Để có một ngày khỏe mạnh hơn, hãy bắt đầu mỗi sáng bằng những điều này
Khởi đầu thuận lợi sẽ giúp bạn có một ngày khỏe mạnh và hoàn thành mọi việc trong ngày một cách suôn sẻ, hiệu quả.
Để có một ngày khỏe mạnh hơn, hãy bắt đầu mỗi sáng bằng những điều này:
1. Đầu tiên, luôn là nước
Hãy bắt đầu một ngày mới bằng một ly nước lọc để bổ sung nước cho cơ thể ngay khi bạn thức giấc. Đây là lời khuyên của giám đốc cao cấp về khoa học dinh dưỡng và nội dung giáo dục của Garden of Life, Dawn Thorpe Jarvis. Bạn cũng có thể thêm chút nước cốt chanh, chút mật ong và sử dụng nước ấm để tăng hiệu quả đánh thức cơ thể mỗi sáng.
2. Căng duỗi cơ thể
Lauren Fleri, huấn luyện viên thể hình tại Brick New York, cho biết: “Thực hiện động tác căng duỗi chỉ trong vòng 5 phút sẽ giúp giảm căng thẳng và giúp khởi động cơ thể”. Rốt cuộc thì việc đối xử tốt với cơ thể sẽ dễ dàng hơn nhiều khi nó đã có khoảng thời gian nghỉ ngơi và cảm thấy thoải mái, thay vì đau nhức hay căng cứng.
Bạn có thể thử động tác duỗi dây chằng hay tư thế em bé – thậm chí, chẳng cần rời khỏi giường, bạn cũng thực hiện được chúng.
3. Ăn thứ gì đó giàu dưỡng chất
Jarvis động viên mọi người ăn thật nhiều rau và trái cây vốn – là nguồn vitamin vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ 1 trong 10 người trưởng thành hấp thụ đủ vitamin từ các loại rau quả. Jarvis gợi ý bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung nhiều loại vitamin nhằm lấp đầy chỗ trống trong chế độ ăn của bạn.
4. Đừng quên các loại sinh tố xanh
Video đang HOT
“Vào buổi sáng, trao đổi chất của bạn diễn ra rất chậm. Do đó, bạn cần tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình trao đổi chất”, Jarvis nhấn mạnh. Bằng cách đó, bạn sẽ khởi động một ngày mà không cần nỗ lực nhiều để đốt calo. “Rau lá xanh kèm protein là nguồn cung cấp tuyệt vời các dưỡng chất chống oxy hóa”, theo Jarvis.
5. Hoặc bạn cũng có thể thưởng thức bữa sáng đã chuẩn bị từ tối qua
Biết rằng bữa sáng ngon miệng và tốt cho sức khỏe đang chờ đợi mình trong tủ lạnh sẽ giúp bạn dễ dàng ra khỏi giường hơn. Angela Lemond, người sáng lập Lemond Nutrition, rất yêu thích công thức này: trộn 1/2 cup yến mạch cán, 1/2 cốc sữa chua Hy Lạp, 2/3 cup sữa, thêm vani và quế để tăng hương vị đậm đà. Cuối cùng, hãy rắc thêm ít trái cây tươi, quả hạch hoặc dừa lên trên. Một bữa sáng không thể cưỡng lại vì quá hấp dẫn.
6. Cố gắng không nhìn vào điện thoại
Chắc chắn rồi, nói bao giờ chẳng dễ hơn làm. Nhưng việc này quan trọng đấy. Trong một nghiên cứu do Đại học Pennsylvania tiến hành, những người chỉ dành 3 phút thôi đọc những tin tức tiêu cực vào buổi sáng sẽ tăng tới 27% khả năng có một ngày chẳng mấy vui vẻ nếu so với những người không đọc. Và khi tâm trạng không tốt, bạn có nghĩ mình sẽ chọn 1 trái cam thay cho chiếc bánh vòng donut hay bài tập Pilates thay cho một ly rượu không?
