Để có những tài năng đỉnh cao
Tuy mỗi bộ tiêu chí có những đặc thù riêng, theo từng chuyên ngành nghệ thuật, song đáng chú ý là đều nhắm đến tuyển chọn những đối tượng đạt kết quả cao về chuyên ngành, có khả năng ngoại ngữ tốt.
Ảnh minh họa
Từ tháng 6-2020 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 18 bộ tiêu chí tuyển chọn tài năng ở các lĩnh vực nghệ thuật trình độ đại học, như sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật… nhằm phát hiện, lựa chọn những sinh viên có kiến thức vượt trội và năng khiếu xuất sắc để tạo điều kiện phát triển, hướng tới đỉnh cao.
Tuy mỗi bộ tiêu chí có những đặc thù riêng, theo từng chuyên ngành nghệ thuật, song đáng chú ý là đều nhắm đến tuyển chọn những đối tượng đạt kết quả cao về chuyên ngành, có khả năng ngoại ngữ tốt. Tiêu chí khắt khe này nhằm phát huy khả năng tự trau dồi kiến thức nghệ thuật của tài năng từ các tài liệu, sách báo tiếng nước ngoài và trên internet, đồng thời có cơ hội học tập ở nước ngoài…
Căn cứ vào những bộ tiêu chí này, các cơ sở đào tạo triển khai tuyển chọn sinh viên đạt yêu cầu để đào tạo với chương trình riêng, dưới sự giảng dạy của các giảng viên giỏi, các chuyên gia nước ngoài. Hằng năm, các trường tổ chức sàng lọc và bổ sung. Nếu sinh viên không đạt tiêu chí về học tập, rèn luyện, đạo đức, thì sẽ chuyển sang đào tạo nghệ thuật đại trà và ngược lại. Bởi, việc đào tạo tài năng đạt đến đỉnh cao là một quá trình dài, đòi hỏi các đối tượng phải luôn nỗ lực rèn luyện, phấn đấu.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo tài năng nghệ thuật, lựa chọn thí sinh tham gia các cuộc thi nghệ thuật trong nước và quốc tế cũng như việc chăm lo bồi dưỡng các tài năng trẻ chưa được đầu tư đúng mức, thiếu cơ sở khoa học.
Vì vậy, việc ban hành những bộ tiêu chí nêu trên sẽ tạo cơ chế cho các cơ sở đào tạo thực hiện công tác này bài bản, đồng thời khuyến khích các tài năng nỗ lực phấn đấu. Qua đó đem lại nhiều kỳ vọng về sự xuất hiện của những tài năng đỉnh cao, góp phần phát triển nghệ thuật đất nước.
Ảo tưởng về con hậu quả khôn lường
"Con rất thông minh, cần gì học nhiều", "con là số 1, phải học lớp ấy, trường ấy"... là một trong những biểu hiện phổ biến của các bậc cha mẹ khi quá ảo tưởng về khả năng của con. Chính điều đó, nhiều lúc đã để lại hậu quả khôn lường...
Ảo tưởng con mình thông minh, không cần học nhiều, một số ông bố, bà mẹ đã phải tá hoả khi phát hiện con mình học kém, lười học. Ảnh Internet
Kiểm tra vở bài tập của con, chị Thanh Hương ở phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) tá hỏa khi những bài toán cơ bản con đều làm sai. Lâu nay, việc kèm cặp con học chị phó thác cho chồng. Chị chia sẻ: "Chồng là giáo viên nên tôi tin tưởng để anh ấy quản lý việc học của con.
Thế nhưng, lâu nay, thay vì kèm cặp con học thì anh lại thường nói, con mình thông minh cần gì học. Đáng ra phải theo dõi, kiểm tra việc học của con thì anh lại tối ngày say sưa với bạn bè. Cảm thấy không ổn nên tôi đã kiểm tra kết quả học tập của con.
Con tôi đã mất kiến thức căn bản từ lúc nào không hay. Cực chẳng đã, tôi đành phải đem con đến gửi thầy giáo phụ trách bộ môn để nhờ kèm cặp đồng thời cảnh báo với chồng".
Cũng ảo tưởng về khả năng của con nhưng biểu hiện của chị Phương Oanh ở phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) thì ngược lại. Cho rằng, con mình là một học sinh xuất sắc nên trong suốt quá trình học ở trường, chị Oanh dùng mọi cách để chọn cô giáo cho con. Cá biệt, chị luôn cho rằng, con mình hội tụ đầy đủ các tài năng nghệ thuật, vì vậy, chị đăng ký cho con rất nhiều lớp ngoại khóa như: múa, nhạc, họa...
Việc phải học quá nhiều khiến trẻ trở nên mệt mỏi, căng thẳng. Ảnh Internet
Việc phải học một lúc quá nhiều môn khiến sức khỏe con gái chị bị ảnh hưởng.Tuy nhiên, chị lại luôn động viên con cố gắng và bồi bổ cho con bằng nhiều loại thức ăn. Đến một ngày con kiệt sức, phải nhập viện, chị Oanh mới giật mình.
Chị tâm sự: "Cuộc đời tôi thiệt thòi so với bạn bè nên tôi muốn đầu tư cho con, muốn con được học hành đầy đủ, thậm chí hơn các bạn. Tôi bỏ qua lời khuyên nhủ của tất cả mọi người, quyết tâm ép con học. Cũng may mà cuối cùng tôi đã nhận ra. Từ nay tôi sẽ nghe theo nguyện vọng của con, không ép con nữa".
Sai lầm của chồng chị Thanh Hương hay chị Phương Oanh cũng là vấn đề mà nhiều ông bố, bà mẹ mắc phải. Cơ bản là họ đã đánh giá thiếu khách quan, xuôi theo cảm tính, xác định không đúng khả năng của con; áp đặt suy nghĩ của mình vào con; đem mong muốn cá nhân của mình áp lên con, không lắng nghe con trẻ...
Thay vì ép con học quá nhiều, bố mẹ nên vui chơi cùng con để hiểu con mình hơn. Ảnh Internet
Việc "ảo tưởng", đánh giá con quá cao so với năng lực dẫn đến thực trạng: một là bỏ bê con ví quá tin tưởng, hai là gây áp lực, đặt gánh nặng lên vai con vì quá quan tâm. Cả hai biểu hiện này đều để lại rất nhiều hệ lụy.
Mức độ nhẹ thì trẻ sẽ kiêu căng, tự mãn, chủ quan hoặc ngược lại là chúng trở nên tự ti, sợ hãi, căng thẳng, nhất là khi đối diện với những kết quả không mong muốn. Nguy hại hơn, việc đánh giá con không đúng, bắt con phải chạy đua theo những gì ngoài khả năng hoặc bỏ con tự "bơi" cũng là lý do khiến trẻ bị bỏ lỡ những cơ hội phát triển phù hợp với khả năng của mình.
Phụ huynh Thành phố Hồ Chí Minh tìm đỏ mắt không đủ bộ sách giáo khoa lớp 6 Phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện cũng không thể tìm mua được đầy đủ bộ sách giáo khoa lớp 1,6 mà chỉ có thể mua được lẻ tẻ vài cuốn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận của phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam vào sáng ngày 9/9, tại những nhà sách lớn trên địa...