Để đạt trọn điểm câu viết đoạn văn ngắn
Trong đề thi THPT quốc gia môn văn, câu hỏi viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) đánh giá kỹ năng vận dụng từ việc đọc hiểu văn bản, kỹ năng viết ngắn và tư duy xã hội của thí sinh.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017 làm bài thi môn văn – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Để bài làm có điểm cao, thí sinh (TS) cần chú ý thêm các điểm sau đây:
Các dạng yêu cầu và hướng triển khai
Khảo sát số lượng lớn đề thi, chúng tôi thấy câu hỏi viết đoạn văn ngắn có sự tích hợp với văn bản đọc hiểu thường có các dạng sau đây:
Dạng 1, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa/tác dụng… của vấn đề trọng tâm được nói đến trong văn bản. Như “sự thấu cảm” (đề thi năm 2017), “sự trải nghiệm” (đề thi minh họa năm 2018). Có khi đề không nêu ra vấn đề trọng tâm là gì, mà để TS tự rút ra từ văn bản/câu chuyện. Cách hỏi này khó hơn, TS phải xác định đúng vấn đề thì mới nghị luận đúng hướng. Hoặc đề trích một vài câu văn/câu thơ tiêu biểu trong văn bản, từ đó yêu cầu TS trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến/về câu thơ đó (như đề minh họa năm 2017). Đối với dạng này, nên triển khai thành các bước: Giới thiệu trực tiếp vấn đề (chẳng hạn: “Sự trải nghiệm có ý nghĩa/tác dụng/vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của mỗi con người”); Giải thích; Phân tích về ý nghĩa, tác dụng (cần cụ thể, rõ ràng, vì đây là yêu cầu trọng tâm); Bàn bạc, mở rộng (giải pháp, phê phán…); Bài học nhận thức cho bản thân.
Dạng 2, bày tỏ ý kiến có sự lựa chọn. Cách hỏi này gần giống với câu hỏi vận dụng thấp (câu 4) ở phần đọc hiểu văn bản, nhưng yêu cầu cao hơn. Cách hỏi thường là: “Anh/chị có đồng ý với ý kiến “…” (trích từ văn bản) không? Hãy bày tỏ ý kiến trong một đoạn văn (khoảng 200 chữ)”. Với dạng 2 này, TS nên triển khai theo cách sau: Nêu thẳng ý kiến đồng tình hay không (nên vừa đồng tình vừa không, vì vấn đề yêu cầu thường có hai mặt đúng/sai); Giải thích vì sao đồng tình, vì sao không (phần này là trọng tâm nên phải cụ thể, rành mạch, nên kèm theo dẫn chứng để thuyết phục); Bàn bạc, mở rộng vấn đề các mặt tốt/xấu, phải/trái, đúng/sai (như giải pháp nhân rộng mặt tốt/hạn chế mặt xấu; phê phán, bác bỏ…); Bài học nhận thức, phương hướng hành động của bản thân.
Video đang HOT
Dạng 3, nghị luận về một ý kiến/câu nói/một chủ đề ngoài văn bản đọc hiểu nhưng có liên quan đến nội dung văn bản này. Dạng đề này thường ít cho hơn. Cách triển khai dạng này là: Giới thiệu trực tiếp vấn đề có sự liên hệ với văn bản đọc hiểu; Giải thích; Bàn bạc (chủ yếu là phân tích và bình luận, đây là bước trọng tâm); Mở rộng, liên hệ, phê phán; Bài học nhận thức cho bản thân.
Trong các bước trên, TS cần chú ý triển khai kỹ bước trọng tâm, vì đây là cơ sở chính để cho điểm theo yêu cầu đáp án. Phần giới thiệu được xem như là câu chủ đề, vì vậy cả đoạn văn nên viết theo thao tác diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp.
Các lỗi nên tránh
Không viết quá dài hoặc quá ngắn; không viết thành bài, mà phải viết một đoạn. Không mất quá nhiều thời gian, chỉ nên dành khoảng tối đa 30 phút. Trong câu hỏi thường có hai vế: vế đầu là lời dẫn gắn với văn bản đọc hiểu, vế sau là yêu cầu của đề, TS cần triển khai kỹ ở vế sau. Không sa đà vào bình giải văn bản đọc hiểu để tránh bài làm luẩn quẩn, vòng vo. Nhiều khi đề cho là văn bản văn học nhưng cần nhớ đây là nghị luận xã hội để tránh lạc vào thao tác phân tích văn học.
Chú ý yêu cầu của đáp án chấm để tránh mất điểm. Theo đó, nửa số điểm (1 điểm) của câu này có các mặt: đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp…); xác định đúng vấn đề cần nghị luận (không lạc đề); chính tả, dùng từ, đặt câu; và sáng tạo (có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, dẫn chứng xã hội sâu sát). Mỗi yêu cầu trên chiếm 0,25 điểm.
