Đề cương ôn tập bài kiểm tra tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Bạn đọc hỏi: Bài thi kiểm tra tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội gồm những nội dung gì, kết cấu ra sao, yêu cầu các kiến thức, kỹ năng như thế nào? Có đề cương ôn tập không?
Về vấn đề này báo Tin tức xin trả lời như sau:
Sáng ngày 20/4, hệ thống đăng ký sơ tuyển tham gia bài thi kiểm tra tư duy trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức mở.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ sử dụng kết quả của bài thi kiểm tra tư duy để xét tuyển vào 59 ngành và chương trình đào tạo. Chỉ tiêu của phương thức xét tuyển bằng kết quả bài thi này chiếm 30-40% tổng chỉ tiêu của toàn trường.
9 giờ sáng ngày 20/4, hệ thống đăng ký sơ tuyển tham gia bài thi kiểm tra tư duy sẽ chính thức mở. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Bài thi kiểm tra tư duy được thiết kế với mục tiêu đánh giá khả năng vận dụng kiến thức cơ bản và một số năng lực cần có của thí sinh để theo học thành công các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
Video đang HOT
Nội dung kiến thức và các câu hỏi trong bài thi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và theo cách tiếp cận tiên tiến trên thế giới.
Bài thi kiểm tra tư duy có thời lượng 180 phút, chia làm 3 phần: Toán, Đọc hiểu và Phần tự chọn (gồm 3 lựa chọn). Trong đó, phần thi Toán có thời lượng 90 phút ( trắc nghiệm và tự luận); phần thi Đọc hiểu có thời lượng 30 phút (trắc nghiệm); phần thi Tự chọn có thời lượng 60 phút (trắc nghiệm)
Nội dung Bài thi kiểm tra tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Trong đó: Phần thi Toán (bắt buộc) có thời lượng 90 phút nhằm đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của Toán học vào giải quyết những bài toán trong thực tế, đồng thời, đánh giá khả năng học Toán cao cấp và các môn khoa học, kỹ thuật ở bậc đại học của thí sinh. Phần thi Toán gồm 25 câu trắc nghiệm và 2 bài tự luận.
Phần thi Đọc hiểu (bắt buộc) có thời lượng 30 phút đánh giá kỹ năng đọc nhanh, hiểu đúng, cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản. Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú, chủ yếu liên quan tới những chủ đề về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phần thi này gồm 3 đến 4 bài đọc, mỗi bài khoảng 800 – 1000 từ, sau mỗi bài đọc sẽ có 7 – 10 câu hỏi để thí sinh trả lời.
Phần thi Vật lý (tự chọn) có thời lượng 30 phút với 15 câu hỏi trắc nghiệm. Kiến thức của phần thi này thuộc chương trình THPT, tập trung nhiều vào lớp 11, 12, bao gồm: cơ học, điện và từ, quang học, vật lý hiện đại, các kiến thức cơ bản có liên quan và các hiểu biết cơ bản về các hiện tượng, quá trình vật lý trong thực tiễn, các hiểu biết về dụng cụ đo lường vật lý, cách phân tích số liệu xử lý thực nghiệm.
Phần thi Hóa học (tự chọn) có thời lượng 30 phút với nội dung thuộc lớp 10, 11, 12 của chương trình THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phần này yêu cầu thí sinh phải nắm rõ những khái niệm cơ bản của môn Hóa học, hiểu bản chất các quá trình hóa học và vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan.
Phần thi Sinh học (tự chọn) có thời lượng 30 phút gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm nhằm đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của Sinh học vào việc giải quyết những vấn đề trong thực tế, đồng thời đánh giá khả năng học Sinh học và các môn khoa học – kỹ thuật ở bậc đại học của thí sinh.
