Để cuộc thi giáo viên dạy giỏi không phải là hình thức
Nghề giáo nói chung và nhất là bậc tiểu học, nếu giáo viên tay nghề không vững, phương pháp giảng dạy kém không thể thu hút được học sinh, đó chính là thất bại.
“Chúng tôi luôn coi những giờ thi Giáo viên dạy giỏi tại trường là một hình thức bồi dưỡng, đào tạo giáo viên và theo quan điểm riêng của nhà trường thì đó là giờ dạy Giáo viên sáng tạo.
Thực tế từ trước đến nay nhiều người vẫn coi những cuộc thi Giáo viên dạy giỏi ở một số trường chỉ là hình thức, tất cả đều được sắp đặt chuẩn bị trước để có được một tiết dạy chỉnh chu. Nhưng đối với trường chúng tôi thì ngược lại.
Đó là những tiết học thể hiện sự sáng tạo của giáo viên trong một hoạt động trên lớp, nó đúc kết cả một quá trình giáo viên đó được bồi dưỡng về các phương pháp dạy học, họ sẽ chọn một hoạt động hay một hình thức nào đó rồi thể hiện trong một tiết dạy.
Trước mỗi tiết dạy sáng tạo, giáo viên chọn lựa nội dung và bao giờ cũng có phần đóng góp của tổ chuyên môn, chính vào thời điểm đóng góp ý kiến đấy lại cũng là lúc giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ.
Giáo viên sẽ bàn với tổ chuyên môn, hoặc với những nhóm giáo viên trong trường rằng tôi sẽ chọn hình thức dạy như thế này, muốn thể hiện theo hướng này…như vậy có ổn hay không?
Được mọi người góp ý, giáo viên sẽ thể hiện tiết dạy đó trên lớp và sẽ có các giáo viên trong tổ dự giờ, đánh giá xem cách dạy như vậy có tốt hay không? Và ban giám hiệu nhà trường luôn theo quan điểm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo nghiên cứu bài học cụ thể.
Đó là cách nhà trường chúng tôi tổ chức tiết dạy Giáo viên sáng tạo”, – Cô Vũ Thị Hồng Nhung – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ.
Cô Nhung nhấn mạnh: “Có thể nói giờ dạy Giáo viên sáng tạo đơn thuần là bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, đào tạo cho chính nghiệp vụ của mình. Ảnh: Tùng Dương.
Theo cô Nhung: ” Mỗi năm nhà trường đều khuyến khích các giáo viên tham gia đăng kí giờ dạy sáng tạo, và nhiều giáo viên cùng tham gia như vậy nên có rất nhiều tiết học được thể hiện với nhiều phương pháp đổi mới.
Hơn nữa các giáo viên trong trường có cơ hội được dự giờ, cũng đồng thời là bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, việc này được thực hiện liên tục trong năm.
Điều quan trọng nhất là ban giám hiệu nhà trường không đánh giá tiết dạy theo kiểu thi Giáo viên dạy giỏi đại trà, chính vì thế giáo viên rất mong muốn được tham gia và hoàn toàn không có áp lực phải đạt danh hiệu hay bằng khen.
Bản thân các giáo viên cũng mong muốn có một hoạt động thường xuyên như vậy tại trường nơi mình đang công tác, đồng thời ban giám hiệu nhà trường sẽ đánh giá là tiết dạy đó có sáng tạo hay chưa?
Video đang HOT
Thầy cô được học nhiều kỹ thuật mới, nhưng nếu chỉ đơn thuần dạy ở trong lớp có cô và trò không thôi thì bản thân giáo viên đó cũng không biết là việc sáng tạo đó thực sự có giá trị hay không?
Học lý thuyết thường xuyên là một chuyện và đương nhiên việc được thực hành cũng rất quan trọng. Vậy nên tiết dạy Giáo viên sáng tạo chỉ nhằm mục đích tạo cơ hội cho giáo viên có “đất” để thể hiện những kỹ năng đổi mới trong cách truyền đạt kiến thức mà mình đã được học.
Và có thể nói tiết dạy Giáo viên sáng tạo của trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm là như vậy”.
Luôn theo tiêu chí giáo viên sáng tạo.
