phần nào đó, tìm hình ảnh minh họa, tổng hợp và phân tích tư liệu, thiết kế nội dung trong Power Point, chỉnh sửa và trang trí, nghiên cứu kĩ để đứng trước lớp thuyết trình, ứng phó với những câu hỏi hóc búa từ các nhóm khác.
Sự bình đẳng
Khi thuyết trình trước lớp, nếu làm việc nhóm, các bạn nên để từng người trong nhóm thay phiên thuyết trình, như thế sẽ tạo hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán và bạn nào trong nhóm cũng hiểu bài, cũng phải tìm tòi để truyền tải nội dung bài học đến với các bạn nhóm khác. Hơn nữa, tránh thể hiện cái tôi cá nhân và luôn phải làm việc theo nhóm, không nên hành động lẻ tẻ, dễ dẫn đến những sai sót (ví dụ, trong lớp tôi có một bạn tự đứng trước lớp chê chính bài thuyết trình của nhóm mình, điều đó thể hiện sự mất đoàn kết nội bộ).
Tích cực và tự tin
Các bạn sinh viên ở bậc đại học thường suy nghĩ thoải mái, dễ chịu hơn học sinh phổ thông nên họ tự tin và không sợ mất lòng người khác. Có những buổi thuyết trình xảy ra rất căng thẳng vì các nhóm luôn đặt vấn đề hỏi ngược lại nhau nhằm gây khó dễ cho nhau, hệt như một cuộc “đại chiến” thực thụ, nhưng nhờ sự khó khăn đó mà mọi người hiểu bài sâu hơn, nhận ra nhiều khuyết điểm từ đề tài của nhóm mình hơn, và rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhờ vậy, bài thuyết trình sau luôn chất lượng hơn bài thuyết trình trước và mọi người luôn tìm hiểu chuyên sâu trước khi thuyết trình vì sợ bị hỏi khó. Dù trong lớp, mọi người “đàn áp” nhau như thế, nhưng khi học xong vẫn vui vẻ thoải mái như thường. Các bạn học sinh nên chú ý kĩ điều này
Rút kinh nghiệm sau mỗi bài
Các sinh viên chúng tôi, tự học là chính nên luôn có trách nhiệm với những “đứa con tinh thần” của mình. Sau những buổi thuyết trình cực kì căng thẳng, chúng tôi hội ý lại và cùng phân tích những điểm yếu từ bài thuyết trình cũng như một vài thiếu sót của từng cá nhân, để ở buổi thuyết trình sau làm việc tốt hơn. Các bạn học sinh thường viện lí do “không có thời gian” nên hiếm khi có hoạt động này. Hơn nữa, tinh thần tự giác của các bạn chưa cao. Các bạn còn thói quen “đùn đẩy trách nhiệm” và coi trọng điểm số, nếu có điểm thì làm tốt, không thì chẳng làm. Tinh thần đồng đội cũng chưa cao, nhóm không ổn định (nên việc quản lý thành viên và phân công nhiệm vụ cũng phức tạp).
o0o
Lên đại học, các bạn dường như “sống chung với những buổi thuyết trình” vì sinh viên luôn phải tự nghiên cứu và thuyết trình liên tục. Tập những kỹ năng thuyết trình ngay bây giờ cũng là cách để các bạn chuẩn bị cho tương lai, khi bước chân vào môi trường đại học.
Theo Mực tím
Học hành sướng hay khổ?
Nếu bạn đang kêu than về việc học thì hãy dành ra một phút để ngẫm lại. Bởi rất nhiều người mong muốn quay ngược thời gian để được học và chỉ học, dù họ đã thành đạt!
Nắm ngay cách giải khi nghe giảng
Một bài học thường gồm có phần lí thuyết và phần bài tập, các em nên chia làm hai phần rõ ràng. Trong mỗi bài giảng phần lí thuyết, thầy bao giờ cũng có phần "Chú ý: Những bài toán thường gặp" và kèm theo các cách giải. Các em chỉ cần nhìn vào đó và làm theo. Trước mỗi bài toán các em hãy cố gắng phải nắm ngay được cách giải. Vì phải suy nghĩ trong một buổi làm bài thi không hề đơn giản. Một là ngồi trong phòng thi khác với ngồi ở nhà hay ở lớp ở trường. Hai là ngồi trong phòng thi toàn những người lạ lẫm, đồng thời giám thị coi thi cũng trông coi rất chặt chẽ dẫn đến tâm lý chúng ta không tốt, nên trong quá trình nghe bài giảng các em phải nắm ngay các dàn bài mà thầy đã trình bày rất rõ ràng, cứ thế khi gặp dạng bài thi mình phải bắt tay vào làm thì mới chắc chắn ghi điểm tuyệt đối được".
