Để cố đạt IELTS, nhiều thí sinh đã phải trả giá
Về tổng thể xã hội thì việc đua nhau thi chứng chỉ IELTS không hẳn có lợi, đây là sự lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc với con số rất lớn trên cả nước.
Chứng chỉ tiếng Anh IELTS là đánh giá năng lực ngoại ngữ, phù hợp với những học sinh đi du học, học chương trình quốc tế,…hoặc với các đơn vị tuyển dụng. Những năm gần đây IELTS được sử dụng để xét tuyển đại học và có không ít học sinh đang cố “chạy theo” chứng chỉ này để mong muốn đảm bảo có vị trí trong một trường đại học.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Hoàng Minh – Giáo viên dạy tiếng Anh Trung học phổ thông tại quận Long Biên, Hà Nội. Thầy Minh cho biết: ” Hiện nay không ít học sinh học “cấp tốc” chủ yếu là học sinh lớp 12 hoặc sinh viên năm cuối. Tôi thấy đây là một thực trạng đáng buồn hơn là đáng mừng bởi đây chỉ là học đối phó, không có thực chất học thuật.
Tính chất của IELTS là học thuật nên nhiều bạn học muốn học từ chuyên ngành, những từ mà người bản xứ cũng chưa chắc đã hiểu. Do đó, điểm số sẽ được khá cao nhưng kỹ năng tiếng Anh thực tế không cải thiện là bao, và cũng không phải có chứng chỉ này là sẽ rất giỏi tiếng Anh. Hơn nữa, giá trị của chứng chỉ này chỉ có thời hạn trong vòng hai năm. Tuy nhiên, số điểm đó sẽ còn giá trị lâu hơn nhiều nếu chúng ta thực sự học IELTS với mong muốn cải thiện khả năng ngôn ngữ, thay vì chỉ chạy theo mục đích tuyển sinh hay tốt nghiệp.
Nếu các em học sinh đã từng học và thi IELTS, biết mình đang ở đâu và đặt mục tiêu sát với khả năng thì học cấp tốc là hợp lý. Còn nếu trình độ đang thấp mà lại muốn đạt điểm nhanh và phải có được chứng chỉ này với mục đích xét tuyển đại học thì hoàn toàn không nên, bởi nhiều bạn có thể ôn luyện, học các mẹo vặt, học nhồi từ vựng theo chủ đề để nhanh chóng đi thi đạt điểm cao. Như vậy kỹ năng nghe hiểu đó sẽ không thật sự, khó duy trì được cuộc nói chuyện trao đổi dài với người nước ngoài bởi sẽ thiếu từ”.
Tính chất của IELTS là học thuật nên nhiều bạn học muốn học từ chuyên ngành, những từ mà người bản xứ cũng chưa chắc đã hiểu. Do đó, điểm số sẽ được khá cao nhưng kỹ năng tiếng Anh thực tế không cải thiện là bao, và cũng không phải có chứng chỉ này là sẽ rất giỏi tiếng Anh. Ảnh minh họa: T.D.
Cần phải học đều các môn khác
Cũng về vấn đề này, em Nguyễn Hà Giang sinh năm 2003 (Mỹ Đình, Hà Nội), hiện đang học Đại học FPT, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Hà Giang cho biết: “Năm ngoái, khi chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông, em đã tập trung ôn luyện để thi lấy chứng chỉ IELTS với hi vọng được xét tuyển thẳng vào đại học.
Bây giờ nghĩ lại em thấy nhiều lúc áp lực vì chuyện thi chứng chỉ cũng ảnh hưởng tới các môn học khác ở trường, Hà Giang nói vì không biết cách quản lý thời gian học tập, quá tập trung vào tiếng Anh nên kết quả học tập trung bình các môn khác bị điểm thấp. Hà Giang cho biết thêm rất nhiều bạn bè của em đã bỏ qua, xem nhẹ các môn học trên lớp để lao vào luyện thi IELTS nên kết quả điểm học bạ bị thấp.