Phần thi Tiếng Anh (tự chọn) có thời lượng 60 phút gồm 60 đến 70 câu hỏi trắc nghiệm với nội dung kiến thức thuộc chương trình Tiếng Anh ở bậc THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Kết quả của bài thi đánh gia tư duy là căn cứ cho các thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành đào tạo đại học chính quy của trường Đại học Hà Nội và một số trường đại học khác theo các tổ hợp BK1, BK2, BK3. Bài thi kiểm tra tư duy được tính theo thang điểm 30.
Cuộc thi sáng kiến tạo cơ hội cho học sinh dùng công nghệ giải vấn đề xã hội
Tham gia cuộc thi "Sáng kiến Công nghệ TechGenius" dành cho học sinh THPT trong cả nước, các đội thi cần đưa ra giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề thuộc một trong ba chủ đề: môi trường, sức khỏe, giáo dục và học tập trực tuyến.
Lần đầu được Đại học RMIT tổ chức, cuộc thi "Sáng kiến Công nghệ TechGenius" là sân chơi nhằm kích thích sáng tạo, phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, rèn luyện kiến thức trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nâng cao khả năng giao tiếp và trình bày bằng tiếng Anh.
Các học sinh tham gia cuộc thi "Sáng kiến Công nghệ TechGenius" theo nhóm 3 người, với các thành viên có thể đến từ các trường khác nhau (Ảnh minh họa)
Đối tượng tham dự cuộc thi là học sinh THPT (từ lớp 10 đến lớp 12) trên toàn quốc, có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, yêu thích nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Mỗi đội thi gồm 3 thành viên và một giáo viên cố vấn trong trường của thí sinh. Các đội cần đưa ra một giải pháp công nghệ nhằm giải quyết vấn đề bất kỳ thuộc một trong ba chủ đề: môi trường, sức khỏe, giáo dục và học tập trực tuyến. Bài dự thi phải được thực hiện dưới dạng bản đề xuất ý tưởng theo một trong hai hạng mục là giải pháp phần mềm hoặc giải pháp kỹ thuật.
Ông Lê Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý và phát triển đối tác cấp cao của Microsoft tại Việt Nam đồng thời là thành viên Ban giám khảo cuộc thi cho biết: Việc trang bị cho học sinh các nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ được coi là chìa khóa trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước và bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới.
"Chúng ta đang sống trong thế giới mà công nghệ đang bùng nổ mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng trên toàn thế giới. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề như môi trường và giáo dục được xem là động lực quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước cũng như xu hướng thế giới", ông Trung chia sẻ thêm.
Theo đại diện Ban tổ chức cuộc thi đồng thời là Chủ nhiệm cấp cao ngành Kỹ thuật và Công nghệ Thông tin, Đại học RMIT, Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, "Sáng kiến Công nghệ TechGenius" hướng tới mục tiêu góp phần ươm mầm những thế hệ tương lai bằng việc trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để đóng góp vào sự phát triển các đô thị thông minh trong tương lai.
Hạn cuối để nhận bài dự thi vòng 1 là 23:59 ngày 30/5/2021. Dự kiến, ngày 6/6, Ban tổ chức sẽ công bố top 40 đội xuất sắc của vòng 1, giành quyền đi tiếp vào vòng 2 - Thực hiện sản phẩm.
Tại vòng 2, các đội sẽ tham gia các buôi tập huân trực tuyên, hỏi đáp cùng Ban giám khảo và Hội đông chuyên môn. Sau đó, mỗi đội sẽ phát triên sản phâm/dự án của mình và ghi hình phân giới thiệu, demo sản phâm/dự án trong một video ngắn từ 3-5 phút.
Vòng chung kết sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 8/2021. Các dự án xuất sắc sẽ có cơ hội được trưng bày tại 2 buổi triển lãm tại Hà Nội và TP.HCM.
Những đại học nào ở khu vực phía Bắc lấy kết quả kỳ thi riêng xét tuyển? Năm nay, khu vực phía Bắc có hai cơ sở giáo dục đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh là trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện đã có một số trường đại học lấy kết quả của hai kỳ thi này để xét tuyển độc lập. 2 trường ĐH lấy kết...