Cô Nhung nói: “Hàng năm khi giáo viên trường chúng tôi tham dự các cuộc thi giáo viên dạy giỏi của ngành nhưng ở đâu chúng tôi cũng thực hiện theo tiêu chí Giáo viên sáng tạo.
Mình thể hiện tiết dạy đó ở cấp quận, cấp thành phố hay bất cứ đâu thì bao giờ cũng có nhiều thầy, cô, đồng nghiệp chấm điểm, nhận xét về phương pháp của mình.
Lúc này không còn ở trong phạm vi nhà trường nữa mà là thành phố hoặc cấp cao hơn, cuộc thi hội tụ rất nhiều đồng nghiệp có khả năng rất tốt và đây cũng là cơ hội để các giáo viên trường chúng tôi học hỏi.
Như vậy, việc một giáo viên trong trường đi tham dự Giáo viên dạy giỏi của ngành thì không chỉ đơn thuần là đại diện cho tổ bộ môn đó, mà là đại diện cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của toàn nhà trường.
Giáo viên khi nhận được những lời đóng góp sẽ nhìn nhận lại việc đổi mới sáng tạo của mình đã thực sự tốt hay chưa, có giúp ích gì cho học sinh hay không?
Giờ dạy Giáo viên sáng tạo là một hình thức bồi dưỡng giáo viên và mang tích chất thực hành vì hàng năm nhà trường liên tục tổ chức các khóa đào tạo lý thuyết, đổi mới phương pháp dạy.
Nhiều giáo viên trẻ trong trường đều có các mặt mạnh riêng như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, thuyết trình, tổ chức hoạt động…cùng nhiều kỹ năng mới.
Khi giáo viên trẻ lên những tiết dạy như vậy thì ngay cả những giáo viên lâu năm cũng phải học hỏi, những tư liệu, Clip…cách khai thác ngữ liệu về bài giảng mà giáo viên trẻ tìm được đưa vào giờ dạy cũng có sự tươi mới.
Ngược lại, giáo viên trẻ học được từ những đồng nghiệp lâu năm nhiều kinh nghiệm, kiến thức sư phạm đã được đúc kết, trải nghiệm qua thời gian, và cứ như vậy các lớp giáo viên bổ trợ, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm tốt nhất”.
Theo cô Nhung: “Một giờ dạy hiệu quả là học sinh phải được hoạt động nhiều, được tham gia khám phá và đặc trưng khi trẻ con được hoạt động, tự tiếp nhận kiến thức thì bản thân trẻ sẽ rất thích”. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Định hướng, đánh giá tiết dạy thế nào?
Theo cô Nhung: “Giáo viên tập chung nhiều vào vấn đề thiết kế hoạt động thế nào trong giờ học, các giáo viên dự giờ sẽ quan sát xem trong tiết học đó học sinh có được tham gia nhiều vào hoạt động hay không? Hay tất cả học sinh chỉ ngồi im, giơ tay thẳng hàng trả lời những đáp án mẫu có sẵn như một số trường khác.
Một giờ dạy hiệu quả là học sinh phải được hoạt động nhiều, được tham gia khám phá và đặc trưng khi trẻ con được hoạt động, tự tiếp nhận kiến thức thì bản thân trẻ sẽ rất thích.
Giáo viên là người tổ chức các hoạt động chứ họ không thể bắt học sinh phải làm thế này, thế kia. Vậy nên các giáo viên tham gia sẽ quan sát học sinh, hơn là việc chỉ săm soi tìm lỗi của đồng nghiệp đang thể hiện sự sáng tạo.
Giờ học có hiệu quả hay không thì phải nhìn vào học sinh mới biết được, và đó cũng là định hướng và tiêu chí đánh giá của ban giám hiệu nhà trường”.
Cô Nhung cho biết: “Nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thường xuyên là điều mà giáo viên nào cũng mong muốn.
Với nghề giáo nói chung và nhất là ở bậc tiểu học, nếu giáo viên tay nghề không vững, không có phương pháp giảng dạy và cách dạy của mình không làm cho con trẻ cảm thấy hứng thú thì đó là thất bại
Các con không hứng thú thì bản thân giáo viên sẽ không có động lực, không có niềm vui trong giảng dạy.