Tuy nhiên, theo Hà Giang thì cách lấy chứng chỉ IELTS để vào đại học có thể dẫn đến trượt tốt nghiệp do không đủ điểm các môn học khác, hoặc quá tự tin vào “tấm bùa” tiếng Anh này khiến việc xét tuyển kết hợp với học bạ không được như mong muốn. Bản thân em có chứng chỉ IELTS nhưng vì điểm học bạ quá thấp nên bị trượt vào đại học công lập”.
Lo ngại bất bình đẳng khi xét tuyển đại học bằng IELTS
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngọc (Hà Nội) chia sẻ: “Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế giúp đại học có thêm lựa chọn tuyển sinh, nhưng gây lo ngại về sự bất bình đẳng giữa thí sinh thành thị và nông thôn. Số lượng các trường sử dụng phương thức này ngày một tăng, trong bối cảnh xét tuyển đầu vào đại học ngày càng ít phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vậy theo tôi nên đưa thêm vào phương thức xét tuyển bằng các chứng chỉ tiếng Anh trong nước như B1, B2, C2,…của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Tôi thấy phổ điểm tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 phản ánh rõ sự chênh lệch trình độ ngoại ngữ giữa thành phố lớn và nông thôn. Điểm tiếng Anh thấp ở các địa phương thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ; cao ở thành phố hoặc các tỉnh kinh tế phát triển như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đang bị chia nhỏ với nhiều phương thức.
Đặc biệt chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vốn được học sinh ở vùng nông thôn kỳ vọng nhất, mấy năm nay đang dần thu hẹp lại, nhiều trường đại học xét tuyển hết những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, rồi mới xét tới thí sinh sử dụng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Hơn nữa, các trường đại học đều dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực của một số trường đại học trong nước để xét tuyển, vậy tại sao chứng chỉ tiếng Anh trong nước như khung ngoại ngữ 6 bậc được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định lại không được các trường đưa vào cùng xét tuyển. Do đó, theo tôi sự ưu tiên đó chưa thực sự công bằng”.
Mặt khác, phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS có bất cập là số lượng thí sinh ảo rất nhiều, một thí sinh đăng ký rất nhiều trường đại học với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, sau đó lựa chọn học ở một trường. Ảnh minh họa: T.D.
Thầy Ngọc nói: “Không phủ nhận những học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, nhưng đó mới chỉ là thước đo của năng lực ngoại ngữ, chứ chưa phải là đại diện cho tất cả kiến thức mà học sinh có. Nếu đi du học nước ngoài thì tôi không bàn đến chứng chỉ IELTS này, nhưng đây là đào tạo trong nước với giáo trình của Bộ, vậy tại sao không đưa thêm vào xét tuyển bằng các chứng chỉ tiếng Anh trong nước để tất cả học sinh có cơ hội như nhau?
Khi quy định cho các trường đại học có quyền tự quyết, đây chính là cơ hội tốt để các trường tự thay đổi mình. Nhưng các trường cũng cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp với thực tế của Việt Nam để có được nguồn tuyển chất lượng, mà việc sử dụng các chứng chỉ tiếng Anh trong nước hay quốc tế cũng là một tiêu chí, vậy tại sao không đưa thêm tiêu chí của Việt Nam vào, việc này giúp các trường tuyển được những thí sinh có năng lực tốt trong tương lai ở đều các bộ môn.
Mặt khác, phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS có bất cập là số lượng thí sinh ảo rất nhiều, một thí sinh đăng ký rất nhiều trường đại học với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, sau đó lựa chọn học ở một trường. Tuy nhiên, xét về tổng thể xã hội thì việc đua nhau học và thi chứng chỉ IELTS không hẳn có lợi, đây là sự lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc với con số rất lớn so với lượng thí sinh trên cả nước.
Chứng chỉ IELTS chỉ nên là 1 trong các tiêu chí để xét tuyển với tỷ lệ hạn chế và cho một số ngành học nhất định, có nhiều đặc điểm phù hợp mang tính quốc tế, hơn là mở rộng một cách tràn lan. Nhiều trường hiện nay nâng chuẩn tiếng Anh đầu vào cho sinh viên lên cao hơn đào tạo tiến sĩ như vậy, sẽ có những sinh viên năng lực chuyên môn rất tốt, giỏi Toán, Lý, Hóa,… nhưng hạn chế ngoại ngữ nên không thể vào trường. Rất vô lý”.
