Để có làn da đẹp, đây là 10 điều bạn phải nhớ trước khi đi ngủ
Chăm sóc da trước khi ngủ rất quan trọng bởi ban đêm là thời điểm quá trình tái tạo, sản sinh tế bào mới và phục hồi các thương tổn diễn ra mạnh mẽ.
Tập thói quen ngủ sớm vì vào ban đêm, tốc độ tái tạo của da diễn ra nhanh hơn ban ngày, đặc biệt ở thời điểm 23h-4h. Lúc này, làn da tăng sinh tế bào mới, hình thành collagen, sửa chữa và phục hồi các thương tổn. Nếu bạn đi ngủ sau 23h hoặc muộn hơn, quá trình này sẽ bị rối loạn. Ảnh: knkx.
Ngủ trong bóng tối sẽ giúp tăng cường sản xuất hormone melatonin. Nó đóng vai trò như chất chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể. Melatonin được tạo ra khi đêm xuống và cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. Do đó, hãy tắt hết đèn và kéo rèm để có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ảnh: healthline.
Tránh dùng thiết bị điện tử vào ban đêm vì ánh sáng xanh của chúng rất có hại cho sức khỏe làn da. Ánh sáng xanh làm gia tăng các phản ứng oxy hóa, đồng thời làm chậm quá trình phục hồi của hàng rào bảo vệ da khiến chúng ta dễ bị lão hóa sớm. Ảnh: techexplorist.
Nhiệt độ phòng ảnh hưởng rất nhiều đến làn da trong khi ngủ. Hãy hạn chế sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa trong thời gian dài để da không bị mất nước. Ảnh: energysavingtrust.
Mồ hôi cơ thể làm chăn gối mang nhiều vi khuẩn và nấm mốc – tác nhân khiến da dễ bị mụn tấn công. Ngoài việc giặt giũ thường xuyên, bạn nên chọn vỏ gối, ga giường, chăn mền có chất liệu mềm mại để giảm thiểu việc hình thành nếp nhăn do sợi vải cọ xát vào da gây nên. Ảnh: norfolknaturalliving.
Làm sạch da mặt kỹ càng trước khi ngủ để ngăn ngừa mụn và tối ưu hóa việc hấp thụ dưỡng chất từ mỹ phẩm skincare. Bạn nên chọn các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ như nước tẩy trang micellar water, sữa rửa mặt có độ pH 5.5 để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến độ ẩm tự nhiên của da. Ảnh: resilientspringfield.
Video đang HOT
Cung cấp dưỡng chất từ các loại tinh chất chuyên sâu như serum, essence, ampoule, concentrate… Những sản phẩm này có thể mang lại kết quả nhanh chóng cho quy trình dưỡng da bằng sự giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề: Mụn, thâm nám, đường nhăn, nếp nhăn, khô sạm… Ảnh: youglowgal.
Hàm lượng nước trong biểu bì da chiếm khoảng 80%. Vào ban đêm, nhiệt độ của da tăng cao khiến biểu bì da dễ bị mất nước, dẫn đến hình thành nếp nhăn sớm. Do đó hãy sử dụng kem dưỡng để duy trì độ ẩm, giúp da căng mịn, mềm mại và đàn hồi tốt vào sáng hôm sau. Ảnh: @kfs_professional.
Bổ sung mặt nạ ngủ cung cấp nước vào ban đêm để duy trì độ ẩm cho da được tốt hơn. Ngoài việc cung cấp hàm lượng nước dồi dào, mặt nạ ngủ còn góp phần hạ nhiệt độ, giúp biểu bì da hạn chế bị mất nước. Khi thoa lên mặt, mặt nạ ngủ sẽ thấm từ từ và đảm bảo làn da được “no nước” suốt cả đêm dài. Ảnh: @glowrecipe.
Quy trình chăm sóc da cơ bản tại nhà không thể thiếu bước chăm sóc đôi môi. Vùng da môi rất mỏng manh, dễ bị khô nứt và xỉn màu. Bạn nên tẩy tế bào chết cho môi thường xuyên, sử dụng son dưỡng hoặc mặt nạ ngủ cho môi để cung cấp dưỡng chất, giúp môi luôn được mềm mại và căng mịn. Ảnh: blog.bridals.pk.
Theo news.zing.vn
Bác sĩ da liễu - thẩm mỹ mách chị em cách giữ da khỏe đẹp trong những ngày không khí ô nhiễm nặng nề
Với chị em phụ nữ luôn coi trọng sức khỏe của làn da thì việc bảo vệ da trong tình hình ô nhiễm không khí như hiện nay là một việc làm rất cấp thiết.
Mấy ngày gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí đang thực sự là vấn đề nóng, nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. Trên các trang đo chỉ số chất lượng không khí, các chỉ số thu được luôn ở mức cao, thậm chí ở ngưỡng báo động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một điều đáng nói nữa là, tình trạng chất lượng không khí kém không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà còn ở cả các thành phố khác trên cả nước, đặc biệt là TP. HCM.
14h chiều ngày 30/9, Hệ thống Quan trắc không khí AirVisual quốc tế vẫn ghi nhận Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 177 cùng cảnh báo có hại cho sức khỏe, khuyến nghị đeo mặt nạ khi ra đường. Sáng 1/10, chỉ số này tại Hà Nội chuyển sang màu tím, lên tới mức báo động là 254. Còn tại TP. HCM là 154, xếp hạng thứ 5 thế giới.