Chính vì vậy đứng ở góc độ quản lý chúng tôi luôn phải tìm cách để đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng nghề nghiệp.
Cùng một bài nhưng có giáo viên dạy theo kỹ thuật này, nhưng cũng có cô dạy theo kỹ thuật khác và đó mới là sáng tạo, tất cả các giờ giáo viên sáng tạo của trường chúng tôi rất phong phú về phương pháp chứ không dập khuôn giống nhau.
Nhiều giáo viên mạnh về tổ chức hoạt động, trẻ con rất thích và họ quản lý được hoạt động đó. Có giáo viên mạnh về khả năng thuyết trình, thu hút các con và chỉ cần nghe cô nói là các con đã rất thích rồi, từ đó việc truyền đạt kiến thức sẽ vô cùng hiệu quả.
Tất cả những nhận xét của các giáo viên dự giờ đều được góp ý ngay sau tiết dạy giáo viên sáng tạo với tinh thần xây dựng, những điểm đạt hay chưa đạt đều được góp ý chi tiết và tất cả đều rút được kinh nghiệm từ đó. Những điểm tốt sẽ nhân rộng áp dụng cho các lớp để học sinh trong trường đều được thụ hưởng.
Các tiết học ở bậc tiểu học rất nhiều, mỗi ngày có 5 – 6 tiết và mỗi tiết đều có sự khác nhau, nếu giáo viên cứ dạy đều đặn không có người dự giờ thì nhiều khi vô tình chỉ là đưa ra những nội dung kiến thức để đảm bảo chương trình mà thôi.
Nhưng nếu có những tiết dạy được đầu tư, nghiên cứu kỹ, sâu hơn thì giáo viên cũng sẽ hiểu được về bài dạy đó thế nào, cộng với những góp ý của đồng nghiệp, như vậy những hoạt động mình sáng tạo tổ chức sẽ có ý nghĩa hơn.
Có nhiều tiết dạy được đầu tư, đổi mới nhưng đó là cách nghĩ của giáo viên trước khi thực hiện, nhưng trên thực tế lại không đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy rất cần sự đánh giá của đồng nghiệp, kể cả thất bại cũng là một bài học”.
Cô Nhung nhấn mạnh: “Có thể nói giờ dạy Giáo viên sáng tạo trong trường của chúng tôi đơn thuần là bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo cho chính nghiệp vụ của mình thường xuyên.
Kết quả giờ dạy đó tốt hay không cũng không liên quan gì đến vấn đề đánh giá phải thật nuột nà, phải là hình mẫu…như một số trường hiện nay. Chính điều đó đã khuyến khích giáo viên chúng tôi tham gia và liên tục đổi mới”.
Nâng cao năng lực giảng dạy theo phương pháp tiếp cận năng lực cho giáo viên GDNN
Ngày 26/10/2020, phiên khai mạc Khóa tập huấn "Nâng cao năng lực giảng dạy theo phương pháp tiếp cận năng lực" đã được tổ chức tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Quang cảnh phiên khai mạc
Tham dự phiên khai mạc có ông Trần Minh Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ông Chékou Oussouman- Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cùng 50 giáo viên đến từ 19 cơ sở GDNN khu vực phía Bắc
Khóa tập huấn là sự tiếp nối các hoạt động trong chương trình hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, với mục tiêu thông tin đến thầy cô tham dự về các sản phẩm của dự án và giới thiệu sâu rộng hơn việc ứng dụng phương pháp tiếp cận năng lực (PPTCNL) tại cơ sở GDNN. Đây cũng là dịp để các Thầy Cô trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình, thay đổi phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo PPTCNL.
Khoá tập huấn diễn ra trong vòng 3 ngày (từ ngày 26 đến 28 tháng 10 năm 2020).
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các học viên tham gia tập huấn
Bộ ở xa quá, dưới cơ sở giáo viên vẫn bị trói chặt bằng hồ sơ, sổ sách Giáo viên cứ phải thực hiện những điều vô lý mà không thực hiện thì bị ghi biên bản lưu vào hồ sơ cá nhân và những hồ sơ này sẽ đi theo giáo viên mãi mãi về sau! Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về việc giao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình giảng dạy nhưng làm sao...