Phụ huynh ganh đua, vô tình tạo áp lực cho trẻ?
Thầy Ngọc cho biết: “Trong quá trình thi IELTS có 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và học sinh cũng không nên nghĩ rằng năm nay mình thi IELTS được 7.0 thì có nghĩa 2 năm sau vẫn đạt 7.0.
Vậy nên, việc học ngoại ngữ phải gắn liền với đời sống, dùng và trau dồi hàng ngày thì mới nhớ được. Còn nếu chỉ học để đi thi thì cũng không khác gì học “gạo” để lấy chứng chỉ. Qua nhiều nghiên cứu thấy rằng nếu một học sinh học tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 9 thật bài bản, có trau dồi thường xuyên thì mới có được một số lượng từ nhất định.
Rõ ràng, để đạt được chứng chỉ IELTS, học sinh cần phải có một lượng vốn mấy nghìn từ cơ bản, ít nhất trình độ vào khoảng 4.0, rồi phải có ngữ pháp, có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì mới có thể học được. Việc hiện nay nhiều bậc phụ huynh đua nhau cho con đi luyện IELTS từ cấp I, tôi thấy như vậy là vô bổ và không cần thiết. Điều quan trọng nhất IELTS hướng tới là đánh giá khả năng dùng tiếng Anh của bạn như thế nào so với người bản xứ, và chứng chỉ này để đi du học hoặc tuyển dụng vào các tập đoàn nước ngoài.
Còn việc các gia đình cho con học IELTS từ bé, thứ nhất là tốn tiền, thứ hai là không phục vụ mục đích gì. Bây giờ các con tiểu học nói tiếng mẹ đẻ còn chưa thông thì làm sao mà có khả năng thi được IELTS. Tôi thấy việc này là các phụ huynh “đua” nhau mà thôi, con mình phải hơn con người khác và như vậy là tạo thêm áp lực lên con trẻ, rất có thể khiến các em sợ phải học tiếng Anh”.
Trường đại học "sính" IELTS nên học sinh đạt 7.0 vẫn lo trượt đại học
Một số giáo viên ở Hà Nội cho biết học sinh lơ là nhiều môn vì tập trung vào thi IELTS, tuy nhiên cũng khó trách bởi tâm lý tuyển sinh bằng gì thì học nấy.
Với xu hướng các trường đại học tăng chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, ở một số nơi đã có hiện tượng thí sinh thờ ơ nhiều môn học khác, chỉ để tập trung luyện chứng chỉ này.
Những năm trước, chỉ có một vài trường dùng tiêu chí này, song đến năm 2021, qua thống kê, cả nước đã có khoảng hơn 60 cơ sở đào tạo sử dụng các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT,... là tiêu chí để ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng.
Một số giáo viên ở Hà Nội cho biết học sinh lơ là nhiều môn vì tập trung vào thi IELTS, tuy nhiên cũng khó trách các em bởi tâm lý thi gì, tuyển sinh bằng phương thức gì thì học nấy là tâm lý chung của xã hội, và là thực tế diễn ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải cứ đổ tiền vào học là sẽ có kết quả IELTS cao và học sinh đó không phải môn nào cũng học tốt.
Theo cô Hà:"Nói chứng chỉ Tiếng Anh IELTS là tốt thì không sai, nhưng có lẽ chỉ tốt cho trường đại học, nhưng nó không mang lại sự công bằng cho học sinh ở tất cả các vùng miền trong cả nước". Ảnh: NVCC.
Về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với cô Đặng Bích Hà - Giáo viên dạy môn tiếng Anh, Trường Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu (Hà Nội). Cô Hà chia sẻ: "Nếu để nói mặt bằng chung thì không phải học sinh nào cũng có điều kiện học và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS, theo học các khóa đã rất tốn tiền, mà chưa chắc thi một lần đã đạt được số điểm mong muốn để vào trường top đầu, dẫn đến phải tiếp tục ôn luyện và thi nên rất tốn kém.
Nói chứng chỉ Tiếng Anh IELTS tốt thì không sai, có lẽ chỉ tốt cho trường đại học, nhưng nó không mang lại sự công bằng cho học sinh ở tất cả các vùng miền trong cả nước.