7. Chuẩn bị sẵn cho buổi tập trước khi lên giường đi ngủ tối hôm trước
Bạn có kế hoạch tới phòng tập trước khi đến cơ quan? Hãy viết ra giấy kế hoạch tập luyện của mình từ buổi tối hôm trước – theo gợi ý của Hollis Tuttle, huấn luyện viên trưởng Mile High Run Club ở thành phố New York. Bằng cách này, đầu óc bạn sẽ không phải tốn nhiều năng lượng để vạch ra kịch bản tập luyện cho ngày hôm đó – vốn tiềm ẩn nguy cơ rất cao là buổi tập sẽ bị hoãn lại chỉ sau vài phút được nhớ đến.
Nguồn: WHM
Theo Helino
Cách chính xác nhất phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay để xác định cần phải nhập viện hay không
Làm thế nào để xác định rõ tình trạng của bản thân là bong gân cổ tay hay gãy xương cổ tay?
Nhiều người nhầm tưởng bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay
Cùng là chấn thương ở cổ tay, rất nhiều người thường nhầm tưởng bong gân với gãy xương và ngược lại. Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam), gãy xương cổ tay nghĩa là một trong các xương cổ tay bị gãy. Trong khi đó, bong gân là tình trạng tổn thương của bao khớp, phổ biến nhất là các dây chằng, thường xảy ra sau động tác va chạm quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương.
Rất nhiều người thường nhầm tưởng bong gân với gãy xương và ngược lại.
Đôi khi bạn sẽ rất khó phân biệt giữa bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay, vì cả hai chấn thương này đều có các triệu chứng như nhau và đều do các chấn thương tương tự gây ra - chống tay khi ngã hoặc cổ tay bị va đập trực tiếp...
Trong thực tế, gãy xương cổ tay cũng thường bao gồm cả bong gân cổ tay. Việc chẩn đoán đòi hỏi phải chính xác. Nếu chẩn đoán sai, chắc chắn bạn sẽ gặp những biến chứng khôn lường bởi hướng điều trị cũng sai cũng như sơ cứu tại chỗ sai hoàn toàn. Chuyện này không phải hiếm gặp. Thực tế thì tai nạn y khoa này vẫn thường xảy ra. Vậy làm thế nào để phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay?
Phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay
Theo chuyên gia, để phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay, chúng ta cần thực hiện xác định theo các bước sau:
Chẩn đoán bong gân cổ tay
- Thử cử động cổ tay và tự đánh giá. Bong gân có thể xảy ra với nhiều mức độ. Trong trường hợp bong gân cổ tay nhẹ (độ 1), các dây chằng bị giãn nhưng không rách đáng kể; trường hợp trung bình (độ 2) chỉ tình trạng rách dây chằng khá nhiều (lên đến 50% số sợi) và có thể mất một số chức năng; trường hợp bong gân nặng (độ 3) chỉ tình trạng rách dây chằng nặng hơn hoặc đứt hoàn toàn.
Bong gân có thể xảy ra với nhiều mức độ.
Ở cấp độ 1 và 2, bạn vẫn có thể cử động bình thường dù đau đớn. Riêng trường hợp 3 thì cử động không ổn định vì dây chằng gắn xương cổ tay bị đứt hoàn toàn. Trường hợp này dễ bị nhầm lẫn với gãy xương cổ tay nhất.
- Xác định kiểu đau. Khi bị bong gân cổ tay, bạn cũng có các mức độ và kiểu đau khác nhau. Ở cấp độ 1, bạn sẽ thấy đau nhẹ, ở cấp độ 2 sẽ đau trung bình đến dữ dội, sưng nhiều hơn. Trong khi đó, bong gân cấp độ 3 ban đầu thường ít gây đau hơn, sau đó sẽ liên tục đau nhói khi tình trạng sưng gia tăng.