Nên có một quyển sổ nhỏ để ghi chép
Các em nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại các kiến thức, các công thức cơ bản ... Có thể gọi đó là "bảo bối", là tài liệu ôn thi của các em. Từ học cho đến khi thi đại học là cả một thời gian dài để tích lũy kiến thức, làm sao các em có thể nhớ hết ngay được, chưa kể các em còn phải học rất nhiều môn khác. Có thể gọi quyển sổ chính là "bảo bối", tài liệu ôn thi của các em.
Khi ôn thi, hay khi đang làm bài mà cảm thấy "bí" chỗ nào các em có thể lật lại để xem nhanh công thức. Hay trước ngày thi, các em giở lại quyển sổ để đọc, đến khi vào phòng thi các kiến thức sẽ tự tái hiện lại. Thầy cũng như các em, có được như ngày bây giờ cũng phải trải qua không ít kì thi, và đó là một trong những kinh nghiệm đã được thầy đúc kết lại.
Trình bày bài thật cẩn thận
Quan trọng nhất là cẩn thận trong trình bày và tính toán. Khá nhiều bạn mất điểm oan vì không cẩn thận, coi nhẹ điều này. Nhiều bạn nghĩ rằng cứ làm được sẽ được điểm cao, nhưng không phải như vậy. Vì nếu sai ở bước nào thì những bước sau gần như không được chấm. Mỗi một câu trong đề thi, người chấm thi thường "chẻ" ra làm 3 - 4 phần, được phần nào người chấm thi sẽ cho điểm phần đó, cho nên các em hãy làm bài đến đâu nắm chắc phần điểm bài đó đến đấy chớ để thầy cô chấm bắt lỗi.
Hơn nữa, nếu trình bày cẩn thận sáng sủa thì sẽ tạo được cảm tình với giám khảo, không khiến người chấm "bức xúc".
Chú ý viết dấu rõ ràng
Một điểm quan trọng nữa là các dấu trong bài thi, ví dụ dấu suy ra (=>) hoặc dấu tương đương () nếu dùng sai có thể làm sai bản chất bài toán. Hay như dấu cộng ( ), dấu (-) chỉ cần nhầm lẫn một bước thôi sẽ dẫn đến sai đáp án.
Dùng sai hay đặt sai vị trí dấu mà gặp phải người chấm thi kĩ tính thì các em sẽ mất điểm bài toán, trong khi 0,25 điểm là vô cùng quan trọng trong bài thi.
Trong mỗi bài giảng thầy cũng ghi rất rõ dấu, cần trình bày rõ các dấu, không lèm nhèm dấu cộng với trừ là vì vậy và cũng là để tập cho các em có thói quen cẩn thận, tỉ mỉ - đức tính vô cùng quan trọng của người làm toán. Luôn phải có kết luận cho bài toán
Chúng ta phải có một suy nghĩ đó là bất kì bài toán nào cũng phải có một câu kết luận, vì người ta hỏi cái gì thì mình phải trả lời đúng cái đó. Ví dụ đề bài ra tìm chiều biến thiên thì mình sẽ phải kết luận được nó là đồng biến hay nghịch biến. Kết luận chính là đáp số. Người chấm thi sẽ nhìn vào kết luận để kết luận điểm của bài đó như thế nào.
Theo Mực tím
Giúp teen 12 học tốt Đây là nỗi lo của rất nhiều sinh viên năm 1. Bởi không phải ai cũng sáng tạo ra phương pháp học riêng và tự tin thực hiện theo đúng kế hoạch. Nhưng nếu có vài kĩ năng tự học cơ bản, thì bạn không cần phải căng thẳng... Tùy bạn sắp xếp lịch học và tự đặt mục tiêu cho mình, kèm...