Nếu đã là đại trà chung thì Hà Nội hoặc vài thành phố lớn học sinh sẽ có điều kiện hơn về kinh tế, sẽ được ôn luyện từ bé. Nhưng mặt khác, nói về công bằng trong xã hội thì không phải ai cũng có điều kiện luyện IELTS như nhau, nếu cả nước đều được học trên mặt bằng chung, hoặc cùng điều kiện như nhau thì sẽ lại là chuyện khác.
Nhưng giờ xét vào đại học lại ưu tiên chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, rồi các môn học khác lại không được coi trọng bằng, nhiều thí sinh lại giỏi những môn khác nhưng lại không đỗ vào đại học thì cũng rất là tội cho các em học sinh.
Nếu để đi du học nước ngoài, hoặc theo học tại các trường quốc tế, học chương trình quốc tế nâng cao thì chứng chỉ tiếng Anh IELTS sẽ rất tốt và phù hợp. Nhưng nếu chỉ theo học tại các trường đại học trong nước, hoặc các trường top dưới thì theo tôi chỉ cần dùng chứng chỉ tiếng Anh B1, B2,...của Việt Nam thì phù hợp hơn, chi phí về kinh tế cũng sẽ vừa phải, lại có thời hạn mãi mãi, đó cũng là một lợi thế".
"Giỏi ngoại ngữ là tốt, có chứng chỉ IELTS cũng rất tốt, nhưng nếu tất cả các trường đại học trong nước lấy ưu tiên hơn một chút thôi thì được, chứ tất cả đều "nghiêng" về IELTS quá nhiều, đạt 8.0 đã được kết hợp tuyển thẳng vào trường đại học, như vậy là "hết suất" của những em khác có thể không có điều kiện, không giỏi tiếng Anh nhưng lại giỏi Toán, Lý, Hóa, giỏi về năng khiếu...Theo tôi nếu để tạo công bằng trong xã hội thì các trường đại học cũng phải xem xét lại vấn đề này", cô Hà nhấn mạnh.
Xu hướng "bỏ rơi" các môn học khác?
Theo cô Hà: "Có khá nhiều học sinh đã nói rằng chỉ cần chứng chỉ IELTS, còn các môn khác chỉ cần 5 điểm, do đó các em chỉ tập trung vào luyện tiếng Anh. Đành rằng đó là sự lựa chọn cá nhân của từng học sinh, các em cũng xác định được mục đích, căn cứ vào các điểm chuẩn của các trường đại học, có thể là cần chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, cần các hoạt động xã hội, tham gia các cuộc thi năng khiếu để tìm kiếm cơ hội.
Hiện nay, nếu các trường đại học không quá căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thì sẽ dẫn tới kết quả học tập của học sinh nói chung sẽ khác, các em sẽ chỉ tập trung vào những gì có lợi cho việc xét tuyển đại học và như vậy rõ ràng là học "lệch", trong khi kiến thức rất cần toàn diện.
Theo tôi, phương án khoảng 50% điều kiện xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, 50% còn lại cho các điều kiện khác, như vậy sẽ công bằng với tất cả học sinh. Em nào không giỏi ngoại ngữ nhưng giỏi chuyên môn sẽ có cơ hội rộng mở vào đại học, chưa kể như vậy sẽ giúp các em học đều các môn hơn, sẽ tốt hơn cho nền giáo dục và cũng sẽ lựa chọn được nhiều nhân tài hơn cho đất nước.
Một đất nước phát triển đâu chỉ có trông cả vào ngoại ngữ, mà cần phải có các môn khoa học khác nữa".
Cô Hà chia sẻ: "Các trường đại học đưa thêm vào tiêu chí xét tuyển bằng một số chứng chỉ tiếng Anh trong nước, như vậy sẽ có nhiều lựa chọn tốt hơn cho học sinh, và những chứng chỉ này đều có quy đổi. Chứng chỉ tiếng Anh B1, B2, Vstep của Việt Nam theo tôi cũng nên đưa vào xét tuyển đại học để tạo sự công bằng cho các em học sinh".
