Để học sinh không sợ môn toán
Học sinh không sợ học toán nếu thay nhồi nhét kiến thức hàn lâm như hiện nay bằng việc chú trọng tới những bài toán có tính ứng dụng vào đời sống.
Học để biết vận dụng
Tại Hội thảo về đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 được tổ chức mới đây, tiến sĩ Phan Thị Luyến, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, nhận định: “Nhìn chung, giáo viên và học sinh (HS) vẫn chưa khắc phục được nhận thức, thói quen dạy học truyền thống, nặng về lý thuyết, coi nhẹ thực hành ứng dụng. Cách dạy nhồi nhét kiến thức vẫn còn phổ biến… do đó bài học thường nặng nề, HS học một cách thụ động, sau khi học nhiều em chưa thể tự giải được bài tập”.
Cùng với môn văn, sẽ có sự đổi mới trong việc dạy và học toán ở bậc phổ thông sau năm 2015 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Bà Luyến dẫn chứng: “Các đề thi môn toán hiện nay rất ít bài có nội dung thực tiễn. Điều này dẫn đến hậu quả là giáo viên không chú trọng dạy cho HS cách giải quyết các bài toán thực tiễn”.
Tiến sĩ Chu Cẩm Thơ, Khoa Toán – Tin Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chia sẻ: “Với kinh nghiệm lâu năm, tôi hiểu rằng trẻ em không hề ghét toán nhưng chính cách tiếp cận toán học mà chúng ta đang thực hiện mang đến nỗi sợ hãi lớn hơn về toán cho trẻ”. Với mong muốn giúp trẻ thoải mái khi học toán, biến toán trở thành công cụ hỗ trợ thành công của các em chứ không phải biến các em thành nô lệ toán học, tiến sĩ Cẩm Thơ đề xuất: “Mục tiêu dạy toán phổ thông nên hướng tới là “học để biết vận dụng và khẳng định giá trị bản thân”. Cụ thể dạy học toán phổ thông phải đạt những năng lực như: lập luận logic trong giải toán; giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ toán; vận dụng kiến thức toán để giải quyết các tình huống có vấn đề.
Học theo sở thích và năng lực
Theo dự thảo đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015, môn toán vẫn là một trong 4 môn học bắt buộc đối với tất cả HS từ lớp 1 đến lớp 12. Phó giáo sư Trần Kiều và nhóm nghiên cứu đề án đổi mới giáo dục phổ thông, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho rằng: “Trong dự kiến đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 sẽ quán triệt tinh thần “toán học cho mỗi người”, nghĩa là ai cũng cần học toán nhưng mỗi người có thể học toán theo những cách khác nhau, tùy theo sở thích và năng lực cá nhân”.
Video đang HOT
Đây cũng là điều bức xúc hiện nay khi mà việc dạy phân hóa vẫn chỉ nằm trên lý thuyết, còn thực tế, giáo viên vẫn dạy học đồng loạt, không coi trọng đến khả năng tiếp thu của từng đối tượng HS.
Nhóm nghiên cứu đề xuất mục tiêu cụ thể của môn toán sẽ có hai giai đoạn: giai đoạn cơ bản (bao gồm cấp tiểu học và THCS) và sau cơ bản (cấp THPT).
Mục tiêu của việc dạy môn toán là phải gần gũi với cuộc sống nhiều hơn, trong đó có nhấn mạnh khả năng ứng dụng rộng rãi của toán học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. HS biết cách làm việc có kế hoạch, cẩn thận, chính xác, có thói quen tò mò, thích tìm hiểu, khám phá; biết cách học độc lập với phương pháp thích hợp cùng những kỹ năng cần thiết, trong sự hợp tác có hiệu quả với người khác.
Riêng đối với giai đoạn sau cơ bản, nhóm nghiên cứu đề xuất việc tổ chức phân hóa sẽ đạt mức độ cao. Mỗi người học theo định hướng nghề nghiệp sẽ chọn lựa nội dung học tập thích hợp. Chính vì vậy việc dạy học môn toán phải có các chương trình cùng tài liệu giáo khoa khác nhau với những mục tiêu riêng theo hướng phục vụ trực tiếp cho việc học tập tiếp theo của HS. Giáo sư Đỗ Đức Thái, Trưởng khoa Toán – Tin Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng: “Trong dạy học bộ môn toán, ngoài cách tiếp cận hàn lâm, coi trọng tính logic của toán học như một khoa học suy diễn, cần chú ý đến cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm, trải nghiệm của HS”.
Tuệ Nguyễn
Theo thanh niên
Doanh nghiệp chê đại học Việt Nam mắc 'bệnh hàm lâm'
Với tâm lý sính bằng cấp, người học cũng như người dạy quá chú trọng đến kiến thức hàn lâm thay vì ứng dụng. Trong khi đó, mục tiêu của giáo dục đại học là đến năm 2020 ít nhất 70% sinh viên được đào tạo theo định hướng thực hành.
Doanh nghiệp chê đào tạo
"Nhiều sinh viên tốt nghiệp nộp hồ sơ tuyển dụng ở chỗ chúng tôi với bảng điểm đẹp nhưng điều này không nói lên nhiều về người mà chúng tôi muốn tuyển"- TS. Nguyễn Ngọc Anh, Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển chia sẻ.