Ôn thi, chớ quá cuồng nhiệt với World Cup !
Chỉ còn trên dưới 2 tuần lễ nữa là thi THPT quốc gia năm 2018. Đây là kỳ thi vô cùng quan trọng đối với học sinh sau 12 năm học. Quan sát thi cử nhiều năm, cùng ý kiến từ nhiều chuyên gia, chúng tôi khuyên HS những điểm sau đây:
Cần lập thời gian biểu ôn tập kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Việc học ôn các môn thi phải có sự sắp xếp khoa học theo thời gian sáng – chiều – tối; đan xen hài hòa giữa lý thuyết và bài tập; hạn định các phần ôn với một mốc thời gian cụ thể.
Không quá ôm đồm kiến thức. Cần bám sát giới hạn nội dung cũng như các đề minh họa của Bộ GD-ĐT để ôn. Chỉ nên tham khảo thêm các dạng đề “tiên đoán”.
Hạn chế lên các trang mạng xã hội vì rất mất thời gian và dễ bị phân tâm. Nhất là sự kiện bóng đá World Cup sắp tới, không nên quá cuồng nhiệt, thức đến mất ngủ.
Phải có kế hoạch và dành thời gian cho việc tự học ôn để hệ thống toàn bộ kiến thức.
Theo thanhnien.vn
Lo giám khảo chấm lệch môn văn
Ngay sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố hướng dẫn chấm (đáp án) đề thi tuyển sinh 10, nhiều giáo viên và học sinh (HS) băn khoăn vì đáp án chấm có nhiều câu thiếu cụ thể, chi tiết.
Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Chẳng hạn ở câu 1, đọc hiểu văn bản: Đáp án của câu a (0,5 điểm) chỉ mới đưa ra 3 ý trả lời. Nên cụ thể hơn là trả lời được 1 hoặc 2 ý thì được bao nhiêu điểm.
Ở câu 2, câu viết bài văn 1 trang giấy thi có sự chọn lựa 1 trong 3 hình minh họa, chúng tôi thấy thang điểm cho ở phần b (xác định đúng vấn đề nghị luận) chỉ cho chung là 2 điểm mà không cụ thể điểm từng ý như thế nào. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc chấm lệch điểm giữa các giám khảo.
Tương tự như câu 2, ở câu 3 (chọn 1 trong 2 đề, 4 điểm), phần xác định vấn đề nghị luận cũng chỉ đưa ra thang điểm chung (3 điểm) chứ chưa cụ thể. Trong khi phần này có rất nhiều ý. Chẳng hạn ở đề 1, nên cụ thể phần cảm nhận về người lính trong 2 khổ thơ là bao nhiêu, và phần liên hệ với một tác phẩm khác cùng đề tài là bao nhiêu.
Hy vọng những băn khoăn trên sẽ được hóa giải rõ ràng ở hội đồng chấm khi thống nhất đáp án chấm chung để giúp giám khảo chấm đều tay và đem đến sự công bằng cho thí sinh.
Học sinh sẽ sợ môn văn?
Với đề thi tuyển sinh môn ngữ văn lớp 10 Hà Nội, nhiều giáo viên tại TP.HCM nhận xét đề không tạo điều kiện cho HS thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ. Và hơn hết sẽ khó lòng khiến HS thay đổi cách học và yêu môn văn.
Giáo viên một trường THCS tại Q.2 (TP.HCM) cho biết: "Đề thi thiên về truyền thống, mang nhiều tính học thuật như kiểm tra kiến thức. Cũng có vận dụng kiến thức để viết đoạn, liên hệ nhưng không nhiều. Đề như vậy dễ dàng dẫn đến việc học tủ, văn mẫu, không kích thích sự sáng tạo và đầu tư của HS ở bộ môn này".
Tương tự, một giáo viên bậc THPT tại Q.1 nhận xét phần 1, câu 3 có cách hỏi mới so với các năm trước. Câu hỏi tuy không khó (chép thuộc lòng một câu thơ) nhưng nếu HS không nhớ, không thuộc thì khó trả lời chính xác được. Nhất là khi câu thơ ấy chỉ nằm trong một bài thơ mà lại được học ở lớp dưới chứ không phải trong chương trình lớp 9. Một số giáo viên cho rằng như vậy quá máy móc, khiến HS phải học thuộc lòng và sợ hãi môn văn.
Bích Thanh
Theo thanhnien.vn
Thi THPT quốc gia: Dự kiến tổ chức thi trên máy tính Trong đề án hơn 749 tỷ về "Đổi mới thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm giai đoạn 2018 -2020" mà Bộ GD&ĐT vừa gấp rút thu hồi vì bị dư luận phản ánh có nêu một số điểm mới. Theo đó, dự kiến kỳ thi sẽ thi trên máy tính. Từ năm 2021 trở đi, các bài...