Với xu hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, ở một số nơi đã có hiện tượng thí sinh thờ ơ nhiều môn học khác để tập trung luyện chứng chỉ này. Ảnh minh họa: G.H.
Chuẩn ngoại ngữ cả đầu vào chỉ nên ở mức tương đối?
Cùng vấn đề này, cô Nguyễn Hoàng Hương - Giáo viên tiếng Anh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nêu quan điểm: "Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, trong đó có IELTS, chỉ nên là tiêu chuẩn đầu vào cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc chương trình quốc tế, chương trình liên kết nước ngoài.
Đành rằng cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp giỏi ngoại ngữ thường có cơ hội làm việc ở những môi trường chuyên nghiệp với thu nhập cao hơn người không giỏi lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu áp đặt ngoại ngữ, cụ thể là chứng chỉ tiếng Anh IELTS làm tiêu chuẩn đầu vào, các trường đại học trong nước có thể lấy đi cơ hội học tập của những thí sinh có năng lực, ý chí, nhưng chưa giỏi tiếng Anh vì điều kiện học tập của những em này chưa được tốt, vì kinh tế gia đình,...
Chuẩn ngoại ngữ đầu vào chỉ nên ở mức tương đối, vì thế có thể dùng các chứng chỉ tiếng Anh trong nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển. Hãy để sinh viên phấn đấu học ngoại ngữ trong quá trình học tập trong trường đại học với những mục tiêu, động lực của riêng mình. Và sau khi đi làm, họ sẽ tiếp tục trau dồi, nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu của công việc, chứ cứ yên tâm đã có chứng chỉ IELTS đầu vào mà bỏ bê không học, không trau dồi kĩ năng tiếng Anh thì sau một vài năm là sẽ mất hết kiến thức. Như vậy liệu có thực chất hay không, hay chỉ là thi đối phó lấy chứng chỉ để xét tuyển.
Không phải đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế rồi là sẽ giỏi mãi mãi, mà việc này cần phải được sử dụng thường xuyên, hàng ngày. Thực tế đạt điểm IELTS cao chưa chắc là năng lực tiếng Anh tốt, và ngay cả khi năng lực tiếng Anh tốt cũng chưa hẳn đã đạt điểm IELTS cao như mong muốn. Bởi vì IELTS là dạng bài thi cố định, không thay đổi định dạng qua hàng ngàn lần thi. Vì vậy, càng luyện nhiều thì thành tích thi càng cải thiện. Thi IELTS đòi hỏi các kỹ năng làm bài thi nhiều hơn là kỹ năng ngôn ngữ.
Nhiều học sinh đổ xô đi học IELTS thay cho đầu tư học 3 môn thi xét tuyển đại học, tuy nhiên học ngôn ngữ là thấm dần qua thời gian, không thể có được trong ngày một ngày hai. Hơn nữa, nếu chỉ dồn sức chạy đua để có chứng chỉ ngoại ngữ, học sinh có thể chểnh mảng các môn học khác, dẫn tới không đạt mục tiêu kỳ vọng. Học sinh còn rất nhiều con đường vào đại học như: Dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực tư duy; Điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả của quá trình học tập...".
Cuối cùng, cô Hương nhận định: "Việc các trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tăng cường xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của, qua chứng chỉ tiếng Anh quốc tế,.. khiến nhiều học sinh và phụ huynh hốt hoảng, thực tế nhiều em thi lấy chứng chỉ IELTS đạt 7.0 mà vẫn lo trượt đại học bởi hiện nay rất nhiều phụ huynh ở thành phố cho con theo học và thi lấy chứng chỉ này.
Chính vì vậy lại ôn luyện, lại thi tiếp với mục tiêu cố đạt 8.5 thì may ra mới đỗ, việc này khiến tạo thêm áp lực cho học sinh và gia đình các em, tiêu tốn thêm kinh phí, và còn dẫn tới chểnh mảng các môn học khác".
Hàng loạt trường đưa chứng chỉ IELTS vào xét tuyển Các trường có thể kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với điểm thi, kết quả học tập để xét tuyển hoặc cho phép thí sinh quy đổi điểm IELTS sang điểm Tiếng Anh trong tổ hợp 3 môn. Theo dự kiến phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố, thí sinh...