- Chườm đá và quan sát phản ứng. Bong gân ở mọi cấp độ đều đáp ứng tốt với liệu pháp chườm đá hoặc chườm lạnh nhờ tác dụng giảm sưng và làm tê các dây thần kinh xung quanh vốn gây đau. Duy trì chườm đá lên cổ tay bị bong gân sau khi chấn thương khoảng 1-2 giờ/ lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút giúp giảm đau đáng kể sau 1 ngày, nhờ đó việc cử động cũng dễ dàng hơn. Trái lại, chườm đá khi bị gãy xương cổ tay tuy cũng giúp giảm đau và giảm sưng nhưng các triệu chứng thường quay trở lại sau một lúc được chườm.
Bong gân ở mọi cấp độ đều đáp ứng tốt với liệu pháp chườm đá hoặc chườm lạnh nhờ tác dụng giảm sưng và làm tê.
- Kiểm tra hiện tượng bầm tím vào ngày hôm sau. Bong gân độ 1 thường không gây bầm tím, trừ khi cú va đập mạnh làm vỡ các mạch máu dưới da. Bong gân độ 2 thường kèm sưng, nhưng có thể không bầm tím nhiều - điều này phụ thuộc vào việc chấn thương xảy ra như thế nào. Bong gân độ 3 gây sưng nhiều và thường bầm tím đáng kể vì chấn thương làm đứt dây chằng thường nghiêm trọng đủ để làm vỡ hoặc tổn thương cách mạch máu xung quanh.
- Theo dõi diễn tiến sau vài ngày. Bong gân độ 1 và 2 sẽ được cải thiện đáng kể sau vài ngày. Nếu cổ tay khá hơn, không sưng rõ rệt, có thể cử động mà không thấy đau thì không cần can thiệp y khoa. Nếu vết thương không cải thiện nhiều, thậm chí xấu đi sau vài ngày thì khả năng bạn bị gãy xương, cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nếu vết thương không cải thiện nhiều, thậm chí xấu đi sau vài ngày thì khả năng bạn bị gãy xương, cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán gãy xương cổ tay
- Quan sát xem có hiện tượng lệch và vẹo không. Cần quan sát kĩ, chú ý từng chi tiết nếu không sẽ rất khó nhận ra. Nếu không có thì bạn có thể yên tâm một phần.
- Xác định kiểu đau. Mức độ và kiểu đau do gãy xương cổ tay cũng tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của chấn thương, nhưng thông thường được mô tả là đau nhói khi cử động và đau nhức khi bất động. Cơn đau do gãy xương cổ tay thường gia tăng khi nắm hoặc siết bàn tay; tình trạng này thường không xảy ra khi bong gân.
- Theo dõi xem các triệu chứng có nặng hơn vào ngày hôm sau không. Nếu với tình trạng bong gân cổ tay, bạn có thể thấy giảm đau hẳn sau vài ngày nếu được nghỉ ngơi và chườm lạnh. Nhưng nếu đã bị gãy xương thì không như vậy, thậm chí thấy đau hơn.
Đừng quên chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) mới có thể xác định chính xác trong hầu hết các trường hợp
Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, tất cả những thông tin phân biệt bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay như trên có thể hướng dẫn bạn tự chẩn đoán. Tuy nhiên, đừng quên chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) mới có thể xác định chính xác trong hầu hết các trường hợp - trừ khi xương gãy đâm qua da. Để yên tâm tuyệt đối, bạn vẫn nên đến thăm khám, chụp X-quang tại những khoa cơ xương khớp uy tín.
Theo Helino
Phát hiện sớm bệnh lý mạch máu, ung thư, bệnh xương khớp... nhờ cộng hưởng từ Với chỉ định chụp cộng hưởng từ, nhiều triệu chứng mơ hồ nhất đã được "chỉ mặt, gọi tên", giúp phát hiện bất thường mạch máu, phát hiện sớm ung thư, bệnh lý đĩa đệm-dây chằng trong cơ xương khớp, u xơ và cả bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ có thêm cơ hội sống lâu, sống khỏe. PGS.TS. Vũ Đăng Lưu,...