"Chúng tôi từng gặp phải những sinh viên tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ nhưng dịch không được, giao tiếp với khách hàng người nước ngoài cũng rất khó khăn. Sinh viên hiện nay lướt web rất nhanh nhưng trình bày văn bản chuẩn trên Word, Excel không làm được. Các kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo, báo cáo... của sinh viên đều có vấn đề" - ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết thêm.
Cử nhân kinh tế, cử nhân Toán cũng bị vị TS này "chê" khi đưa ra những bài kiểm tra về toán thống kê hay phân tích số liệu. "Chỉ có một số sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đây là những bạn xác định rõ công việc thực sự là gì nên có sự chuẩn bị phù hợp. Còn lại nhiều bạn đến phỏng vấn nhưng không biết nhà tuyển dụng cần vị trí gì, công việc như thế nào. Với việc thiếu định hướng như vậy thì đào tạo đang dẫn tới sự lãng phí lớn".
"Sinh viên ra trường không kiếm được việc làm tốt, lương thấp vì trình độ không đáp ứng thực tế. Nhiều em thay đổi tới 6 công việc trong vòng 2 năm, vậy là bao nhiêu kiến thức đào tạo chính ở trường sẽ rơi rụng hết" - TS. Nguyễn Ngọc Anh khẳng định.
Chi phí cao là cản trở với chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng so với chương trình truyền thống.
Nhà trường "bất đồng" với nhà tuyển dụng
Trước yêu cầu đáp ứng nhu cầu xã hội đối với đào tạo ĐH, nhiều trường đang bắt tay triển khai chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng thay vì nghiên cứu hàn lâm. Tuy nhiên, rất nhiều cản trở đặt ra khiến chương trình này không phát triển mạnh như mong muốn.
Theo như TS. Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TP.HCM, một trong những lý do đó là: "Tâm lý trọng bằng cấp trong xã hội. Thói quen quan tâm đến bảng điểm hơn là tay nghề và khả năng thực sự của sinh viên ra trường của các nhà tuyển dụng đang ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo nghề nghiệp-ứng dụng. Nếu theo chương trình này, sinh viên khó có được một bảng điểm đẹp bởi yêu cầu cao với dự ánthực hành, bài tập nhóm được đánh giá bằng nhiều nguồn, nhấn mạnh đến kỹ năngthực hành".
Đồng quan điểm, ông Trần Viết Khanh, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết,sinh viên tham gia chương trình nghề nghiệp - ứng dụng được nhấn mạnh đến khả năng thực hành, bài tập nhóm, còn các sinh viên tham gia chương trình truyền thống chủ yếu học lý thuyết, đánh giá qua thi cử nên điểm số sẽ cao hơn hẳn.
Cùng với đó GS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, học phí những chương trình truyền thống thấp hơn nhiều lần so với học phí của chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng, khiến cho sự lựa chọn của người học với chương trình này không cao.
Sản phẩm đầu ra kém nhạy bén, sáng tạo
Chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng được đánh giá vượt trội về kiến thức thực tế, thực tập và ứng dụng, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo, nhạy bén và biết nắm cơ hội ngoài kiến thức chuyên môn như các chương trình truyền thống. Sinh viên chương trình này cũng được đánh giá là tích cực, năng động và tự tin hơn. Sau khi tốt nghiệp, khả năng có việc làm của sinh viên cũng cao hơn...
Tuy nhiên, bài toán khó giải cản trở sự phát triển của chương trình này, theo GS.TS Phạm Quang Trung là phương thức đào tạo khác xa với cách truyền thống đào tạo của đa số các trường. Thực hiện thành công chương trình này đòi hỏi sự mạo hiểm và tiên phong, chấp nhận thách thức và trách nhiệm để đổi mới. Trong khi đó, TS. Phạm Thị Ly lại chỉ rõ tầm nhìn và chiến lược phát triển của các trường ĐH chưa rõ ràng.
"Hiện có 8 trường ĐH thực hiện chương trình này nhưng có tới 6/8 trường coi họ là trường định hướng nghiên cứu. Như vậy, nhà trường sẽ ưu tiên hướng nghiên cứu hàn lâm và sẽ là rào cản khi phát triển theo hướng thực hành nghề nghiệp vì đây là 2 định hướng hoàn toàn khác nhau" - TS. Phạm Thị Ly phân tích.
Theo bà Nguyễn Thị Lê Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT thì phát triển chương trình một cách hiệu quả và nhân rộng các trường cần rất nhiều thay đổi cả về chính sách, cả về nền nếp... Trước nhiều khó khăn, đặc biệt là về tài chính, học phí thì vấn đề đầu tư cùng nhà nước, đặc biệt vai trò của doanh nghiệp thị trường lao động cần rõ hơn và phải cùng tham gia, mới có thể chuyển đổi được trước yêu cầu của Chính phủ đạt 70-80% sinh viên theo học các chương trìnhnghề nghiệp - ứng dụng đến năm 2020.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Cần tổng điều tra toàn diện trước khi đánh giá Để có được cơ sở vững chắc cho một đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay, có lẽ cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện, khoa học với quy mô thích hợp. Đó là quan điểm của GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Khoa...