Và cảm nhận chung của người dân mỗi khi ra ngoài trời là: Rất khó chịu, khó thở, tầm nhìn bị giảm bởi như có lớp sương mù bao phủ cả thành phố.
Đứng trước tình trạng ô nhiễm không khí, các chuyên gia y tế đã đưa ra không ít khuyến cáo cho người dân để mọi người biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn, từ việc hạn chế ra ngoài đến việc sử dụng khẩu trang thích hợp... Đặc biệt, với chị em phụ nữ luôn coi trọng sức khỏe của làn da thì việc bảo vệ da trpng tình hình không khí đang bị ô nhiễm như hiện nay là một việc làm rất cấp thiết.
Nói về vấn đề bảo vệ sức khỏe nói chung, giữ sức khỏe làn da nói riêng trong những ngày không khí ô nhiễm nặng như hiện nay, BSCK1 Nguyễn Phương Thảo, chuyên gia da liễu tại Pensilia Beauty Clinic với hơn 10 năm trong ngành Da liễu - Thẩm mỹ đã đưa ra những chia sẻ như sau:
BSCK1 Nguyễn Phương Thảo, chuyên gia da liễu với hơn 10 năm trong ngành Da liễu - Thẩm mỹ.
1. Loại bụi nào ảnh hưởng đến sức khỏe?
Theo nghiên cứu thì những hạt bụi có đường kính càng nhỏ càng gây hại cho cơ thể, đặc biệt là các hạt bụi có đường kính Siêu Nhỏ - đường kính nhỏ hơn 10 micromet (PM10), và hiện nay có những hạt bụi còn nhỏ hơn PM2,5. Tỉ lệ những hạt bụi siêu nhỏ này đang tăng dần lên trong không khí. Đó cũng chính là nguyên nhân các nhà khoa học trên toàn cầu đang cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cao.
Các hạt bụi siêu nhỏ này có thể đi sâu vào trong phổi, vượt qua hàng rào bảo vệ ở vùng mũi và vào sâu tận phế nang, gây các bệnh lý về hô hấp. Và đặc biệt chúng có thể đi thẳng vào mô, đi sâu vào lớp trung bì da, về lâu dài chúng gây ra các bệnh lý viêm da, tim mạch, đột quỵ, viêm phổi mãn tính.
Bụi mịn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của DNA do quá trình như mất cân bằng oxy hóa làm các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại hoặc hưởng đến sự chuyển hóa của DNA, cấu trúc DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư ở phổi.
Có nghiên cứu cho rằng Bụi mịn còn gây tăng khả năng trầm cảm, stress cao đặc biệt là trẻ vị thành niên.
2. Cần phải làm gì khi không khí đang ô nhiễm nặng?
- Hạn chế đi ra ngoài, đặc biệt là những khu vực gần đường giao thông.
- Không hoạt động thể lực tại các khu vực ngoài trời, đặc biệt gần đường công cộng. Tập thể dục ở các khu vực ô nhiễm sẽ bị nguy cơ phơi nhiễm cao hơn vì sẽ hít một lượng lớn không khí khi vận động mạnh.
- Các khẩu trang y tế hiện nay thường có hiệu quả lọc rất thấp, chỉ gồm 2 lớp giấy hoặc vải không dệt. Bên cạnh đó, khẩu trang y tế cũng không đảm bảo độ kín để lọc các chất ô nhiễm có kích thước nhỏ. Khẩu trang thông thường như khẩu trang vải không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ. Trong khi đó, khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi. Để ngăn được những loại bụi có kích thước siêu nhỏ như PM2.5, chúng ta cần sử dụng loại khẩu trang chuyên dụng.
Theo nghiên cứu của Đại học Thammasat (Thái Lan) để giúp người dân chống bụi là lót một lớp khăn giấy bên trong khẩu trang y tế hoặc đeo lồng nhiều lớp khẩu trang.
3. Chăm sóc da như thế nào trong những ngày ô nhiễm không khí?
- Phải tích cực gấp "10 lần" những ngày thường.
- Rửa mặt sạch bằng nước thường sau mỗi lần ra đường. Nước sẽ góp phần làm rửa trôi bụi bẩn, nên có thể dùng vòi xịt sẽ tốt hơn.
- Rửa mặt ngay khi da tiết nhờn nhiều.
- Không sử dụng các chất lột tẩy như AHA, BHA, Retinol nhiều quá vì cần phải bảo vệ lớp sừng trên bề mặt da khỏe, để chống lại những hạt bụi Siêu mịn.
- Đắp mặt nạ dưỡng da, cấp nước mỗi tối.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau, bổ sung vitamin tổng hợp.
- Sử dụng những liệu trình cấp nước cấp ẩm và tăng cường sức đề kháng cho da bằng các liệu trình Tiêm phục hồi da, Mesotherapy.
Theo Trí thức trẻ
Làn da của bạn có bị thiếu nước? Hiện nay vẫn còn rất nhiều người lầm tưởng rằng da bóng và đổ nhiều dày là do thừa ẩm, và vì vậy họ thường bỏ hẳn bước dưỡng, cấp ẩm cũng như bỏ qua thói quen uống nước thường xuyên. Cùng xem những biểu hiện này để xem thử làn da của bạn đã đủ nước chưa nhé! Da bóng dầu và...